VIỆT NAM - QUÊ HƯƠNG TÔI

Vẻ đẹp mùa thu Hà Nội

Nguồn: http://vnexpress.net
Lộc vừng lấm tấm nở bên hồ Gươm, hoa sữa thơm ngào ngạt, hoa hướng dương vàng rực theo những những bánh xe tỏa đi khắp phố..., Hà Nội đang ở thời điểm đẹp nhất của năm.


Hoa lộc vừng nở bên Tháp Rùa, hồ Gươm.


Ánh nắng nhẹ man mát chiếu qua từng kẽ lá.


Từng chùm hoa sữa thơm ngào ngạt.


Em nhỏ nâng niu từng cánh hoa lộc vừng trên trang sách nhỏ


Các thiếu nữ Hà thành bên nhành liễu rủ mặt Hồ Gươm.


Mùa thu cũng là mùa lá rụng. Con đường Phan Đình Phùng như đẹp hơn sau cơn mưa.


Những con đường thủ đô dường như thơ mộng hơn khi mùa hoa hướng dương lại về.


Cô Liên, làng Tây Tựu cho hay hoa hướng dương được nhiều bạn trẻ mua tặng nhau từ đầu thu.


Nhắc đến mùa thu cũng không thể không nhắc đến cốm Làng Vòng, một đặc sản của mùa thu Hà Nội.

SÀI GÒN MÙA HOA ĐIỆP : 

Sắc hoa điệp dưới nắng tháng 5 nhuộm vàng nhiều tuyến đường Sài Gòn, làm đắm say lòng người. Người dân thành phố tranh thủ thư giãn dưới những tán cây đầy hoa, chỉ nở rộ chừng 1 tháng trong năm.
Hoa điệp vàng ươm cả một đoạn đường Lê Ngô Cát, quận 3.
Phố Ngô Thời Nhiệm nên thơ với những tán hoa rực sắc.
Gốc điệp trở thành góc riêng ban trưa của người Sài Gòn, vừa uống trà đá vừa lắng nghe tiếng ve ran.
Lưu giữ sắc điệp vàng.
Tô điểm thêm cho cuộc sống.
Che mát cho một ngày cực nhọc của các công nhân vệ sinh.
Với nét đẹp rất riêng, hoa điệp là cảm hứng sáng tác cho nhiều nhà thơ, nhạc sĩ: "Một chiều đi trên con đường này, hoa điệp vàng trải dưới chân tôi..."
Vàng như nắng
Hồng Phúc
Hang động kỳ vĩ tại Việt Nam

Sơn Đoòng, hang lớn nhất tại Việt Nam, cùng nhiều hang khác ở tỉnh Quảng Bình là điểm đến hấp dẫn của những người thích khám phá.
210519364_a1a
Một tòa nhà 40 tầng có thể nằm gọn trong hang Sơn Đoòng tại tỉnh Quảng Bình. Giới khoa học cho rằng đây là hang lớn nhất thế giới.
578233541_a9
Những tảng đá lớn bị phủ rêu là thách thức lớn đối với những người muốn vào hang Sơn Đoòng. Mặc dù hang rất lớn, song con người hầu như không thể nhìn thấy nó cho tới khi đứng trước cửa hang.
840622267_a13
Ánh sáng rọi xuống những khối đá trong hang Sơn Đoòng.
1160860034_a14
Bức vách cao tới 60 m trong hang Sơn Đoòng được gọi là "Vạn lý trường thành của Việt Nam". Nó từng cản trở nỗ lực khám phá hang của các nhà thám hiểm năm 2009.
1476427088_a2
Hai người bơi trong hang Kén, một trong 20 hang động được phát hiện tại Việt Nam năm ngoái.
597391144_a10
Trong mùa khô (từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau), các nhà thám hiểm có thể vào hang Kén. Nhưng vào mùa mưa, nước dâng lên và chẳng ai có thể vào được.
1375557349_a3
Một nhà thám hiểm leo xuống hang Loọng Con. Hơi nước bốc hơi trong không khí lạnh, tạo nên mây ngay trong hang.
591398922_a4
Một vòm hang bị sập từ rất lâu cho phép ánh sáng lọt vào hang Sơn Đoòng, tạo điều kiện cho cây cối phát triển.
219521375_a6
Các nhà thám hiểm tiến vào hang Én. Vào mùa mưa, nước trong hang có thể dâng cao tới 100 m, nhấn chìm những tảng đá mà các nhà thám hiểm đang đứng ở trên.
47383368_a7
Lòng hang Én thu hẹp khi đoàn thám hiểm tiến vào bên trong. Nước trong hang dâng lên một lúc rồi rút ra hang Sơn Đoòng.
993098288_a8
Đoàn thám hiểm dừng lại để ngắm bức tường đá giống như thác nước gần lối ra của hang Én.
                                                                                                               Theo VNEPRESS

Ô Quy Hồ - cung đường huyền thoại :

Tôi đến với cung đường đèo cao nhất Việt Nam Ô Quy Hồ trong tiết trời se lạnh của ngày cuối thu. Hành trình khám phá cung đường hiểm trở hoang dại chênh vênh giữa núi rừng tây bắc hùng vĩ cho chúng tôi những cảm xúc sâu sắc khó quên và lòng tự hào đất nước.

"Chúng tôi đứng lặng tần ngần rất lâu buông xuôi hoàn toàn cho sự tham lam ngự trị cảm xúc. Thật là vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây", tác giả Ngô Trần Hải An chia sẻ.
Những dãy núi chạy dài hai bên nối liền biển mây rồi như mở ra cánh cổng thiên đường.
Những cung đường đẹp như mơ nhìn từ đỉnh đèo - Cổng trời Ô Quy.
Độ cao, sự hiểm trở và chiều dài của Ô Quy Hồ khiến đèo được mệnh danh không chính thống là 'vua đèo vùng Tây Bắc'.
Đứng trên cao nhìn xuống, khung cảnh ngoạn mục khiến bạn ngây ngất, những vạt núi xanh chạy từ thung sâu lên chất ngất đỉnh trời rồi hòa cùng tơ mây dệt nên bức tranh hùng vĩ của đại ngàn xanh tây bắc.
Nhánh lan thắm rực rỡ giữa đất trời núi rừng Hoàng Liên.
Cung đường say đắm lòng người, toát lên sự cuốn hút mê hồn song ẩn chứa muôn vàn hiểm trở.
Núi cao chi lắm núi ơi/ Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.
Những bản làng Mông nhỏ bé chuẩn bị vào mùa vụ mới.
Phải chăng có con đường dẫn đến thiên đường.
Ngô Trần Hải An


HỒ TUYỀN LÂM - Danh thắng cấp quốc gia Việt Nam
NTO - Theo quốc lộ 20, lên đèo Prenn, qua khỏi thác Ðatanla rẽ về phía trái chừng hơn 1km, băng qua những rừng thông ngút ngàn du khách sẽ bắt gặp một hồ nước mênh mông, xanh biếc và đầy vẻ quyến rũ - đó là hồ Tuyền Lâm. Từ một thung lũng hoang vu ở độ cao hơn 1.000m so với mặt biển, hồ Tuyền Lâm đã được cải tạo thành điểm nghỉ mát lý tưởng của vùng cao, được công nhận là danh thắng cấp quốc gia năm 1998.

Năm 1982, để đảm bảo nước tưới cho hàng trăm ha lúa của huyện Ðức Trọng, Nhà nước đã cho xây dựng đập ngăn nước tại đây. Năm năm sau, công trình được hoàn thành và đã dần dần trở nên một điểm tham quan, du lịch không thể thiếu đối với nhiều người. Tên ban đầu được gọi là hồ Quang Trung, sau đổi thành hồ Tuyền Lâm.

NTO - Hồ Tuyền Lâm - Danh thắng cấp quốc gia Việt Nam

Hồ Tuyền Lâm

Hồ nằm cách Ðà Lạt 5km, gọn gàng giữa rừng thông mênh mông và dòng suối Tía (Da Trea) huyền thoại, gần núi Phượng Hoàng. Với diện tích tự nhiên 1406ha, diện tích mặt nước khoảng 350ha, độ sâu có nơi trên 30m, mùa khô ở vùng này kéo dài 6 tháng, không một hạt mưa, nhưng lòng hồ vẫn đầy ắp nước. Mặt hồ quanh năm xanh biếc, có nhiều ốc đảo nhỏ, hiếm khi có sóng lớn. Rừng thông ba lá phủ kín những ngọn núi, quả đồi quanh đó, trải ngút ngàn tầm mắt. Ðó là nơi gặp gỡ giữa sông, suối và cây rừng, tất cả cùng hòa quyện, vẽ nên bức tranh thiên nhiên yên tĩnh, thanh bình và thơ mộng lạ kỳ.

Vào những ngày đẹp trời, dùng canô hay thuyền buồm du ngoạn trên mặt hồ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tận mắt những đồi thông xanh mởn, xen giữa là những cụm rừng già và những sườn đồi thoai thoải, soi bóng xuống mặt hồ. Trước khung cảnh ấy, lòng ta như bâng khuâng, đồng thời lại có cảm giác như vừa trút bỏ được hết những vướng bận của bụi trần để bước chân vào chốn thần tiên.

NTO - Hồ Tuyền Lâm - Danh thắng cấp quốc gia Việt Nam

Buổi sớm, hồ nước phủ đầy sương trắng và rất yên tĩnh, chỉ có tiếng chim quyện thành vòng, thành chuỗi để rồi tan xuống mặt hồ phẳng lặng. Buổi trưa bầu trời sáng láng, mặt hồ xanh biếc lấp lánh ánh thủy tinh. Ðến chiều thì mềm ra trong ánh sáng mát lạnh và mặt hồ dần dần chuyển sang màu xanh thẫm. Nếu ngồi ở hồ Tuyền Lâm câu cá, làm thơ, hoặc đi dạo với người yêu vào những thời điểm như vậy, mới cảm nhận được hết vẻ kỳ ảo, thơ mộng và huyền diệu của cảnh sơn thủy hữu tình mà tạo hóa đã ban cho đất trời Ðà Lạt.

Bạn cũng có thể ghé Thiền viện Trúc Lâm để từ trên đỉnh núi Phượng Hoàng phóng tầm mắt về phía Đông Nam, chiêm ngưỡng thắng cảnh nổi tiếng được tạo bởi bàn tay con người này. Trên bờ, bạn có thể tìm hiểu những nét văn hóa của các dân tộc thiểu số Nam Tây Nguyên với thịt nướng, cơm lam, rượu cần, đốt lửa trại, tham gia lễ hội cồng chiêng, ngắm nhìn những tác phẩm điêu khắc gỗ, thư giãn trên những ngôi nhà sàn, nhà dài lộng gió, bắn cung và thám hiểm rừng sâu.

Nằm tựa mình bên chân núi Voi Phục, là nơi hội tụ giữa dòng suối và cây rừng, hồ Tuyền Lâm mang trong mình muôn ngàn dáng vẻ và gây ấn tượng mạnh trong lòng bao du khách tham quan.

(NTO tổng hợp)
SUỐI TIÊN - Cảnh sắc quyến rũ như chốn bồng lai
  Nói đến du lịch Quảng Nam, có lẽ bất kỳ du khách nào cũng sẽ nghĩ ngay đến hai danh thắng Hội An và Mỹ Sơn. Nhưng Quảng Nam còn đầy tiềm năng để khai thác du lịch, chẳng hạn như miền Tây của huyện miền núi Quế Sơn vốn được thiên nhiên ban tặng những cảnh đẹp kỳ vĩ. Từ ngã ba Hương An thuộc xã Quế Phú, huyện Quế Sơn trên quốc lộ 1A, theo đường tỉnh lộ 611 ngược về hướng Tây khoảng 15km, đi vào vùng đất Quế Hiệp, nơi có danh thắng suối Tiên gắn liền với truyền thuyết về những Tiên ông và người tiều phu đón củi say mê đánh cờ.

NTO - Suối Tiên - Cảnh sắc thiên nhiên quyến rũ như chốn bồng lai

Suối Tiên là một trong số những con suối đẹp nhất của miền Trung, đứng trên hòn Đền, ngọn núi có dáng một vầng trăng cắt đôi tựa bức bình phong che chắn khu di tích Mỹ Sơn, nhìn về phía trước bạn sẽ thấy 13 ngọn thác trắng xóa ào ào tuôn chảy như một dải lụa trắng giăng giữa đại ngàn xanh thẳm. Chuyện lưu truyền rằng xưa kia trên những tảng đá lớn bằng phẳng gần đỉnh núi có 13 ông tiên từ trời xuống đánh cờ say mê với người tiều phu mà quên cả lối về, 13 chòm râu trắng của các ông tiên tỏa từ trên thượng đỉnh cao sơn xuống đến chân núi tạo thành 13 ngọn suối trắng ngần và từ đó có tên là Suối Tiên.

Các thác nước đổ xuống suối Tiên mà hai bên bờ suối là những ngọn núi đá chọc thẳng lên trời xanh, ở phía đầu nguồn, từ trên đỉnh cao khoảng 400m dòng nước tuôn trào xuống các tảng đá tung bọt trắng xoá và tạo nên những cung bậc âm thanh sống động nối tiếp nhau rì rào, thì thầm giữa khu rừng đại ngàn.

NTO - Suối Tiên - Cảnh sắc thiên nhiên quyến rũ như chốn bồng lai

Ào ào tuôn chảy như một dải lụa trắng giăng giữa đại ngàn

Hai bên bờ xuất hiện ra những ghềnh đá màu vàng, xanh với những hình thù kỳ dị, có tảng đá lớn như ngôi nhà mà mặt trên phẳng và rộng, chung quanh nước chảy rì rào, có thể ngồi chơi cờ thoải mái. Đi ngược dòng khe, lội qua con suối lớn và men theo một nhánh khe từ rừng già chảy ra, với những tảng đá lớn, chen chúc nhau trong dòng nước mát lạnh, uốn lượn. Ở đây, bạn có thể ngồi trầm mặc, thư giãn, để ”an dưỡng tinh thần”. Càng lên cao, càng gặp nhiều thác gieo, tung bụi nước lên những tán cây tạo nên chiếc cầu vồng với bảy màu sắc lung linh. Trong nắng chiều, những màu sắc kỳ ảo của bức tranh khổng lồ mà thiên nhiên ban tặng khu rừng nguyên sinh này càng quyến rũ lòng người.

Vào những ngày hè hay những đêm trăng sáng đến đây bạn sẽ có dịp ngắm nhìn những dòng thác chảy in vào những đám cây rừng và trên nền trời xanh, cảnh sắc như chốn bồng lai, đặc biệt trong con thác thứ ba có một cái ao trong mát, mà có tên là ao Tiên, chính là điểm tắm lý tưởng nhất.

NTO - Suối Tiên - Cảnh sắc thiên nhiên quyến rũ như chốn bồng lai

Ao Tiên ở thác số 3

Đến với suối Tiên, ngoài việc thưởng lãm phong cảnh thiên nhiên hữu tình, trầm mình trong làn nước trong xanh mát lạnh để xua tan cảm giác mệt nhọc sau những ngày lao động vất vả, bạn còn được tham quan khu di tích tiểu đoàn nữ thanh niên xung phong Bà Thao nổi tiếng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ nằm kề bên thác nước.

(NTO tổng hợp)

SUỐI TRANH - Khung cảnh tựa như bức tranh thiên nhiên
NTO - Nếu có dịp đến đảo Phú Quốc, ngoài việc đắm mình ở những bờ biển trong xanh với những bãi cát trắng vàng chạy tít tắp tuyệt đẹp hay tham quan các điểm di tích lịch sử, bạn hãy đến điểm du lịch sinh thái Suối Tranh, một tuyệt tác của thiên nhiên ban tặng cho hòn đảo này, nằm trên dãy Hàm Ninh.

NTO - Suối Tranh - Khung cảnh tựa như bức tranh thiên nhiên

Vẻ đẹp của suối Tranh

Từ thị trấn Dương Đông theo tuyến đường Dương Đông - Hàm Ninh khoảng 10km, bạn đã đến được Suối Tranh. Nằm ở phía Đông Bắc đảo có dãy Hàm Ninh xanh thẳm, từ trong khe núi, nhiều dòng suối nhỏ len lỏi qua rừng cây, gộp đá để rồi hoà mình vào dòng chính tạo nên dòng Suối Tranh chảy hiền hoà, có đoạn chảy qua các ghềnh đá tạo nên những con thác nhỏ với màn nước mềm mại, trắng xoá trong màu xanh mượt mà của cỏ cây hoa lá.

NTO - Suối Tranh - Khung cảnh tựa như bức tranh thiên nhiên

Suối Tranh được bao bọc bởi cây cối xanh tươi, hoa thơm cỏ lạ. Những chòm cây hình thù khẳng khiu rắn rỏi, thân cây ngả màu xanh xám, mọc chen vào đá, những nhánh phong lan bám vào thân cây, nơi năm ba nhánh nơi một vài chòm, hoa vàng, hoa trắng, trông như những hột cúc áo khâu thành chuỗi, dày thưa đậm nhạt treo lơ lửng giữa không trung.

NTO - Suối Tranh - Khung cảnh tựa như bức tranh thiên nhiên

Có nhiều truyền thuyết về suối Tranh, có thể là những dòng nước từ trên cao len lỏi qua đồng tranh rộng lớn nên khi đổ xuống thác người ta gọi là suối Tranh, hoặc cũng có thể là nó giống như một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ có dòng suối róc rách chảy qua những khe đá như một bức tranh sơn thủy nên được gọi là suối Tranh. Dù với cách kể chuyện nào thì suối Tranh vẫn là một tuyệt tác của thiên nhiên mà một lần ghé thăm bạn sẽ khó có thể nào quên.

NTO - Suối Tranh - Khung cảnh tựa như bức tranh thiên nhiên

Đến với Suối Tranh, bạn có thể tắm suối, nằm trên những tảng đá bằng phẳng nghe tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim kêu trong bầu không khí thoảng hương hoa rừng, bạn cũng có thể cắm trại, câu và nướng cá, thưởng thức tại chỗ rất thú vị. Ở gần suối Tranh còn có nhiều hang động huyền hoặc, kỳ bí như hang Dơi nằm trên núi cao chừng 200m, sâu đến 50m, có nhiều thạch nhũ đẹp, lạ mắt.

Thông tin địa danh:
Địa chỉ: Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang
Vị trí bản đồ:
(NTO tổng hợp)
Mùa xuân ở thung lũng mây
Thung lũng này quanh năm mây phủ nên Lũng Vân còn có tên gọi là Thung mây. Đỉnh Thung mây cao trên 1.600 m so với mặt nước biển, được ví như cái nóc nhà của vùng đất Mường Bi - một trong 4 Mường lớn nhất của tỉnh Hòa Bình.
Từ thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc (Hoà Bình), chúng tôi cưỡi chiếc Volga già nua chạy gần ba mươi cây số đuờng rừng, qua vài con dốc cao thì đến Lũng Vân - xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện.
1571355382_xuan_vung_cao
(Ảnh minh họa: Citilink)

Thời tiết mùa này đang kỳ rét ngọt, lạnh đến thấu xương, thế nhưng bà con nông dân vùng cao vẫn cặm cụi trên nuơng, bẻ ngô cho vào bao tải rồi chất lên lưng ngựa thồ dong về bản.

Chủ tịch UBND xã Hà Đức Thọ hồ hởi thông báo: “Năm 2010, xã mình trúng mùa ngô đấy, toàn xã trồng gần 270 ha ngô, năng xuất bình quân đạt 35 tạ/ha, sản lượng thu về gần nghìn tấn hạt, tăng 23% so với năm trước. Nhà ông Hẳn xóm Hượt, nhà ông Thức xóm Nghẹ vừa bán ngô thu về trên năm chục triệu đồng. Tết Tân Mão này người Mường Lũng Vân sẽ ăn Tết to đấy, nhà báo lên uống rượu với bà con cho vui nhé!”.

Là xã vùng núi cao, ruộng nuớc ít, có 52 ha ruộng vụ chiêm và 108 ha ruộng vụ mùa, nên đời sống của 448 hộ dân, 2148 khẩu xã Lũng Vân truớc đây rất khó khăn với trên 50% hộ đói nghèo. Được Nhà nước quan tâm đầu tư theo chương trình 135, Lũng Vân như đổi thịt thay da với hệ thống đường, điện, truờng, trạm, chợ được xây dựng khang trang. Đảng bộ và chính quyền xã Lũng Vân coi đó là đòn bẩy để phát triển kinh tế- xã hội.

“Song khó khăn lớn nhất là làm thế nào để thay đổi nhận thức của nguời dân khi tư tưởng trông chờ, ỷ nại, lề thói sản xuất nhỏ tự cung tự cấp đã hằn sâu trong nếp nghĩ bà con” - anh Hà Văn Khuê, Phó Chủ tịch UBND xã tâm sự.

Để làm được điều này, Đảng uỷ xã đã ra nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ; tổ chức học tập trong cán bộ, đảng viên rồi triển khai xuống từng hộ dân ở 12 xóm. Thế rồi Thung Tồn, Thung Lụt rộng hàng trăm ha trước đây hoang hoá, làm bãi chăn thả châu bò đã được người dân khai khẩn trồng ngô lai năng suất cao; cây sắn, cây khoai, cây lạc, bí đỏ trồng được hàng trăm ha. Đặc biệt, rau xanh trước đây mỗi nhà trồng một ít ở góc vườn không đủ ăn, phải nhập từ vùng thấp, thì nay Lũng Vân đã có 15 ha rau đậu, su su và mướp đắng. Đàn trâu 275 con, bò 583 con, lợn 1089 con được nuôi nhốt, tiêm phòng đầy đủ, có phên chống gió rét cũng là nguồn thu nhập đáng kể.
1700898400_xuan_vung_cao1
(Ảnh minh họa: Citilink)

Bằng những nỗ lực đó, xã Lũng Vân đã không còn hộ đói, hộ nghèo theo tiêu chí mới năm 2010 giảm xuống còn 141 hộ, chiếm 31%. Đời sống vật chất và tinh thần của ngưòi dân vùng cao đã được nâng lên, mỗi xóm có một đội văn nghệ; phong trào thể dục thể thao phát triển rộng khắp ở 12 thôn, xã Lũng Vân đã giành giải nhất toàn đoàn giải việt dã của huyện năm 2010.

Đồng thời, Lũng Vân thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, trong năm xã đã huy động nhân dân góp công sức, cùng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước đã hoàn thành chương trình xây mới 17 ngôi nhà cho hộ nghèo.

Anh Khuê dẫn chúng tôi đến xóm Bách, lên nhà thăm mế Hà Văn Ợn, 96 tuổi. Mế Ợn sinh được 2 người con trai. Con trai cả là Đinh Văn Khán, đã mất, thọ 75 tuổi. Người con thứ 2 là Đinh Văn Chính, đi bộ đội, hy sinh ở chiên trường Tây Nam năm 1978. Hiện nay mế sống với cháu nội là Đinh Văn Thượng.

Hỏi chuyện ở Lũng Vân, mế kể: Ngày xưa chẳng có đường to như bây giờ. Dân muốn xuống núi phải đi đường mòn. Ở Lũng Vân xưa kia làm ăn khốn khó lắm. Vụ chiêm, cắm cây mạ xuống đồng đến 9 tháng sau mới nhìn thấy bông lúa, hạt thóc. Bữa ăn thì chẳng có thịt thà, mỡ, mì chính như bây giờ. Mế bảo: Nhờ ơn Đảng, ơn Chính phủ mà mế sống gần trăm tuổi đấy, ngoài tiền trợ cấp của Nhà nước, các ngày lễ Tết mế đều được cán bộ huyện, xã thăm hỏi, tặng quà. Quý hoá lắm. 
Chia tay với Lũng Vân khi sương sớm chưa tan, hoa đào còn e ấp nụ hồng, líu ríu tiếng trẻ em gọi nhau tới trường, tôi cảm nhận mùa xuân đã rất gần, mang ấm áp của một cái Tết no ấm tới xứ sở mây trắng này.
Theo TTXVN

CẢNH ĐẸP PHAN THIẾT :

Ve dep Phan Thiet - Mui Ne (du thi)
Vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên.
Ve dep Phan Thiet - Mui Ne (du thi)
Biển xanh lấp lánh.
Ve dep Phan Thiet - Mui Ne (du thi)
Bàu sen trắng.
Ve dep Phan Thiet - Mui Ne (du thi)
Bàu cát vàng rực.
Ve dep Phan Thiet - Mui Ne (du thi)
Làng chài bình yên.
Ve dep Phan Thiet - Mui Ne (du thi)
Suối Tiên long lanh trong ánh nắng buổi chiều.
Ve dep Phan Thiet - Mui Ne (du thi)
Hoàng hôn thơ mộng.
Nham Dinh Dinh


CAM RANH (KHÁNH HÒA):

Nha Trang (Khánh Hòa) luôn là lựa chọn đầu tiên cho những ai muốn thả hồn tìm về với biển, kiếm cho mình chút thanh bình giữa cuộc sống tất bật. Nhưng ít ai biết rằng để hiểu được đúng ý nghĩa của hai chữ thanh bình thì vịnh Cam Ranh (cách Nha Trang chỉ khoảng 50 km) mới đúng là thiên đường mà mình đang tìm kiếm!



Biển nơi đây vẫn nhè nhẹ xô vào những vách đá, những bờ cát trải dài từ sáng sớm đến mãi khuya. Lúc ánh vàng, lúc xanh lam, khi xanh ngọc chiều về lại ửng đỏ.
Cảnh vật đơn sơ mộc mạc ôm lấy núi, quyện vào thiên nhiên nơi đây.
Canh Ranh ngập tràn trong màu sắc rực rỡ của những cụm hoa giấy đua sắc trong nắng ấm mùa xuân miền biển.
Sản vật mà thiên nhiên ban tặng cho con người nơi đây dường như là vô tận, xách chiếc cần câu nhỏ lang thang ra biển trong một buổi sáng là bạn đã có thể quay quần cùng bạn bè bên món cá nướng.
Lang thang trên bán đảo Cam Ranh, tự tay sờ thấy, ngưởi thấy những bông hoa dại, những tán cây vươn mình trong gió biển để rồi thấy mình nhỏ bé và thêm yêu đất nước này! Yêu từ trời biển bao la cho đến những thứ nhỏ bé và mong manh nhất.
Nguyễn Huy Cường

VẺ ĐẸP CỔ KÍNH CỦA THÁP CHÀM:

'Tháp Chàm được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14, nằm trên đồi Trầu (thành phố Phan Rang, tháp Chàm, Ninh Thuận). Đây là một công trình độc đáo, được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật và điêu khắc'.
"Trải qua biết bao thăng trầm với thời gian, tháp Chàm vẫn giữ được nét đẹp bình yên, cổ kính pha lẫn một chút huyền bí. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất đầy nắng và gió Ninh Thuận, địa danh Tháp Chàm đã trở nên rất đỗi thân quen như một phần máu thịt trong tôi. Đó không chỉ là nơi lưu giữ ký ức khó phai về những buổi chiều chơi thả diều cùng lũ bạn, mà nơi ấy còn là niềm kiêu hãnh trong mỗi con người xứ sở nắng gió thân yêu", bạn Phan Tú Toàn tâm sự.

Phan Tú Toàn

Cảnh đẹp Nha Trang:



Bãi biển Nha Trang


Bảo Vinh


Cau Nha Trang


Cầu tre

VÀM SÁT, khu du lịch sinh thái ở rừng ngập mặn Cần Giờ

(VOV) - Tổ chức Du lịch thế giới đã công nhận Khu du lịch Vàm Sát là một trong hai khu du lịch sinh thái phát triển bền vững của thế giới tại Việt Nam
Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ (thuộc huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh) là một trong những khu rừng ngập mặn điển hình ở vùng ven biển nhiệt đới, rộng trên 75.000 ha. Đây là khu rừng ngập mặn đầu tiên ở Việt Nam được công nhận là khu Dự trữ sinh quyển thế giới.
Khu bảo tồn thiên nhiên này là nơi cư trú của nhiều loài chim nước, chim di cư và một số loài động vật lưỡng cư trên cạn. Thảm thực vật Cần Giờ phong phú với hơn 160 lòai; là môi trường sinh sống của hơn 700 loài động vật thủy sinh không xương sống, 137 loài cá, trên 40 loài động vật có xương sống. Đặc biệt, nơi đây đang hình thành trở lại các sân chim tự nhiên với số loài chiếm tới 34% tổng số loài chim nước ở Việt Nam, trong đó có tới 9 loài quý hiếm được ghi trong sách Đỏ của thế giới.


Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, Cần Giờ là khu rừng được khôi phục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý tốt nhất Đông Nam Á.
Rừng Sác ở Cần Giờ là một vùng rừng đước, chà là ngập mặn rộng đến 600 hecta, nơi tập hợp của hàng trăm sông rạch lớn nhỏ, ngang dọc chằng chịt. Khu du lịch sinh thái Vàm Sát nằm trong rừng Sác, giữa dòng chảy của hai con sông Vàm Sát và Lòng Tàu.
Từ TP HCM qua phà Bình Khánh, sang huyện Cần Giờ, du khách được chiêm ngưỡng rừng đước, bần, các loại cây có rễ chùm.

Rừng đước

Tiếp đó, du khách sẽ tiếp tục đi cano hoặc xuồng máy, vượt 15 km vào Khu du lịch Vàm Sát (xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ).
Nơi đây, rừng Sác nổi tiếng trong thời chiến tranh chống Mỹ với những chiến sĩ đặc công gan dạ, giỏi võ nghệ và có khả năng xuất quỷ nhập thần, dũng cảm mưu trí trong nhiều trận đánh tàu chở hàng quân sự trên sông, phá huỷ các kho xăng, kho bom đạn của địch.


Tháp Tang Bồng
Trong rừng Sác có tháp Tang Bồng – cao 26 mét, được xây dựng để tri ân hơn 800 chiến sĩ đặc công đã hy sinh trong kháng chiến. Từ tháp Tang Bồng, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh rừng Sác.

Khu vui chơi trong rừng
Khu du lịch Vàm Sát có một trại nuôi cá sấu. Ngoài ra, còn có khu nuôi cá sấu tự nhiên, nuôi và nhân giống nhiều loại cá sấu như cá sấu Xiêm, cá sấu hoa cà… Du khách đến đây để tham quan môi trường sống, tìm hiểu tập quán và cách săn mồi của cá sấu. Hoặc cũng nhiều người đến để tham gia… câu cá sấu.

Trứng cá sấu


Cá sấu giống


Khách du lịch câu cá sấu


Đó là những con cá sấu được nuôi tự nhiên
Có hai nơi không thể bỏ qua khi thăm Vàm Sát là Đầm Dơi và Tràm Chim. Đầm Dơi là một nơi có nhiều cây đước, là nơi trú ngụ của lòai dơi quạ, có cánh sải dài tới 1 mét, bay về sống hơn vạn con. Còn Tràm Chim với diện tích 602 ha hội tụ rất nhiều lòai chim, cò. Trước kia, trong thời bom đạn, các loại chim bỏ đi hết. Từ khi rừng ngập mặn nguyên sinh được khôi phục, chim chóc và các loại động vật khác cũng dần dần kéo về: heo rừng, mèo rừng, trăn, kỳ đà, sóc, cá sấu, khỉ…





Rất nhiều chim thuộc các lòai khác nhau


Tổ cò



Tại đây, khu bảo tồn động vật hoang dã được xây dựng thành một khu vực an toàn để thu hút các loài động vật đến sinh sống, vừa bảo vệ chúng, vừa khôi phục mội trường tự nhiên.






Tháng 7/2002, tổ chức Du lịch thế giới đã công nhận Khu du lịch Vàm Sát là một trong hai khu du lịch sinh thái phát triển bền vững của thế giới tại Việt Nam. Cuối năm 2003, sân chim và Đầm Dơi của khu du lịch sinh thái Vàm Sát đã được UBND thành phố phê duyệt khoanh vùng quy hoạch chim thú rừng tại rừng phòng hộ Cần Giờ nhằm mục đích bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn, khu dự trữ sinh quyển, tạo nơi tham quan học tập, nghiên cứu và giáo dục cho nhân dân thành phố, du khách trong và ngòai nước./.
T.H (thực hiện)


ĐÀ LẠT MỘNG MƠ:

Da Lat mong mo (du thi)
Trên đỉnh Langbiang hùng vĩ.
Da Lat mong mo (du thi)
Một góc thung lũng Tình yêu.
Da Lat mong mo (du thi)
Như lạc vào địa đàng.
Da Lat mong mo (du thi)
Cảnh sắc trong khu vườn xinh đẹp.
Da Lat mong mo (du thi)
Thảnh thơi trên hồ.
Da Lat mong mo (du thi)
Da Lat mong mo (du thi)
Da Lat mong mo (du thi)
Da Lat mong mo (du thi)
Da Lat mong mo (du thi)
Da Lat mong mo (du thi)
Thác Datanla mộng mơ.
Da Lat mong mo (du thi)
An bình thiền viện.
                                                                                                    Trương Thị Thùy Linh.

VẺ ĐẸP SA PA MÙA XUÂN:

Nằm ở phía Tây Bắc, thị trấn Sapa (Lào Cai) ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển. Vẻ đẹp tự nhiên của Sapa như thác Bạc, cổng Trời, núi Hàm Rồng, trạm khí tượng... đã được nhiều độc giả VnExpress.net ghi lại.
ảnh
ảnh
Hoa đào ở Sapa. Ảnh: Hoang Dang Minh.
ảnh
Sản vật của dân tộc H'mong. Ảnh: Hoang Dang Minh.
ảnh
Trẻ em dân tộc H'mông thích thú với truyền hình. Ảnh: Ngọc Tỉnh.
ảnh
Trạm khí tượng, nơi nhà văn Nguyễn Thành Long lấy cảm hứng viết truyện ngắn "Lặng lẽ Sapa". Ảnh: Phạm Hoàng Văn.
ảnh
Trên đỉnh Hàm Rồng. Ảnh: Bùi Thị Linh.
ảnh
Sapa trong sương. Ảnh: Bùi Thị Linh.
ảnh
Bình minh trên đỉnh fansipan hùng vĩ. Ảnh: Ngọc Tỉnh.
ảnh
Thị trấn nằm trong mây. Ảnh: Phan Vu.
ảnh
Ngôi nhà nằm trong sương. Ảnh: Ngọc Tỉnh.
ảnh
Thác Bạc. Ảnh: Bùi Thị Linh.
 
VỊNH HẠ LONG :











ĐƯỜNG VÀO ĐỘNG PHONG NHA








thạch nhũ

Tỏi LÝ SƠN:



Hiện nay, trong nhiều loại tỏi có mặt trên thị trường thì tỏi Lý Sơn là đặc sản quý hiếm. Củ tỏi có kích thước nhỏ vừa, màu trắng, mùi vị thơm cay dịu ngọt và có nhiều tác dụng chữa bệnh tốt. Tỏi Lý Sơn chẳng những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở địa phương, mà còn được tiêu thụ cả ở Huế, Đà Nẵng và vào tận Cần Thơ. Do chưa có thương hiệu chính thức, nên tiểu thương một số nơi đã mượn danh tỏi Lý Sơn để sơ chế, đóng gói bày bán ở một số nơi với giá khá cao: Tại thành phố Quảng Ngãi, giá 1 kg tỏi khoảng 60.000 - 70.000đ hay tại siêu thị Sài Gòn- thành phố Hồ Chí Minh, tỏi Lý Sơn được bày bán với giá 100.000 - 120.000đ/kg tuỳ theo chất lượng sản phẩm. Trong khi đó cùng một thời điểm, ở Lý Sơn giá bán khoảng 40-45.000 đồng/kg.
Toàn huyện Lý Sơn có 297 ha đất sản xuất tỏi; sản lượng bình quân hằng năm ước tính đạt khoảng 1.700 tấn. Mỗi năm một vụ tỏi từ lúc gieo trồng đến lúc thu hoạch khoảng 5-6 tháng. Khi thu hoạch về, tỏi phải được cắt rễ, xén lá, phơi nắng 15-20 ngày mới đưa vào bảo quản, sử dụng. Chi phí đầu tư cho sản xuất mỗi sào (500m2) khoảng 5-6 triệu đồng.
Năm 2006, huyện đã phối hợp với cơ quan chức năng lập dự án đề xuất Cục Bản quyền- Bộ Thương mại công nhận thương hiệu cho tỏi Lý Sơn. Hy vọng trong tương lai không xa, thương hiệu tỏi Lý Sơn không chỉ lan rộng khắp nơi trong cả nước, mà còn vươn ra thị trường quốc tế.




Đã là một thương hiệu ...

Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức công bố thương hiệu cho cây hành, cây tỏi do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ khoa học công nghệ) công nhận.
Trước ngày công bố thương hiệu hành tỏi, chúng tôi ra huyện đảo Lý Sơn. Gặp chúng tôi, anh Lê Văn Quang, nông dân xã An Hải, nói: “Tôi nghĩ việc công nhận thương hiệu sẽ đem lại sự “công bằng” cho sản phẩm của đất đảo, sản vật sẽ được khắp nơi biết đến chứ không im hơi lặng tiếng như hàng trăm năm qua.”

Chuyện Cục sở hữu trí tuệ (Bộ khoa học công nghệ) công nhận thương hiệu hành, tỏi cho 50 hộ dân ở 3 ba xã của huyện gồm xã An Vĩnh, An Hải và An Bình là niềm vui lớn. Vì đây là lần “trình làng” đầu tiên về sản phẩm nông nghiệp truyền thống của đất đảo.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trương Ngọc Nhi cho biết: Sau khi công bố thương hiệu, huyện Lý Sơn cần có kế hoạch tiếp thị sản phẩm đến người tiêu dùng, đồng thời tuyên truyền vận động người dân chú trọng việc trồng và chăm bón hành, tỏi thật chu đáo để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thu hoạch tỏi



Cánh đồng tỏi



Thương hiệu Tỏi Lý Sơn




Ngoạn cảnh tuyệt đẹp từ đèo Cả 

Lâu nay, dường như người ta chỉ biết về đèo Cả như một con đèo hiểm trở bậc nhất miền Trung, chứ ít ai ngờ hơn 10km đoạn đường qua đèo có những cảnh đẹp trữ tình, níu giữ bao người dừng xe ngoạn cảnh.
Đèo Cả nằm tại ranh giới giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Từ TP Tuy Hòa đi vào phía Nam khoảng 30km là đến đèo Cả.

Trên đường đèo, ta có thể nhìn ngắm phong cảnh tuyệt đẹp của vịnh Vũng Rô. Thời chiến tranh, Vũng Rô là một địa chỉ tiếp nhận vũ khí bí mật từ miền Bắc chuyển vào qua những chuyến tàu Không Số lịch sử. Vũng Rô đã được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.

Quốc lộ 1A qua đèo Cả chạy sát với biển. Một bên là những vách núi, một bên là biển xanh ngắt, những mỏm đá nhô ra với những hình thù kì quái. Phía xa xa, những hòn đảo nhỏ nằm giữa biển khơi mênh mông sóng nước.

Thật thú vị khi có một chuyến tàu qua đèo. Trong cảnh hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng, một đoàn tàu lướt qua như xé đôi khung cảnh trữ tình. Trong phút chốc, tàu lại vội chui vào hầm khuất hẳn sau dãy núi cùng với cái âm thanh đặc trưng, chỉ còn lại một khung cảnh hoang vắng, để lại cho người ta những cảm xúc thật lạ lùng.

Đường đèo Cả có nhiều đoạn quanh co, uốn lượn như thử thách tay lái người đi đường. Những trái núi khổng lồ dựng đứng bên đường hiên ngang như thách thức thời gian.

Dãy núi mùa này với những lớp mây mù bao phủ, cứ nhẹ nhàng trôi lơ lửng trên không trung. Đứng từ đường đèo có thể chiêm ngưỡng phong cảnh đồng quê, những ruộng lúa non bị bao quanh bởi những dãy núi, đẹp như một bức tranh thủy mặc, nhưng cũng khiến người ta nao lòng.

Qua địa phận Khánh Hòa, vẫn là sự hòa quyện của mây trời, sóng biển. Kết thúc đoạn đường đèo, bãi biển Đại Lãnh hiện ra đẹp đến mê hồn. Bãi biển chỉ cách quốc lộ vài bước chân với bãi cát mịn, sóng nhẹ xô bờ khiến ai đi ngang cũng khó cầm lòng...

95680578_A_1

213413275_A_2
Đèo Cả với những đoạn đường quanh co, uốn lượn rất hiểm trở nhưng cũng thật trữ tình

1057127971_A_3
Những khối đá khổng lồ nằm sát bên đường...

430771803_A_4
Cảng biển Vũng Rô trong một sáng nhiều sương

479620696_A_5

643755138_A_6
Những mỏm đá nhô ra biển thật thú vị

374389522_A_7
Những ruộng lúa non bị bao quanh bởi những dãy núi, đẹp như một bức tranh thủy mặc

1643128621_A_8
Một đảo nhỏ nhìn từ đèo Cả

1629484453_A_9

1446906216_A_10
Đường sắt ven biển

985935137_A_11

1526100404_A_12
Những chuyến tàu như lao ra từ núi rừng rồi lại mất hút vào không gian

120179858_A_13
Qua địa phận Khánh Hòa không lâu sẽ bắt gặp cảng cá Đại Lãnh

1010439514_A_14
Từ trên đèo có thể đưa tầm mắt ngắm nhìn những đồi cát ở phía xa xa, trông như một dải lụa mỏng manh ai đó bỏ quên ở điểm giao nhau giữa biển và trời

1558881606_A_15
Bãi biển Đại Lãnh đẹp mê hồn.
                                                                                                                                     Nguồn: Dân Trí


Quảng Trị: Về thăm giếng cổ 4000 năm

Tiềm năng du lịch của tỉnh Quảng Trị, ngoài các di tích thuộc tuyến DMZ phong phú, chợ phiên Cam Lộ, di tích liên quan cuộc khởi nghĩa của vua Hàm Nghi ở làng Cùa… còn có cả một hệ thống giếng cổ thuộc thời kỳ đá mới liên quan đến văn minh lúa nước ở nước ta.
Chúng tôi đã có dịp đến thôn Hảo Sơn, xã Gio An, huyện Gio Linh và tận mắt chứng kiến công trình gồm 14 giếng cổ mà Bộ Văn hóa - Thông tin đã xếp hạng "di tích lịch sử - văn hóa" cấp quốc gia từ đầu thập niên 80 của thế kỷ trước. Hệ thống giếng cổ này cách thị xã Đông Hà khoảng 20 km về phía tây bắc, có thể đi bằng ô tô đến tận nơi.
Giếng cổ Gio Linh - Ảnh: T.Đ.T
Đó là một hệ thống giếng thơi rất lạ lùng và hiếm có. Chị Trần Thị Quỳnh Nga, ủy viên văn hóa - xã hội của xã Gio An cho biết: “Các giếng ngày nay có lẽ đã cạn so với trước, nhưng nước vẫn trong vắt, có thể nhìn thấy những con cua nhỏ lội dưới đáy…”. Xung quanh thành giếng là những lớp sa thạch được xếp chồng khít lên nhau rất đẹp. Trẻ con trong thôn Hảo Sơn vẫn hằng ngày ra tắm lội trong những giếng này. Nối từ các giếng ra ruộng (đang được trồng rau xà lách xoong) là những kênh dẫn nước chắn bằng sa thạch.
Giữa các giếng cao và thấp cách nhau cả chục mét, nước từ trong các khe đá chảy ra cũng trong xanh. Dân làng cho biết, mùa hè nước rất mát và mùa đông thì nước lại ấm, nên không chỉ tắm giặt, tưới rau mà các giếng này còn là nguồn cung cấp nước uống tinh khiết cho dân làng. “Ngày nay, những ống tre dẫn nước không còn nữa, nước từ giếng này sang giếng khác và ra ruộng, do địa hình, theo những kênh tự chảy...”, chị Nga nói.
Kênh dẫn nước từ giếng ra ruộng - Ảnh: Trương Điện Thắng
Trong công trình nghiên cứu về văn minh lúa nước và nghề trồng lúa tại Việt Nam, Giáo sư Bùi Huy Đáp từ trước năm 1980 đã giới thiệu một công trình khảo cổ học có giá trị về một hệ thống giếng nước của người Việt cổ trên đất Gio Linh, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị).
Đây là hai di chỉ được giới khảo cổ Việt Nam phát hiện, có niên đại cách đây khoảng trên dưới 4.000 năm. "Hệ thống tưới nước Gio Linh được xây dựng cuối thời kỳ đá mới là công trình nước tự chảy của người xưa khá tinh vi. Từ cao xuống thấp, có một khoảng phẳng rộng tập trung lấy nước, một bể chứa hứng nước từ trên núi xuống, bể thứ hai hứng nước từ bể ở trên bằng ống máng (làm từ cây luồng - một loài tre to, thẳng có mắt nhỏ) và thấp nhất là một đầm nước rộng có mương đưa vào ruộng. Trong hệ thống này có công trình giếng Kình khá tinh vi...". Cũng theo Giáo sư Bùi Huy Đáp, cuộc cách mạng thời kỳ đá mới đã làm cho nghề trồng lúa phát triển và những tiến bộ về trị thủy của người Việt cổ (theo Văn minh lúa nước và nghề trồng lúa Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 1985).
Theo những tài liệu khảo cổ để lại, thì đây là một tài sản quý hiếm không chỉ đối với nghề trồng lúa nước lâu đời của cư dân Việt cổ, mà còn là một di tích lịch sử quan trọng trong hàng chục di tích lịch sử cận đại khác của khu vực Gio Linh nằm gần kề đường Hồ Chí Minh, trong đó có nghĩa trang Trường Sơn, di tích Dốc Miếu (phía bờ nam sông Bến Hải thuộc hệ thống các điểm du lịch DMZ nổi tiếng). Du khách đi theo tuyến du lịch Xuyên Á hoặc tham dự các tour DMZ ở Quảng Trị, đường Trường Sơn có thể đi thăm di tích cổ rất có giá trị này.
Theo Thanh Niên