31/10/11

BÓNG MÂY



TỔ ẤM GIA ĐÌNH NGÀY NAY




29/10/11

Tân sinh viên nháo nhác học ngoại ngữ cấp tốc



Vừa chân ráo chân ướt nhập trường được vài tuần nhưng không ít tân sinh viên đã nháo nhác đổ xô đi học ngoại ngữ cấp tốc. Lý do chính là vào ĐH rồi nhưng vốn ngoại ngữ của không ít sinh viên là con số 0 tròn trĩnh. 
Học tiếng Anh từ lớp 3, lên ĐH vẫn "tịt"
Nguyễn Thị Phương (Tuyên Quang), tân sinh viên Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường cho biết, mới nhập học được hai tuần nhưng em đã phải đi học thêm tiếng Anh. Không chỉ có mình Phương mà rất nhiều bạn khác trong lớp em cũng trong tình trạng nháo nhào đi học thêm như vậy.
Một giờ học ngoại ngữ trong trường ĐH
Một giờ học ngoại ngữ trong trường ĐH
Phương giải thích, sở dĩ  phải đi học vì em chẳng biết tí gì về ngoại ngữ cho dù em đã học môn này từ lớp 3 (!).
Nguyễn Lan Hương (Nghệ An), tân sinh viên ĐH KHXH&NV HN phân trần, lâu nay em chỉ tập trung học các môn thi ĐH nên gần như không để ý đến môn ngoại ngữ. Bây giờ đỗ ĐH rồi mới té ngửa khi vào giờ ngoại ngữ em không hiểu giáo viên nói gì. Chính vì thế, em buộc phải đi học lớp tiếng Anh cấp tốc nếu không chắc chắn sẽ không theo được các bạn trong lớp.
Theo cô Trần Thu Hương, quản lý Trung tâm ngoại ngữ ĐH Quốc gia Hà Nội, mỗi dịp đầu năm học, số lượng sinh viên đăng ký học ngoại ngữ cơ bản khá đông. Phần lớn các em là sinh viên ngoại tỉnh nên việc học ngoại ngữ gặp rất nhiều khó khăn vì hầu hết các em đều không nắm được những kiến thức sơ đẳng nhất.
Nhiều tân sinh viên thừa nhận mặc dù được học ngoại ngữ của mình ngay từ bậc tiểu học nhưng do đây là một môn học khó, đòi hỏi phải có sự say mê và tập trung nên đã có một bộ phận không nhỏ học sinh nông thôn thấy chán và bỏ lửng, học chỉ mang tính đối phó chứ không thu nạp được kiến thức.
Báo động tình trạng học lệch
Hình ảnh khá phổ biến trong các trường ĐH hiện nay là không ít tân sinh viên cặm cụi tập viết, phát âm từng từ tiếng Anh. Đây chính là hậu quả của việc học lệch, học để thi của rất nhiều sinh viên từ khi còn trong các trường phổ thông.
Không chỉ có ngoại ngữ, tình trạng học lệch đang rất phổ biến và đáng báo động là tình trạng này được nhiều sinh viên xem như chuyện… đương nhiên. Sinh viên khối xã hội mù tịt kiến thức khoa học tự nhiên như toán, lý, hóa… còn sinh viên khối tự nhiên, khoa học cơ bản lại chẳng biết gì về văn học, lịch sử hay địa lý.
Mặc dù tại các cấp học phổ thông, các nhà trường rất cố gắng trong việc trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản cho học sinh, nhưng chính tình trạng học để thi, học để lấy thành tích… đã đẩy một bộ phận không nhỏ học sinh vào tình trạng học lệch. Lên đến ĐH, việc lệch kiến thức này lại càng trầm trọng hơn vì khi đó, các trường ĐH chỉ đào tạo chuyên sâu vào một chuyên ngành nào đó chứ không thể cung cấp toàn bộ các kiến thức nền tảng được. Chính vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi sinh viên tốt nghiệp ĐH lại thiếu rất nhiều kiến thức và kỹ năng cơ bản.
Thực trạng này sẽ còn tiếp tục tái diễn nếu không có sự thay đổi cơ bản từ gốc, từ cách học, cách thi hiện nay.
Tuấn Đức
Nguồn : laodong.com.vn

Trường Cambridge Tutors College tặng học bổng lên tới 100% cho khóa học 2012


Cambridge
Cambridge
Cambridge Tutors College (CTC), Vương Quốc Anh sẽ tổ chức cho học sinh thi và phỏng vấn Học bổng lên tới 100% học phí cho khóa A-level từ 11/10 đến 14/10/2011 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Cambridge Tutors College
Học bổng lên tới 100% Trường Cambridge Tutors College (CTC) khóa học 2012
Lịch thi và phỏng vấn cụ thể như sau:
Tại TP Hồ Chí Minh:
+ Thi và phỏng vấn: Cả ngày thứ Ba, 11/10/2011
- Sáng: 08h30 - 11h30
- Chiều: 13h30 - 16h30
(học sinh có thể đăng ký thi sáng hoặc chiều)
+ Địa điểm: Trường PTTH Chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM - 235 Nguyễn Văn Cừ, P.4, Q.5, TP.HCM
+ Đăng ký: xin vui lòng liên hệ
- ĐT: (04) 3211 5553/54 - 091 2645 268/ 090 3247 525
- Email: infor.intertrain@gmail.com / hn.intertrain@gmail.com

Tại Hà Nội:
+ Thi và phỏng vấn: Cả ngày thứ Sáu, 14/10/2011
- Sáng: 08h30 - 11h30
- Chiều: 13h30 - 16h30
(học sinh có thể đăng ký thi sáng hoặc chiều)
+ Địa điểm: văn phòng INTERTRAIN - Tầng 8, 26 Nguyễn Văn Ngọc, Ba Đình, Hà Nội
+ Đăng ký: xin vui lòng liên hệ
- ĐT: (04) 3211 5553/54 - 091 2645 268/ 090 3247 525
- Email: infor.intertrain@gmail.com / hn.intertrain@gmail.com

Vài nét về Cambridge Tutors College (CTC)

Trường Cambridge Tutors College (CTC) là một trong những trường về đào tạo Dự bị đại học A-level tốt nhất Vương quốc Anh. CTC luôn đứng ở thứ hạng cao trong các danh sách xếp hạng tại Vương quốc Anh.

Hằng năm, học sinh tốt nghiệp từ CTC đều được nhận vào các trường đại học danh tiếng như Oxford, Cambridge, Imperial hay Học viện Kinh Tế London… Năm 2008 và 2009, trường có 83% các em đạt điểm A và B, 11 em trong số đó được nhận vào học tại đại học Oxford và Cambridge. Năm học 2010, trường có 75% học sinh được nhận vào Đại học theo nguyện vọng 1; 59% các em đạt điểm A* và A; 9 học sinh Việt Nam đạt điểm UCAS hơn 400…

Năm học 2010-2011 của khối A-level được đánh giá là năm học có tỉ lệ điểm A cao nhất trong thập kỷ với 67% đạt điểm A* và A,  trong số đó có 11 học sinh Việt nam. Cũng trong năm học này số lượng học sinh Việt nam đạt UCAS trên 400 điểm đã tăng lên đến 15 em. Đặc biệt có em Phạm Thị Khánh Linh giành Giải Vàng trong kỳ thi Olympic Vật Lý Quốc Gia, được coi là “Cô gái giỏi Vật Lý nhất nước Anh ở bậc học A-level” CTC chỉ tập trung đào tạo chương trình A-level là chương trình Dự bị đại học cho học sinh từ 16 tuổi trở lên và chương trình GCSE dành cho học sinh trung học trước khi bắt đầu chương trình A-level. Yêu cầu đầu vào tại CTC là bắt buộc học sinh phải có học lực khá, giỏi trở lên và trình độ Tiếng Anh tương đương 5.5 IELTS. Hàng năm, CTC đều trao các suất học bổng tối đa 100% học phí cho những học sinh xuất sắc. Để đạt được học bổng đòi hỏi học sinh phải là học sinh giỏi và đạt được những thành tích cao trong các kỳ thi thành phố hoặc quốc gia.

Điểm mạnh của CTC là có đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, tận tâm, nhiều kinh nghiệm giảng dạy; sĩ số lớp học luôn duy trì 6-8 em/lớp; Ngoài ra, để phục vụ tốt nhất cho việc học tập cũng như giảng dạy, trường luôn chú trọng nâng cấp các trang thiết bị, các phòng học, phòng máy tính, thư viện…

1. Hình thức ăn ở tại CTC (the accommodation office)

Học sinh CTC được sắp xếp ở cùng với các gia đình bản xứ và thường xuyên được Nhà trường kết hợp với chủ nhà quan tâm và giám sát để đảm bảo học sinh được sống trong môi trường sống tốt, yên tâm học tập.

2. Kết quả tổng kết cuối khóa từ 2000 – 2010

Trong 10 năm qua, học sinh A-level của CTC luôn đạt kết quả xuất sắc:

- Điểm A* chiếm 33%
- Điểm số từ  A* - A chiếm 76%
- Điểm số từ  A* - B chiếm 82%
- Điểm số từ A* - C chiếm 92%
- Điểm số từ A* - E chiếm 99%

Trong số này, có 51% các em đạt từ 3 đến 4 điểm A* hoặc A

3. Cảm nhận của học sinh Việt Nam về CTC

Đặng Quỳnh Châu: (Quỳnh Châu đạt 4 điểm A* ở bậc A level, UCAS đạt 560 điểm và hiện đã được nhận vào học ngành Luật tại Học Viện kinh tế London)

Điều mà tôi thích nhất ở CTC là sự giúp đỡ hết sức tận tình từ thầy cô. Họ luôn có thái độ khuyến khích học trò và tôi không bao giờ ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ về bất cứ điều gì. Học sinh tại CTC đến từ nhiều quốc gia trên thế giới và chính điều này đã khiến cho 2 năm học vừa qua của tôi vô cùng đáng nhớ, bởi vì tôi đã có cơ hội học hỏi về rất nhiều nền văn hóa thú vị trên thế giới.

Nguyễn Thị Thái Hà: (Thái Hà đã được trao học bổng 100% vào học A – level, kết thúc khóa học, em cũng đạt 4 điểm A*, UCAS đạt 580 điểm  và được nhận vào học ngành Kinh tế tại đại học Cambridge)

Trong 2 năm học tại CTC, tôi đã có cơ hội làm quen với rất nhiều bạn đến từ hơn 20 quốc gia trên thế giới. Nói chuyện, chia sẻ về văn hóa cũng như tham gia các hoạt động tập thể cùng nhau thật sự là những điều thú vị và khó quên. Tất cả đã giúp tôi trở nên hòa đồng hơn, năng động hơn và tự tin hơn. Nhưng ấn tượng lớn nhất của tôi về CTC chính là lòng tốt và sự nhiệt tình của các thầy cô giáo, họ là những người sẽ giúp đỡ bạn giải quyết mọi vấn đề bất cứ khi nào bạn cần đến họ.

Hồi chuông cảnh báo về chất lượng giáo dục



Chất lượng
Chất lượng
Liên quan việc Nam Định không tuyển công chức là người tốt nghiệp đại học ngoài công lập, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga khẳng định, đó là hồi chuông cảnh báo chất lượng giáo dục của những trường ngoài công lập.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: Không nên phân biệt đối xử giữa người tốt nghiệp trường đại học (ĐH) công lập (CL) và ĐH ngoài công lập (NCL) bởi lẽ, về mặt pháp lý, các loại bằng cấp này là như nhau.
Hơn nữa, một trường, dù là CL hay NCL, đã được phép đào tạo thì phải là đảm bảo một số điều kiện nhất định nào đó như cơ sở vật chất, đội ngũ, chương trình...; ngay cả chất lượng đầu vào của thí sinh cũng đã được khống chế bằng điểm sàn.
Bằng cấp mới chỉ là một thông số đầu tiên, chưa nói được nhiều về chất lượng người lao động. Người tuyển dụng nên tùy mức độ yêu cầu cao thấp khác nhau có thể quyết định chọn người qua nhiều phương pháp khác nhau để lựa chọn người phù hợp.
Dư luận cho rằng, sau Đà Nẵng và Nam Định, rất có thể còn có nhiều tỉnh khác sẽ nói không với một số loại bằng cấp. Ý kiến của ông về vấn đề này?
Khi các tỉnh lên tiếng như vậy, tất nhiên tôi không ủng hộ cách làm không công bằng như thế. Nhưng, phải nói đó cũng là một hồi chuông cảnh báo cho các trường, phải nâng cao chất lượng hơn nữa. Cụ thể ở đây, các trường NCL phải tuân thủ các quy định của Bộ về chất lượng đào tạo, về điểm sàn (ĐS). Không thể đòi hỏi ĐS cao thấp khác nhau như vừa qua mà phải tuân thủ ĐS chung nếu muốn uy tín như nhau.
chất lượng
(minh họa)
Đặc biệt các trường phải đánh giá thực chất trình độ của học sinh, không thể để hiện tượng “đầu vào bằng ĐS; đầu ra toàn khá giỏi”, trở thành hiện tượng “lạm phát khá giỏi” đã từng bị công luận phê phán. Các trường CL điểm đầu vào cao thế nhưng chỉ có khoảng 20-30% sinh viên khá giỏi là may lắm, trong khi các trường NCL khá giỏi nhiều quá khiến người ta sẽ có cách nghĩ khác đi.
Vậy vấn đề bằng cấp có giá trị như nhau hay không, có được đưa vào dự thảo Luật Giáo dục sắp tới, thưa ông?
Chủ trương là giao cho các trường ĐH in và cấp phát văn bằng chứ Bộ không quản lý việc cấp phát văn bằng nữa. Luật GD trước đây quy định các loại văn bằng như nhau nhưng Luật GD ĐH tới đây sẽ để chất lượng bằng cấp gắn liền với tên tuổi các trường.
Các trường in bằng ra phát bằng và chịu trách nhiệm về chất lượng của mình. Các nhà tuyển dụng và xã hội sẽ dựa vào tên trường và chất lượng người được tuyển để biết chất lượng đào tạo của trường đó. Chất lượng của các trường khác nhau nhưng về mặt pháp lý, văn bằng là như nhau.
Tại sao Bộ GD&ĐT không mạnh tay đóng cửa các trường ĐH mà vẫn tiếp tục giao chỉ tiêu tuyển sinh cho một số trường không tuyển sinh đủ trong nhiều năm hoặc có vấn đề về tổ chức khiến dư luận băn khoăn?
Việc giao chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm của Bộ GD&ĐT căn cứ vào 2 tiêu chí quan trọng là số lượng giảng viên và diện tích mặt bằng đảm bảo cho một sinh viên. Có chỉ tiêu không có nghĩa là tuyển sinh đủ chỉ tiêu vì còn phụ thuộc vào ngành học có thu hút học sinh hay không.
Hiện nay, Bộ GD&ĐT cũng đang có đoàn kiểm tra đi thanh tra tình hình thực hiện nghị quyết 50 của Quốc hội khóa 12 về điều kiện đảm bảo chất lượng. Những trường không có đất đai, không hoặc vay mượn tạm cơ sở vật chất thì Bộ sẽ có biện pháp xử lý.
Cám ơn ông.

Về thông tin TPHCM đang kiểm tra trình độ ngoại ngữ của giáo viên các cấp. Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết:
Việc tỉnh này hay tỉnh kia dùng các biện pháp để kiểm tra đánh giá chất lượng giáo viên là sự cá biệt của địa phương chứ không phải chủ trương chung trong toàn ngành.
Cũng theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, kiểm tra môn ngoại ngữ hay bất cứ môn nào khác là để biết trình độ giáo viên để khắc phục, nếu cần thiết, và bồi dưỡng, nâng cao trình độ chứ không phải không đạt là không dạy học nữa.
Kiểm tra 4 kỹ năng là rất khó. Giáo viên đạt được mức độ nào đó, không đạt tối đa thì vẫn được giảng dạy ở một vài kỹ năng là tùy địa phương quyết định và không phải là quy định bắt buộc.

                                                                                                                                        Theo Tổng hợp 24