27/11/11

Cả nước thiếu gần 23.000 giáo viên mầm non

- Theo thống kê của Bộ GD&ĐT cho biết, tính đến năm học 2011-2012 cả nước còn thiếu nhiều giáo viên mầm non và thiếu cả phòng học cho trẻ.

Trong năm học 2011-2012, cả nước có 12.976 trường mầm non, tăng 265 trường so với năm học trước. Trong đó, trường công lập: 9.742 trường, chiếm tỷ lệ 75,1%; trường ngoài công lập: 3.234 trường, chiếm tỷ lệ 24,9%.
Tổng số phòng học cho Giáo dục Mầm non là 138.843, trong đó có 65.629 phòng học kiên cố (chiếm tỷ lệ 48%). Trong năm học 2010 -2011, cả nước đã xây dựng mới 10.746 phòng học, 3.684 công trình nước sạch và 10.202 bệ, hố vệ sinh.

Ảnh: Minh họa (Nguồn: Internet).
Mặc dù số lượng phòng học cho Giáo dục Mầm non đã tăng lên đáng kể, nhưng vẫn thiếu trầm trọng; Cả nước hiện vẫn thiếu 26.886 phòng học (tính theo quy định số lượng trẻ em/lớp của Điều lệ trường mầm non) so với nhu cầu.
Mặt khác, sự chênh lệch quá lớn về học phí, chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất giữa các trường mầm non công lập và trường mầm non tư thục là nguyên nhân dẫn đến chạy trường, chạy lớp để trẻ được vào trường mầm non công lập, xảy ra tình trạng quá tải cho các trường mầm non này.
Nguyên nhân chính của tình trạng này la do chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non còn nhiều bất cập, thu nhập thấp, thời gian làm việc lại kéo dài (từ 10 – 12 tiếng/ngày)…..
Về giáo viên mầm non, chủ yếu là giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động (ngoài biên chế) trong các trường mầm non công lập, bán công và tư thục. Theo báo cáo của các tỉnh/thành phố, cả nước hiện có 196.639 giáo viên mầm non, trong đó trong biên chế 84.606 giáo viên, ngoài biên chế 112.033 giáo viên. Trên cả nước còn thiếu 22.811 giáo viên.
Số giáo viên ngoài biên chế hiện nay đã được các địa phương hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để có mức thu nhập bằng mức lương tối thiểu, được tham gia đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Thực tế mức thu nhập của giáo viên ngoài biên chế hiện nay rất khác nhau đối với từng tỉnh. Trong năm 2010, bình quân thu nhập của giáo viên ngoài biên chế thấp nhất là 1.192.000đ/ tháng, cao nhất là 2.566.000đ/tháng. Tuy nhiên, có một số huyện thuộc một số tỉnh có mức thu nhập của giáo viên mầm non rất thấp như Bình Định, Phú Yên: 540.000đ, Hà Nam 800.000đ, Thanh Hóa từ 500.000đ - 800.000đ/tháng.
Lê Nguyễn (tổng hợp)

Thi vẽ tranh thiếu nhi “Chiếc ô tô mơ ước”

 Quỹ Toyota Việt Nam (TVF) và Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) phối hợp với Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) tổ chức “Cuộc thi Vẽ tranh An toàn giao thông Toyota” với chủ đề “Chiếc ô tô mơ ước”.


Đây là năm đầu tiên Cuộc thi Vẽ tranh An toàn giao thông Toyota được tổ chức tại Việt Nam, với thông điệp “Hãy vẽ chiếc ô tô của tương lai để giúp trí tưởng tượng được bay xa” dành cho các em học sinh tiểu học trên phạm vi cả nước. Cuộc thi được tổ chức nhằm mục đích tạo ra một sân chơi mới, cơ hội mới cho các em học sinh có thể tự do thể hiện niềm đam mê vẽ tranh và ý tưởng sáng tạo qua những bức tranh vẽ về chiếc ô tô mà các em mơ ước, những chiếc ô tô có vẻ đẹp và những tính năng có thể phục vụ được nhiều nhất cho lợi ích của con người trong hiện tại và tương lai.

Cuộc thi được chia thành hai vòng: Vòng 1 - Cấp Quốc gia. Mỗi học sinh hoặc nhóm học sinh có thể gửi dự thi tối đa ba bức tranh. Thời gian nộp bài dự thi đã bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào 17h ngày 30/12. Mỗi giải trị giá năm triệu đồng.
Vòng 2: Cấp quốc tế - tham gia Cuộc thi Vẽ tranh Quốc tế Toyota “Chiếc ô tô mơ ước” lần thứ sáu: 10 bức tranh xuất sắc nhất của cuộc thi cấp quốc gia sẽ được lựa chọn và gửi tham dự Cuộc thi Vẽ tranh Quốc tế Toyota tại Nhật Bản.
Những thí sinh đoạt giải tại cuộc thi vẽ tranh Quốc tế Toyota, ngoài giải thưởng của Ban Tổ chức, thí sinh và một người bảo trợ sẽ được mời tham dự Lễ trao giải và một chuyến tham quan tại Nhật Bản diễn ra vào tháng 8/2012.
Trên thế giới, Cuộc thi Vẽ tranh Quốc tế Toyota - Chiếc ô tô mơ ước là một hoạt động thường niên được thực hiện bởi Tập đoàn ô tô Toyota Nhật Bản (TMC) kể từ năm 2004. Kể từ cuộc thi đầu tiên đến nay, TMC đã nhận được khoảng trên 180.000 bài dự thi của các thí sinh từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm nay là năm thứ 6 cuộc thi được tổ chức với quy mô của cuộc thi được mở rộng tới 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Địa chỉ nhận bài thi: Ông Lý Quốc Huy, Vụ Giáo dục Tiểu học - Bộ GD-ĐT, 49 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Tel: 01682974518.


Ngô Nhung (Tổng hợp)

Giọt sữa giữa đời thường- TT Thích MInh Thành

AI GIÀU HƠN- Thích Thiện Thuận