17/1/11

9 bài viết được quan tâm nhất năm 2010


Năm 2010, ngành giáo dục có những dự án nghìn tỉ, thay đổi nhân sự đầu ngành, hay hút giấy mực với những sự kiện nóng bỏng của xã hội, thì ở trên mặt báo, bạn đọc cũng có những mối quan tâm của riêng mình. Các bài viết dưới đây không chỉ lọt danh sách "được đọc nhiều nhất" mà còn là những bài viết có lượng ý kiến phản hồi của độc giả lớn, có những chủ đề kéo dài nhiều tháng như tâm tư của giảng viên là tiến sĩ, hay đầu tư cho con đi học ở nước ngoài từ bé...
1- Nhân sự trẻ nhảy việc khỏi Bộ Giáo dục

Đầu năm 2010, đang "bù đầu" với cải tổ, đổi mới, Bộ GD-ĐT cũng liên tục thông báo tuyển nhân lực cho 11 vụ, cục. Nhiều công chức trẻ ở các vụ đã "nhảy việc". Bộ GD- ĐT đang vướng bài toán nhân sự vì mức lương "vênh" khá nhiều so với bên ngoài. Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại thực tế, để vào được cơ quan nhà nước, cụ thể ở Bộ GD-ĐT, vẫn là "trong mơ" của nhiều người.

2- Chuyện 13 tuổi vào đại học ở Việt Nam
Thông tin về nhiều học sinh nhỏ tuổi ở các nước trở thành sinh viên  hoặc tốt nghiệp các trường ĐH ở độ tuổi vị thành niên, từ 11 đến 16 tuổi xuất hiện ở nhiều nước. Khi đặt vấn đề “13 tuổi có thể dự thi vào ĐH ở Việt Nam”, cả cô giáo cũng như phụ huynh đều cho rằng, họ ủng hộ việc đó và không lo ngại gì về việc có theo được kiến thức hay không. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có trường hợp nào bỏ qua một vài năm học phổ thông để theo học chương trình ĐH, dù quy chế thi tuyển sinh không giới hạn độ tuổi. Chỉ ra nước ngoài, HS Việt Nam mới có cơ hội học vượt.
1626558952_20110102190810_situ
3- Tự sự nhức lòng của tiến sĩ "ngoại" về đại học lớn 
2010 là năm đầu tiên trong "cuộc cải tổ 3 năm ở bậc đại học" được Chính phủ ra chỉ thị, ban cán sự Đảng Bộ GD-ĐT thảo nghị quyết. Trên diễn đàn chính thống, lãnh đạo các trường ĐH sôi nổi nói chuyện "đổi mới". Với giáo giới, phóng viên Sơn Khê đã lắng nghe một tâm tư. Từ câu chuyện của người giảng viên này, bạn đọc tranh cãi gay gắt xung quanh các về chủ đề mục đích học tập, đào tạo tiến sĩ và cách sử dụng con người trong môi trường ĐH...
4 - Bản nháp, lỗi kỹ thuật và trách nhiệm của Bộ Giáo dục
Ngày 23/2/2010, Bộ GD-ĐT công bố bản dự thảo về một số điều kiện và hồ sơ mở ngành đại học, cao đẳng với mục đích là siết chặt hơn nữa các điều kiện mở ngành. Quy định về điều kiện giảng viên khá cụ thể và chặt chẽ. Tuy nhiên, "lạc" vào bản quy định có nhiều tiến bộ này lại là một điều khoản vừa không logic, vừa gây ngỡ ngàng: "không cho phép các trường ngoài công lập đào tạo luật, báo chí, sư phạm".
5 - "Đường lên đỉnh Olympia" có phải có hủy kết quả?
Mặc dù xuất hiện đã 10 năm, sân chơi trí tuệ dành cho học sinh phổ thông - cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" vẫn thu hút sự quan tâm của người xem. Năm nay, cuộc thi diễn ra đầy kịch tính ở phút chót và mọi chuyện vẫn chưa dừng khi vòng nguyệt quế đã được trao cho người chiến thắng. Nhiều bạn đọc phản ánh về sự chưa rõ ràng trong phát âm chữ “plumber” và đề nghị nên thi lại bằng câu hỏi phụ. Trước những thắc mắc này, ban tổ chức quyết định vẫn giữ nguyên kết quả. Với người chiến thắng - 1 học sinh lớp 12, sự kiện này là một áp lực quá sức, nhưng nhìn ở tổng thể, phần lớn bạn đọc cho rằng, chiến thắng của Nguyễn Minh Đức là xứng đáng. 
398677310_20110102142710_roiletrongle
6 -Bức thư rơi lệ trong lễ trưởng thành
Tổ chức lễ tri ân và trưởng thành trong ngày bế giảng năm học là một sáng kiến của phong trào "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" mà Bộ GD-ĐT phát động. Sáng 26/5, tại lễ tri ân và trưởng thành ở Trường THPT Nguyễn Trãi, tỉnh Hải Dương, một học sinh chuyên Toán đã đọc bức thư gửi mẹ làm nhiều thầy cô rơi nước mắt. Bức thư đã được cô giáo của trường gửi tới VietNamNet chia sẻ với bạn đọc.
7- Sốt du học từ trong bụng mẹ
Nuôi con thành những “siêu nhân” đội vòng nguyệt quế du học từ lúc còn trong bụng mẹ đang trở thành một xu hướng phổ biến của nhiều gia đình tại các đô thị lớn của Việt Nam hiện nay. Trên một diễn đàn nổi tiếng về trẻ thơ của Việt Nam lưu truyền câu chuyện về một gia đình đã mừng phát khóc khi đứa con 14 tuổi được nhận học ở Singapore. Trong cơn phấn khích, ông bà thốt lên: “Cháu tôi đã được làm người rồi”. Phóng viên Phù Sa đã có loạt bài về chủ đề này. 
681497885_20110102165140_duhoc2
8- Chuyện bây giờ mới kể về thời đi học của GS Ngô Bảo Châu 
Trong ngày GS. Ngô Bảo Châu nhận Huy chương Fields ở Đại hội Toán học thế giới, một người bạn thuở nhỏ của GS, anh Nguyễn Hoàng Anh, đã gửi tới VietNamNet bài viết với nhiều kỷ niệm và tình tiết đáng nhớ lại và suy nghĩ về thời học phổ thông của GS. Dù cho nhân vật chính, GS.Ngô Bảo Châu bày tỏ nỗi buồn vì "những chuyện lương khô" bạn bè đưa lên mặt báo, nhưng bài viết nhận được nhiều chia sẻ của bạn đọc, đồng cảm với những câu chuyện đẹp đẽ về thời đi học của nhân vật mà họ yêu mến.
9- Cậu bé đánh giầy 10 năm đỗ đại học báo chí
Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010 không còn hiện tượng "nở rộ" thủ khoa điểm 30, nhưng những thí sinh đặc biệt thì năm nào cũng xuất hiện. Vỉa hè đường Huỳnh Thúc Kháng, khu vực gần Đài Truyền hình Hà Nội từ hơn một năm đã trở thành “lãnh địa” đánh giầy của em Nguyễn Văn Phúc (huyện Thanh Oai, Hà Nội). Phúc đỗ vào Học viện Báo chí Tuyên truyền. Để theo đuổi việc học, Phúc đã có thâm niên 10 năm kiếm sống bằng nghề đánh giầy. Cộng tác viên Nguyễn Hường đã gặp nhân vật từ khi chưa thi ĐH và gửi bài viết tới VietNamNet khi biết kết quả thi của Phúc.
Theo Vietnamnet

Dắt nhau rời khỏi trường quốc tế


Buổi sang cuối tháng 12, hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 1 (TP.HCM) đã phải từ chối lời xin chuyển trường của một phụ huynh có con đang học trường mang danh quốc tế. Trong những ngày sắp hết học kỳ 1 này, bà đã nói không với nhiều trường hợp tương tự.
Ngày càng nhiều


Các trường quốc tế chủ yếu dạy theo chương trình được quy định của Bộ GD-ĐT và dạy thêm một vài môn bằng tiếng nước ngoài. Ảnh chỉ có tính chất minh họa
“Chạy khỏi” hay “tháo chạy” khỏi trường quốc tế là những từ ngữ được dùng để phản ánh một trào lưu ngược đang manh nha của các phụ huynh hiện nay. Hiện tượng này sốt tới mức, mới đây nhất, ở Hà Nội đã có một văn bản quy định không cho phép học sinh từ các trường dân lập chuyển về trường công lập “ngang xương”.

Hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 5 (TP.HCM) chia sẻ với báo Giáo dục TP.HCM trường hợp một học sinh lớp 4 từ trường quốc tế chuyển qua. Vào lớp,  cháu học gần như kém nhất, đặc biệt là môn tập làm văn, chữ viết xấu”.

Một trường hợp khác được dẫn lại từ lời kể của hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 1: Khi được nhà trường xếp vào lớp đang học chương trình Tiếng Anh Cambridge thì khả năng của em không có gì nổi bật so với các bạn, dù khi chuyển con về, phụ huynh khẳng định trình độ tiếng Anh của con mình khá giỏi.

Ở Hà Nội những năm gần đây, thêm nhiều trường học từ bậc mầm non xuất hiện cũng chiêu sinh theo giới thiệu là trường quốc tế”. Tuy nhiên, theo phản ánh của báo Lao Động, không phải phụ huynh nào bỏ ra tiền tỉ cũng thu lại được kết quả như mong muốn.

Sau hơn một năm cho con học trường ở khu vực Mỹ Đình, chj Thu Trang (quận Hoàn Kiếm) nhận thấy con vẫn “hổng” kiến thức dù có điểm số trên lớp cao nên đã thuê gia sư kèm cặp thêm. Chưa kể, vốn tiếng Anh của cháu yếu. Hiện tại, chị đang mắc mứu giữa chuyện tiếp tục cho con theo học "nội" hay "ngoại".

Lãnh đạo nhiều phòng giáo dục các quận ở TP.HCM cho hay, hai năm gần đây, ngày càng nhiều phụ huynh có con học trường quốc tế muốn chuyển con về trường công lập. Đầu năm học 2010 - 2011 các trường trên địa bàn quận 1 đã tiếp nhận 79 HS từ các trường quốc tế chuyển về. Con số này ở quận 5 là 85.

Trong bài viết đăng hồi tháng 10, báo Tuổi Trẻ dẫn tâm sự của một phụ huynh cho biết, chị khá hài lòng chuyện phục vụ, chăm sóc cho các cháu ngủ, nghỉ ở trường quốc tế. “Nhưng có nhiều chuyện khác, mà phải ở trong chăn mới biết chăn có rận”.

Ngoài lý do phổ biến là không lường hết mức tăng học phí chóng mặt, chị và các phụ huynh nản lòng hơn cả là việc đổi giáo viên liên tục vào đầu năm học: “Cứ 2 - 3 tuần, lại thấy tên cô giáo mới trong sổ báo bài”.

Lo lắng chuyện con nhầm tưởng về khả năng của mình vì thường được nhận điểm cao, lo lắng việc con không rành giao tiếp tiếng Việt, không rành lễ nghĩa… cũng là những lý do khiến phụ huynh quyết định không kiên trì con đường “học quốc tế” cho con.

Dạy học theo hướng nhẹ nhàng, không gây áp lực cho học sinh, buổi tối học sinh không phải học bài, làm bài tập, không phải đi học thêm... là chủ trương mà nhiều trường quốc tế áp dụng. Trong khi đó, đây cũng là những trường dạy theo chương trình chung của Bộ GD-ĐT. Hiệu trưởng một trường quốc tế thẳng thắn: So với tần suất phải đi học thêm tại nhà cô giáo vào buổi tối, rồi về nhà tự học thì học sinh trường ông chỉ đạt “chuẩn” kiến thức.

Trong chủ đề “Chọn trường điểm hay trường quốc tế” trên diễn đàn webtretho, chia sẻ của một phụ huynh từng làm việc trong môi trường này nhận được nhiều sự đồng cảm của các thành viên.

Theo chị, trẻ em học ở trường  quốc tế đều có hoàn cảnh gia đình khá giả, đa số các em không  biết coi trọng đồng tiền, đua đòi và chạy theo những giá trị vật chất quá nhiều. Các em cũng không biết chia sẽ vì xung quanh bạn bè ai cũng giàu có nên ko cần phải chia sẽ hay cảm thông gì cả. Một điều tế nhị là các học trò chủ yếu chỉ nghe lời giáo viên của mình, là người nước ngoài, nhưng không có thái độ như vậy với giáo viên, trợ giảng người Việt.

Một giáo viên dạy môn Giáo dục công dân tại 1 trường cấp 3 ở TP.HCM, gia đình khá giả, đủ sức lo cho con vào trường quốc tế, góp chuyện để các phụ huynh thông tin tham khảo: Chị từng hướng dẫn nhiều sinh viên thực tập môn GDCD, các em đều rất giỏi chuyên môn nhưng sau khi ra trường không xin được dạy đúng chuyên môn, các em xin vào trường quốc tế và được bố trí dạy lớp 1,2,3...

Đâu là lựa chọn tốt nhất?

Theo dõi câu chuyện “thay đường học giữa dòng” cho con, chị Phan Thanh Thảo phân tích: Có thể phụ huynh chưa để ý đến 3 vấn đề thực tế của trường quốc tế tại Việt Nam nên khi cho con học, không lường tới những điều không mong muốn phát sinh.

Đó là, ngoài số rất ít các trường học theo chương trình nước ngòai, hầu hết chương trình học là chương trình hiện hành của Bộ GD-ĐT  quy định như tất cả các trường khác trong nước. Thầy cô giáo là người Việt được đào tạo trong nước và các trường quốc tế đều đi thuê địa điểm dạy và học (nên học phí phải tính cả phần thuê cơ sở vật chất này nữa).

Tuy nhiên, phụ huynh Lâm Thúy Ái kiên định: Chuyện con học như thế nào là do quan niệm của cha mẹ. Gia đình chị quan niệm những năm đầu đời bé chỉ cần những gì căn bản nhất nên không có những tiêu chí khắt khe với con.

Chị Linh Trần thì cho hay, một học sinh học dù ở bất kỳ môi trường nào nếu không có sự kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh thì đều mất căn bản chứ không riêng ở trường quốc tế.

“Trách nhiệm của các bậc cha mẹ ở trên là gì khi không dạy dỗ được con em họ nhưng lời chào hỏi thân mật trong giao tiếp hằng ngày, họ có bỏ thời gian ra để xem bài vở của con em mình ở trường không, có ở bên cạnh để động viên khích lệ con em học tập không?”.

 Trước khi cho con theo học trường quốc tế thì các bậc phụ huynh nên tìm hiểu thật kỹ vài điều dưới đây:

1. Trường mà bạn muốn cho con bạn theo học có thật sự là trường quốc tế hay không? Khi tìm hiểu một trường, hãy đặc biệt quan tâm đến chương trình đào tạo (ví dụ trường BIS dạy theo chương trình của Anh, SSIS theo chương trình Mỹ...).

2. Quan tâm đến đội ngũ giáo viên của trường, tiếp xúc và tìm hiểu trình độ chuyên môn của họ.

3. Tiền rất quan trọng. Nếu vẫn có nguy cơ  "đứt gánh nữa đường" thì bạn sẽ dễ khiến cho con của mình lưu vong ngay trên chính quê hương.

4. Nên xem xét điều mình thật sự muốn ở con mình. Nếu bạn đơn thuần chỉ muốn con có một chương trình học dễ dàng hơn thì trường quốc tế không hề giúp ích cho con bạn vì chương trình  học của họ tuy không nặng theo kiểu Việt Nam, nhưng cũng không nhẹ một chút nào. Hay nếu bạn muốn con bạn sau này thuận tiện du học nước ngoài thì học ở trường công lập VN hay trường quốc tế đều như nhau hết vì các em đều phải vượt qua những kì thi như SAT, IELTS....

Giá trị lớn nhất của việc học ở một trường quốc tế là  các em được tự do thể hiện và phát triển theo đúng năng khiếu, khả năng sáng tạo.  Ngoài ra, việc cho con học trường quốc tế cũng có giá trị về mặt thương hiệu cho chính gia đình phụ huynh.

(Theo webtretho)

Nguồn : Timnhanh.com

Dứa trộn ngũ sắc tràn không khí xuân


Với những nguyên liệu sẵn có trong nhà ngày Tết, món trộn này vừa nhanh vừa lạ miệng lại nhiều màu sắc, thích hợp cho không khí vui vẻ ngày Tết hoặc đột xuất có khách đến chơi nhà.
1552596686_dua9
Nguyên liệu:
Thơm (dứa), dưa hành, củ kiệu, rau húng lủi
Khô bò, khô mực, tôm khô
Nước mắm, chanh, tương ớt, đường
Cách làm:
1929526896_dua22
Tôm khô ngâm mềm, cho ít dầu vào chảo phi thơm tỏi băm, chao tôm khô qua dầu, rắc chút xíu đường cho tôm được bóng.
Nguyên liệu mỗi thứ một ít cắt vừa miếng ăn. (hình 1, 2)
Pha chén nước trộn: nước mắm, đường, tương ớt, nước cốt chanh mỗi thứ 1 muỗng, nếu thích có thể thêm một muỗng dầu ăn, hòa tan đều tất cả.
142006373_dua9
Trộn đều các nguyên liệu đã thái nhỏ và nước trộn vừa pha (hình 3), bày ra đĩa, trang trí với ít húng lủi.
Chúc các bạn vui Tết!
Nguôn: Timnhanh.com

Đại gia chi gần chục triệu ăn sáng

 
Đại gia chi gần chục triệu ăn sáng
Một bát phở có giá 750.000 đồng

Thứ Hai, ngày 17/01/2011, 07:20
(Tin tuc 24h) -
Có những người thường xuyên ăn một bát phở có giá 750.000 đồng mỗi sáng sớm, đến cuối tuần lại dẫn cả gia đình đi ăn cùng. Ước tính số tiền chi cho một bữa sáng như vậy cũng hết gần chục triệu đồng/1 tháng.


Thực phẩm “bẩn” len lỏi vào từng ngõ ngách, đe dọa sức khỏe, sinh mạng của người tiêu dùng. Trước thực trạng “đụng đâu cũng thấy chất độc”, một bộ phận những người có điều kiện kinh tế khá giả đã chịu chi những khoản tiền không nhỏ để ăn uống ở các nhà hàng sang trọng nhằm đổi lấy sự an toàn. Có những người thường xuyên ăn một bát phở có giá 750.000 đồng mỗi sáng sớm, đến cuối tuần lại dẫn cả gia đình đi ăn cùng. Ước tính số tiền chi cho một bữa sáng như vậy cũng hết gần chục triệu đồng.

Ăn một bát phở giá 750.000 đồng
Kể từ nửa năm trở lại đây, anh Thắng – chủ một công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản tại Hà Nội – thường đến ăn món phở khá nổi tiếng tại nhà hàng của một khách sạn trên đường Láng Hạ.
Loại phở này có 6 loại khác nhau với nhiều mức giá khác và chênh nhau tương đối lớn, gồm: Phở bò Kobe gyu ‘5’ giá 750.000 đồng/bát; phở bò Kobe ‘M’ giá 500.000 đồng/bát. “Bình dân” hơn là phở bò Wagyu Úc giá 220.000 đồng/bát. “Bình dân” hơn nữa là phở bò Mỹ giá 125.000 đồng/bát. 2 loại có giá thấp nhất là phở bò Úc ‘S’ giá 85.000 đồng/bát và phở nạm bò Mỹ giá 70.000 đồng/bát.
Tổng Giám đốc kiêm chủ nhà hàng này cho biết, loại phở giá 500.000 đồng/bát và 750.000 đồng/bát xuất hiện khoảng hơn 1 năm trở lại đây. Đặc điểm của loại thịt bò dùng cho loại phở này là khi cho vào miệng, miếng thịt sẽ tan nhanh, rất mềm, rất giòn, đậm đà và giàu dinh dưỡng. Thay vì nhà hàng nhúng thịt bò trước, khi ăn bát phở này, khách hàng sẽ tự tay nhúng lấy.
Đại gia chi gần chục triệu ăn sáng, Tin tức trong ngày, dai gia, an pho, an sang, ve sinh an toan thuc pham, ung thu, tin tuc 24h
Thay vì nhúng từ trước, khách hàng sẽ tự tay nhúng trực tiếp thịt bào để mọi chất bổ dưỡng đều đi vào bát phở. Giá cao nhất cho một bát phở này là 750.000 đồng
Hiện nay, số thực khách lựa chọn loại phở đắt nhất này xuất hiện ngày càng nhiều (chính ông chủ nhà hàng này cũng không ngờ món này lại hút khách đến vậy). Song, sự lựa chọn phổ biến nhất vẫn là phở bò Mỹ giá 125.000 đồng/bát và phở bò Wagyu Úc giá 220.000 đồng/bát. Điểm đáng chú ý là trong số những thực khách sử dụng các món phở trên, có nhiều người vì nhu cầu cá nhân chứ không vì phải tiếp khách hay phải chiêu đãi đối tác, vv..

Nhiều người nghe mức giá dành cho một bát phở như trên tỏ ra khá giật mình. Có người còn hóm hỉnh “quy đổi” 1 bát phở bò Kobe gyu ‘5” giá 750.000 đồng ra thành tiền dùng để đi nhậu thì thấy: Khoản tiền 750.000 đồng có thể thoải mái cho một bữa nhậu 4 người với rượu và nhiều món ăn đa dạng!

Nhưng những người như anh Thắng lại không nghĩ vậy. Anh Thắng cho rằng, với tình hình vệ sinh thực phẩm gần như bị thả nổi hiện nay, nếu ăn uống ở những nhà hàng nhỏ lẻ, quán ăn ven đường, … không có hệ thống kiểm tra chất lượng và phát hiện độc chất thì anh không yên tâm.

Anh Thắng bày tỏ: “Tôi không nghĩ tôi đến đây vì thích chơi sang. Đơn giản là vì tôi có thể trả 750.000 đồng cho 1 bát phở mà tôi nghĩ là ngon, an toàn và tôi cảm thấy an tâm, thoải mái vì điều đó”.
Trung bình mỗi tuần anh Thắng đến nhà hàng này ăn phở 2-3 lần. Vào cuối tuần rảnh rỗi hoặc muốn xả stress, anh cũng thường đưa cả vợ, 2 con và ông bà nội ngoại đến ăn cùng, mỗi người có thể chọn loại phở theo sở thích riêng của mình.

“Tôi thấy kinh tế Việt Nam hiện nay phát triển mạnh và sản sinh ra một tầng lớp giàu có, tiền với họ không phải là vấn đề quá quan trọng. Là chủ nhà hàng này, thời gian gần đây tôi thường xuyên tiếp những gia đình 3 thế hệ đến ăn phở vào mỗi sáng cuối tuần. Cả tiền đồ uống, café, hóa đơn thanh toán cho mỗi lần ăn sáng cũng có thể là gần chục triệu đồng”, chủ nhà hàng cho biết.

Thậm chí, có những vị khách thân quen ăn thường xuyên ở đây đã trên 2 năm, ngày nào nhà hàng cũng phải giữ một chỗ đặc biệt cho vị khách này. Toàn nhà hàng có khoảng 150 chỗ ngồi, nhưng vào giờ cao điểm (7-9h sáng) đều hết sạch chỗ ngồi. Đến ngày cuối tuần, theo lời ông chủ, thì nhiều khách muốn vào ăn còn phải lái xe ô tô chạy nhiều vòng bên ngoài để tìm chỗ đậu xe vì sân nhà hàng đã chật kín xế hộp.

Càng giàu càng ăn sạch
Không chỉ ăn sáng, nhiều người giàu ở Hà Nội chọn ăn trưa hoặc ăn tối cũng ở những nơi sang trọng, đắt đỏ để đạt được cảm giác an tâm.
Bà Thùy Anh, phụ trách truyền thông của khách sạn M. cho biết, khách sạn có đặc thù là thường phục vụ ăn cho khách nước ngoài, khách tham gia hội nghị hội thảo nên đối tượng đến ăn vì nhu cầu cá nhân trước đây xuất hiện không thường xuyên. Nhưng hiện nay thì tình hình đã đổi khác.
“Dù không có một thống kê nào về việc có bao nhiêu người đến đây ăn vì nhu cầu ăn uống cá nhân thông thường nhưng đối tượng cá nhân, hộ gia đình đến đây ăn xuất hiện ngày càng nhiều”, bà Thùy Anh nói.
Để đáp ứng được xu hướng này của khách hàng, khách sạn M. đã đưa ra ngày càng nhiều món ăn thuần Việt hơn và đưa ra một số “gói” sản phẩm cho khách hàng lựa chọn.
“Cuối tuần chúng tôi có gói ăn sáng kèm ăn trưa cùng, kéo dài từ 9h sáng đến 2h chiều. Giá cho mỗi suất ăn của người lớn là 620.000 đồng, chưa để đồ uống và 10% VAT cùng các chi phí khác. Trên thực tế, rất nhiều người lựa chọn những suất ăn như thế này, số gia đình đi đến 6-7 người vào cuối tuần rất phổ biến và họ đến khá thường xuyên”, bà Thùy Anh nói.

Còn tại chuỗi nhà hàng “bình dân” hơn, một giám đốc Marketing cũng cho biết, lượng khách gia đình đến ăn tại đây cũng chiếm đến khoảng 40%. Những đối tượng đi ăn nhỏ lẻ đến rất thường xuyên.
Các nhà hàng này còn đưa ra những thực đơn có lợi cho sức khỏe với những món ăn nhiều rau để khách hàng lựa chọn, bởi, hiện nay người có điều kiện kinh tế tốt thực sự không tiếc tiền để được sử dụng những gì có lợi nhất cho sức khỏe.

1/3 bệnh nhân ung thư có nguyên nhân liên quan đến cách ăn uống
Thống kê mới nhất của Bộ Y tế cho thấy: Tỷ lệ mắc ung thư (tỷ lệ chung cho tất cả các loại ung thư) ở nam giới Việt Nam năm 2010 là 181,3 người/100.000 người. Năm 2000, tỷ lệ này là 146,6 người/100.000 người.
Còn ở nữa giới, tỷ lệ này năm 2010 là 134,9 người/100.000 người. Trong khi đó, tỷ lệ ung thư năm 2000 ở nữ chỉ là 101,6 người/100.000 người.
Trả lời báo Tuổi Trẻ ngày 8/12/2010, bác sỹ Đặng Huy Quốc Thịnh, Phó Giám đốc bệnh viện Ung bướu TP HCM đã đưa ra một con số đáng lưu ý: “Số liệu nghiên cứu mới đây cho thấy 1/3 những người mắc bệnh ung thư là do có vấn đề trong ăn uống.
Nếu thức ăn hàng ngày nhiễm độc, ăn vào cơ thể, lâu ngày sẽ tích tụ gây bệnh. Hiện nay cũng có nhiều người ăn rau ít, chất béo nhiều, nhậu nhiều, trẻ em còn nhỏ nhưng cũng được đưa đi ăn ở các tiệm bán thức ăn nhanh – nơi có nhiều món ăn giàu chất béo, gây béo phì. Đó cũng là một yếu tố gây ung thư”.

Những đứa trẻ mưu sinh trong giá lạnh

Thứ Hai, ngày 17/01/2011, 15:30
 
Những đứa trẻ mưu sinh trong giá lạnh
Tranh thủ đánh giày kiếm tiền



(Tin tuc 24h) - Giữa cái lạnh cắt da, cắt thịt của mùa đông khắc nghiệt, trên phố thấp thoáng bước chân người vội vàng qua đường. Những đứa trẻ với đôi chân trần và chiếc áo mỏng manh vẫn ngày đêm lang thang giữa thành phố kiếm kế mưu sinh.

Hơn tuần qua, Nghệ An phải hứng chịu những đợt rét đậm, rét hại tăng cường tấn công. Người dân ra đường với nhiều lớp áo ấm mà vẫn cảm nhận được cái lạnh đến thấu xương. Đi dọc các tuyến đường trong TP Vinh, không hiếm cảnh những đứa trẻ lang thang tìm kế mưu sinh với đủ nghề, mong kiếm được chút tiền mua sách vở, quần áo cho một cái Tết yên ấm hơn.

Với đôi chân trần và manh áo mỏng khoác ngoài, đôi môi đã thâm đen vì lạnh, em Phạm Văn Thanh, 12 tuổi (quê ở xã Nghi Phong, Nghi Lộc, Nghệ An) lắp bắp: “Mấy hôm nay trời rất lạnh nhưng em vẫn phải đi đánh giày. Gia đình khó khăn nên em phải tự bươn chải cuộc sống. Nhiều hôm lạnh quá, tay chân tê buốt, em phải nghỉ tạm vào một góc hè nào đấy cho đỡ rồi lại tiếp tục công việc. Tham công tiếc việc nên em luôn phải tới trường với cái bụng đói vì không kịp ăn gì”.
Những đứa trẻ mưu sinh trong giá lạnh, Tin tức trong ngày, danh giay, te danh giay, tre lang thang, ret dam, tin tuc 24h
Nhìn dáng người nhỏ bé nhưng Hiếu đã có hơn 2 năm kinh nghiệm đánh giày giữa TP Vinh
Vất vả hơn Thanh là Hoàng, quê ở tận huyện Diễn Châu, được nghỉ học là Hoàng xin phép bố mẹ vào thành phố Vinh đánh giày. “Em chỉ tranh thủ được hai ngày cuối tuần để kiếm tiền thôi. May mắn vào những ngày nắng ấm, khách hàng nhiều thì em cũng kiếm được 50.000/ngày. Nhưng mấy hôm nay trời lạnh, người dân rất ít ra đường, làm chăm chỉ cả ngày nhưng em cũng chẳng kiếm được là bao”, Hoàng vừa xuýt xoa vừa nói.
Như hiểu được suy nghĩ của chúng tôi định hỏi, Hoàng phân trần: “Mặc thế này cũng lạnh lắm anh ạ, nhưng đi nhiều nên em cũng quen dần với thời tiết. Em chỉ thương mẹ và các em nhỏ ở nhà không một manh áo mùa đông để mặc mà vẫn vật lộn ngoài đồng với con tôm, mớ cá đi chợ".
Các em mưu sinh bằng nghề đánh giày chủ yếu ở độ tuổi từ 10 - 15 tuổi. Từ nhỏ, các em đã phải lăn lộn với miếng cơm, manh áo hàng ngày, số ít các em may mắn là còn đi học. Với các em, đánh giày là cái “cần câu cơm” nuôi sống bản thân và gia đình.

Vóc dáng nhỏ bé, xương xương giống cậu học sinh tiểu học, ít ai nghĩ Phan Văn Hiếu năm nay đã 13 tuổi. Kinh nghiệm hơn 2 năm đánh giày, lăn lộn trên các nẻo đường của thành phố Vinh, giúp Hiếu chịu đựng tốt với mọi thời tiết khắc nghiệt.
Hiếu tâm sự: “Em quen với những thời tiết như thế này rồi. Nhớ lại mùa đông năm 2008, lúc ấy em mới bắt đầu đi theo các anh học nghề đánh giày. Năm ấy lạnh lắm, em đi được hai ngày thì phải nhập viện vì bị viêm đường hô hấp nặng. Nhưng vì cuộc sống gia đình em còn nghèo và đói nên em tiếp tục phải theo nghề này ”.
Dễ mắc bệnh...

Thời tiết ngày một rét đậm, rét hại, không khí ngoài đường có lúc xuống dưới 12 độ C, khiến nhiều em tay chân cứng lại, miệng run run không nói thành lời, mặt tái mét đi vì lạnh. Ngoài công việc đánh giày, các em còn tranh thủ làm thêm các công việc khác như bốc vác, nhặt rác,… ai thuê gì các em cũng làm, không kể công việc nặng hay nhẹ chỉ với mong muốn kiếm thêm được chút tiền đem về cho gia đình.
Những đứa trẻ mưu sinh trong giá lạnh, Tin tức trong ngày, danh giay, te danh giay, tre lang thang, ret dam, tin tuc 24h
Giữa trời lạnh nhưng Thanh vẫn đi chân trần, môi em thâm đen vì lạnh, tranh thủ đánh giày kiếm tiền
Mặt tái nhợt đi vì lạnh nhưng đôi bàn tay nhỏ nhắn của Lê vẫn thoăn thoắt đưa cái móc bới tung đống rác để mong kiếm được chút phế liệu bán kiếm tiền phụ thêm vào tiền học. Lê vừa làm vừa nói: “Muốn có áo mới trong dịp tết sắp tới nên em phải dậy từ rất sớm để đi làm. Mấy hôm ni trời lạnh, lại có mưa nên kiếm được ít lắm, em rất lo lắng. Vì vậy, em hạ quyết tâm phải dậy sớm hơn một chút và làm về muộn hơn các bạn thì may ra mới kiếm đủ tiền mua áo mới đón tết anh ạ."
Trao đổi với chúng tôi, Bác sĩ Phạm Văn Diệu - PGĐ bệnh viện Nhi Nghệ An cho biết: “Vấn đề trẻ em ra đường mặc không đủ ấm khi gặp thời tiết rét đậm, rét hại sẽ dẫn đến nhiều chứng bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy… nguy hiểm hơn là các bệnh về máu, nhịp tim… Vì vậy, chúng tôi khuyên mọi người hãy mặc đủ ấm trước khi ra đường, đảm bảo chế độ ăn uống tốt và hạn chế đi ra đường”.
Dưới cái lạnh tê buốt, những trẻ em lang thang đường phố vẫn ngày đêm lặn lội tìm kế sinh nhai. Vì miếng cơm manh áo, vì những mơ ước giản dị trên ghế nhà trường mà các em đã quên đi cái lạnh đến cắt da, cắt thịt của mùa đông, băng qua giá rét để kiếm tiền nuôi sống bản thân, gia đình, học hành. Cuộc sống các em đang còn đầy rẫy những khó khăn, vất vả nhưng trên khuôn mặt các em luôn nở những nụ cười hạnh phúc mỗi khi có khách gật đầu đồng ý đánh giày.
24H.COM.VN (Theo Dân trí )

Lựa chọn hạt dưa an toàn


TTO - Trong 23 mẫu thực phẩm và gia vị các loại được đoàn thanh tra Sở Y tế TP.HCM lấy từ hệ thống các siêu thị và chợ bán lẻ trên địa bàn mang đi kiểm nghiệm thì có 3 mẫu hạt dưa và bột ớt chứa phẩm màu công nghiệp Rhodamin B.
Lựa chọn hạt dưa có nguồn gốc rõ ràng để yên tâm hơn về chất lượng - Ảnh: N.Bình
Thị trường hạt dưa Tết 2011 lại tiếp tục “dậy sống” với thông tin phát hiện hạt dưa nhiễm hóa chất gây ung thư ngay trước khi vào cao điểm Tết. Theo đoàn thanh tra Sở Y tế TP.HCM trong quá trình kiểm tra, đơn vị phát hiện nhiều mẫu hạt dưa… không nhãn mác, không hạn sử dụng, chủ sạp không chứng minh được nguồn gốc mặt hàng đang bày bán. Sau khi đem đi kiểm định, một mẫu hạt dưa bán tại chợ Tân Định, Q.1 chứa Rhodamin B với hàm lượng lên tới 14,5 mg/1kg.
So với năm ngoái, thị trường hạt dưa năm nay được đánh giá an toàn hơn khi ít trường hợp hạt dưa bị phát hiện nhiệm chất công nghiệp Rhodamin B hơn. Theo Thanh tra sở người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì thực tế rất nhiều cơ sở, lò cung cấp hạt dưa rút kinh nghiệm từ năm ngoái đã cho tiến hành kiểm tra chất lượng phẩm hạt dưa từ đầu mùa.
Thanh tra sở khuyến cáo người tiêu dùng chỉ nên mua sản phẩm có công bố tiêu chuẩn chất lượng, ghi đầy đủ các yêu cầu về nhãn mác như tên, địa chỉ cơ sở, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, và kiểm tra kỹ các công bố tiêu chuẩn chất lượng.
Về kinh nghiệm chọn mua hạt dưa, hiện nay trên thị trường có loại hạt dưa không nhuộm màu. Thông thường hạt dưa nhuộm màu để có vỏ láng đẹp hơn vì vậy, những loại hạt dưa không nhuộm màu đều được chọn từ số hạt dưa tốt, vỏ đẹp, người sử dụng hoàn toàn yên tâm.
Tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn thích chọn loại hạt dưa có màu có thể lưu ý. Để nhuộm màu cho hạt dưa thường có 2 loại hay được sử dụng đó là: phẩm màu thực phẩm và phẩm màu công nghiệp. Bằng mắt thường khó có thể phân biệt được hạt dưa nào được nhuộm phẩm màu công nghiệp hạt dưa nào không. Theo kinh nghiệm, những loại hạt dưa sử dụng phẩm màu công nghiệp thường có màu đỏ sắc, bóng trong khi màu thực phẩm thường dễ phải, tự nhiên.
Một điểm lưu ý nữa là hạt dưa là loại hạt có nhiều tinh dầu nên dễ gây nấm, mốc. Cần lựa chọn loại hạt dưa to, chắc ăn không có mùi hôi dầu mà thơm, béo. Người mua cần lựa chọn những sản phẩm có nhãn mác, hạn sử dụng và những lưu ý về thành phần phụ gia. 
N.BÌNH
theo Tuoitre.vn

Hàn Quốc: Xử phạt giáo viên nhận quà trên 27 USD


TT - Giáo viên nhận hơn 30.000 won (khoảng 27 USD) tiền mặt hoặc một món quà trị giá tương đương từ phụ huynh học sinh sẽ bị kỷ luật, theo tuyên bố mới đây của Văn phòng Giáo dục thủ đô Seoul, ngày 12-1.
Nhiều thập niên qua, vào Ngày nhà giáo Hàn Quốc (15-5), phụ huynh giữ truyền thống tặng quà (gọi là chonji) hoặc tiền mặt cho giáo viên để con em mình được ưu ái và quan tâm hơn trong lớp học. Tuy nhiên, cũng có một số giáo viên vòi vĩnh bằng cách đòi phụ huynh mời đi ăn ở những nhà hàng sang trọng và đắt tiền. Đã nổ ra nhiều tranh cãi trong ngành giáo dục ở Hàn Quốc về việc bãi bỏ truyền thống chonji, dù những món quà của phụ huynh xuất phát từ tấm lòng thật sự hay để đút lót.

Theo quy định mới, giá trị tất cả quà tặng phải dưới ngưỡng 30.000 won, giáo viên nhận quà hơn giá trị này hay vòi vĩnh phụ huynh sẽ bị kỷ luật, và phụ huynh nào phát hiện giáo viên nhận quà quá mức sẽ được thưởng.

Văn phòng Giáo dục Seoul cho biết một thầy giáo vừa bị khiển trách vì nhận thẻ quà tặng có trị giá lên đến 300.000 won. Phụ huynh báo cáo vụ việc này được thưởng 2,5 triệu won (hơn 2.200 USD). Cô Juyeon Kim, giáo viên ở Seoul, cho Tuổi Trẻ biết hiện cô và các đồng nghiệp rất e ngại về chuyện quà cáp từ phía phụ huynh vì có khả năng phụ huynh “gài bẫy” giáo viên để nhận tiền thưởng.
Trong một cuộc khảo sát với 1.660 phụ huynh học sinh, Ủy ban Nhân quyền và chống tham nhũng Hàn Quốc cho biết 36,4% phụ huynh ở các khu vực giàu có phía nam Seoul thường biếu tiền mặt cho giáo viên. Giải thích hành động của mình, 70,5% phụ huynh cho rằng quà tặng để thể hiện sự kính trọng, chỉ 14,2% phụ huynh cho biết tặng quà để con em được thầy cô ưu ái hơn. Gần 53% phụ huynh biếu giáo viên 50.000 won và 37,4% tặng 100.000 won.
DUY PHÚC
Theo Tuoitre.vn

Nấm kim châm xào thịt bò


Nấm trắng, ớt đỏ, cần xanh, thịt bò nâu nhạt... đĩa nấm xào của bạn không chỉ ngon, bổ mà còn rất bắt mắt.
Ngoài thành phần chủ yếu là protid như mọi loại nấm khác, nấm kim chi còn có các vitamin B1, B2, C, BB... chứa nhiều kẽm, kali, tốt cho những người mắc bệnh huyết áp; đồng thời có tác dụng phòng chống các bệnh gan mật, tiêu hóa.
Nấm kim chi chế biến rất đơn giản, lại có thể phối hợp với nhiều loại thực phẩm như xào với mực tươi, với tôm - thịt, thịt gà, thịt bò... Bạn có thể thử chế biến món thịt bò xào với nấm kim chi, một món ăn rất dễ làm, lại không tốn thời gian.

Khẩu phần 2 người ăn chỉ cần 200g thịt bò (thịt bò phi lê càng ngon) và khoảng 200g nấm. Thịt bò ướp gia vị, xào chín tái, trút ra đĩa. Nấm cắt bỏ gốc, rửa với nước có pha chút muối, để ráo. Phi thơm dầu ăn với tỏi, cho nấm vào xào nhanh tay. Lưu ý: nấm rất mau chín, phải làm nhanh, nấm chín quá sẽ bị nhũn, ăn mất ngon và mất nhiều vitamin. Cho thịt bò vào nấm đảo lại một lần nữa rồi cho ra đĩa.
Trang trí thêm cần tây cắt ngắn và vài lát ớt tươi. Dọn dùng nóng. Có thể chấm kèm với nước tương cho thêm đậm đà.
(Theo Phụ Nữ TP HCM)

Thịt ngâm nước mắm


Món thịt ngâm nước mắm quen thuộc được gia giảm thêm chút màu xá xíu đỏ tươi trở nên thật ngon mắt và quyến rũ.
Nguyên liệu: 300g thịt ba rọi, 15g màu xá xíu, 300g đường, 400ml nước mắm loại ngon, một củ tỏi, lột vỏ, một muỗng cà phê tỏi bằm, 2 muỗng cà phê hành tím bằm, một trái chanh, ít ngò rí, 5 trái dưa chuột muối, dưa leo, hạt nêm, tiêu.
Cách làm:
- Hành tím lột vỏ, rửa sạch, bằm nhuyễn 3 củ.
- Thịt rửa sơ qua, để nguyên tảng ướp với tỏi bằm, hành tím bằm khoảng 15 phút. Cho vào nồi luộc chín với hành củ. Vớt ra, để ráo, đợi nguội hẳn thì đem ngâm vào bột màu xá xíu cho thấm.
- Bắc nồi lên bếp, thắng 3 muỗng canh đường và một tô nước cho có màu đẹp. Tỏi tép xắt lát mỏng.
- Cho thịt heo vào keo lớn, đổ nước mắm, nước đường và tỏi tép vào ngâm khoảng một đêm. Khi ăn, lấy ra, xắt lát mỏng, dùng kèm dưa muối hoặc cuốn bánh tráng dưa giá. Món này có thể để trong 10 ngày.
(Theo Bếp Gia Đình)