Hiển thị các bài đăng có nhãn VIỆT NAM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VIỆT NAM. Hiển thị tất cả bài đăng

21/11/11

RỰC RỠ NHỮNG PHỐ HOA TẠI SÀI GÒN


Ở Sài Gòn có những khu phố chuyên bán hoa cảnh rất đẹp và rẻ, nếu có dịp ghé qua thành phố dịp này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ rực rỡ của hàng trăm chậu hoa chờ Tết về...

Tết Nguyên Đán sắp tới gần, đây là dịp để những người thân, bạn bè gặp nhau ôn lại những câu chuyện trong một năm đã qua, là dịp để mọi người tham hỏi và chia sẻ với nhau những niềm vui đầu năm mới và cầu chúc cho nhau một năm thành công và vui vẻ. Và đây cũng là dịp để mọi người trang hoàng lại ngôi nhà của mình để sẵn sàng đón Tết.
 
Hoa Thạch thảo hay ngoài bắc còn gọi là sen cạn
 
Hoa cẩm tú cầu màu xanh rất lạ
 
Hoa cúc bi mang vẻ đẹp tự nhiên thuần khiết
 
Lan Hồ điệp lại mang vẻ kiêu sa, lộng lẫy
 
 
Dạo qua các con đường trên khắp thành phố không khí mua sắm chuẩn bị tết đang nhộn nhịp hẳn lên từng ngày. Mỗi người chọn cho mình những loại hàng hóa nhất định để chuẩn bị Tết nhưng những hàng hoa có lẽ là nơi không người nào không muốn ghé qua để chọn cho mình những chậu hoa đủ màu sắc trang trí cho ngôi nhà thêm rực rỡ và ấm cúng trong năm mới.
 
Khách chọn hoa trên đường Thành Thái
 
Không giống như các chợ hoa chỉ bán hoa cành, những hàng hoa cây cảnh thường bãn những chậu, giỏ hoa và các loại cây cảnh cả gốc. Điều này có nghĩa bạn sẽ có được hoa tươi lâu hơn và thêm nhiều màu xanh hơn cho không gian nhà mình.
 
 
 
 
Trên các con đường như Thành Thái, Nguyễn Trãi hay Nguyễn Hữu Cảnh,... những cửa hàng hoa- cây cảnh ngập tràn màu sắc với hàng loạt loài hoa đủ màu sắc được các chủ quán nhập về phục vụ cho nhu cầu trang trí nhà cửa dịp cuối năm.
 
 
Bước vào các cửa hàng hoa trong những ngày này, bạn sẽ thực sự choáng ngợp trước một rừng những loài hoa đủ chủng loại và màu sắc đa dạng.
 
 
 
Những bông Đồng tiền vàng đỏ, những chậu Cẩm tú cầu tim tím, những chậu lan Hồ Điệp như những cánh bướm rực rỡ, những cây Phát tài được ghép với nhau khéo léo, những giỏ hoa cúc dại nhỏ xinh, khóm Cẩm chướng phớt hồng, xanh thẫm những chậu những giỏ Lan chuỗi ngọc, lạ mắt với những cây Cẩm thạch,...
 
 
 
 
Cây móng rồng mang vẻ đẹp sang trọng
 
Hoa ở đây, được lấy nguồn chủ yếu từ các tỉnh miền Tây như Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang... một số loài được lấy nguồn từ Đà Lạt mang xuống để kịp phục vụ cho nhu cầu hoa ngày Tết. Đặc biệt có một số giống lan được nhập từ Đài Loan, Singapore,... về để phục vụ cho nhu cậu dịp tết.
 
 
Một số chậu hoa được nhập từ Đài Loan về
 
Theo chủ những hàng hoa thì giá các loại hoa tùy vào mức độ đẹp và quý có thể chênh lệch từ 25.000 đồng tới vài trăm ngàn, đặc biệt có những loài lan quý hoặc một số loại cây chỉ có vào dịp này giá có thể cao hơn nhiều. Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà mọi người có thể lựa chọn cho mình những chậu hoa ưng ý và hợp sở thích.
 
Bên cạnh đó, ở các cửa hàng này bạn cũng có thể chọn cho mình những chậu hay giỏ đựng hoa bằng nhiều vật liệu khác nhau phù hợp với các loại cây cũng như không gian và diện tích ngôi nhà của bạn.
Nếu bạn có nhu cầu về hoa Đào, Quất hãy ghé qua chợ hoa ở công viên 23/9 ngay cạnh chợ Bến Thành, những người yêu bonsai, mai thế thì nên ghé qua chợ hoa ở công viên Gia Định. chợ hoa tết Thành Thái với nguồn hoa cung ứng từ miền Tây lên sẽ có giá cả phải chăng hơn và hoa tươi hơn.
 
Cây cảnh bonsai thu hút người mua bởi dáng lạ
 
 
Những bông hoa không chỉ mang lại vẻ đẹp cho ngôi nhà mỗi dịp xuân về, nó còn thể hiện sự tươi mới và mong muốn một năm mới phát tài phát lộc. Vì thế mà những loài hoa như đua nhau khoe sắc rực rỡ và đầy sức sống trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
 
Những lưu ý khi mua hoa Tết:
 
- Nên chọn những cửa hàng hoa lớn để có nhiều loại hoa cho bạn lựa chọn và giá cả hợp lý. Có thể chọn các hàng hoa trên đường Thành Thái, phường 15, quận 10 ngay đường Lý Thường Kiệt vào; Đường Nguyễn Trãi đoạn giao với Lê Hồng Phong, phường 2, quận 5; đường Nguyễn Hữu Cảnh đoạn đối diện Thảo cầm viên,...
 
- Chọn những chậu hoa tươi và còn nhiều nụ để có thể giữ hoa đẹp trong ngày tết.
 
- Hỏi kỹ chủ quán về thời gian sống, cách chăm sóc, tưới nước và bón phân cho cây.
 
- Từ ngày 15 tháng chập âm lịch các chợ hoa tết ở công viên 23/9, Công viên Lê Văn Tám, công viên Gia Định và trên đường Thành Thái sẽ bắt đầu hoạt động. Đây là thời điểm tốt để tham quan và mua hoa cho ngày Tết.

16/11/11

Biển Đông và lòng yêu nước của người Việt


"Bộ đội thì đánh giặc cho giỏi, nông dân thì làm nhiều thóc gạo, nhà ngoại giao thì khôn khéo đấu tranh..." - Đại biểu QH Dương Trung Quốc.


Sự kiện tàu của Trung Quốc liên tiếp cắt, phá cáp của tàu Việt Nam, ngay trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta đã khiến dư luận bức xúc. Đặc biệt các bạn trẻ đã có nhiều hành động lên án việc làm sai trái đó của phía Trung Quốc.

Lòng yêu nước lại trỗi dậy, sôi sục trong mỗi người trẻ. Nhưng làm thế nào để hiện điều đó đúng mực, thông thái và đạt hiệu quả cao nhất?

Sáng nay 10/6, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Đại biểu Quốc hội, Nhà sử học Dương Trung Quốc xung quanh câu chuyện này.
Sự kiện biển Đông đang làm trỗi dậy lòng yêu nước thường trực trong mỗi người dân Việt Nam. Ảnh: Internet.
- Nhiều bạn trẻ khi thấy Trung Quốc có những hành động vi phạm lãnh hải Việt Nam đã bày tỏ ý kiến trên các diễn đàn. Nhiều bạn đòi đưa ra Tòa án quốc tế, nhiều bạn khác tỏ thái độ bức xúc trước những hành động của Trung Quốc... Ông có nhận xét gì về những hành động này?

Trước hết việc các bạn trẻ còn quan tâm đến những vấn đề chính trị thời sự, lại là những vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia thì đó là một điều rất đáng mừng. Đáng sợ nhất là sự thờ ơ của tuổi trẻ cho rằng đấy là chuyện của ... người lớn. Bày tỏ ý kiến trên diễn đàn cùng là điều tốt vì các bạn trẻ đã biết sử dụng công cụ của thời đại, ý thức được quyền của mình trong mối quan hệ với cộng đồng.

Bộc lộ trên mạng là cách thể hiện trước cộng đồng, do đó điều này cần đến sự chín chắn và có trách nhiệm. Đương nhiên nó tuỳ thuộc vào hiểu biết, nhận thức của mỗi người nên khó có thể tìm thấy sự đồng thuận tuyệt đối. Tôi không khuyên các bạn trẻ nên hay không nên nhưng đã lên mạng thì phải có bản lĩnh và cũng cần quan tâm nhiều hơn đến đời sống thực, vì mạng cũng là môi trường ta dễ bị rơi vào tâm thế “ảo” ,đôi khi lợi bất cập hại.

Vấn đề là ở chỗ phát biểu như thế nào (kể cả nội dung và thái độ). Một nội dung đúng đắn, một thái độ đúng mức sẽ có tính thuyết phục, chia sẻ hay định hướng cộng đồng trên mạng. Những nhận thức sai lầm, thái độ quá khích cũng sẽ có tác động ngược lại ... Cần ý thức sức mạnh của mạng trên cả 2 mặt tích cực và tiêu cực đó. Để dân tộc không bị phân tâm khi đứng trước những thử thách lớn của lịch sử, những phát biểu trước cộng đồng, tôi xin nhắc lại cần đến sự chín chắn và có trách nhiệm.

Đương nhiên vấn đề khó lại chính là chỗ nói thế nào là đúng đắn và thái độ thế nào là đúng mức. Ngoài sự khác biệt giữa những người tham gia trên mạng còn có sự khác biệt giữa quan điểm chính thống của Nhà nước với người dân. Đứng trước những vấn đề phức tạp như thế này thì lý tưởng nhất là có sự đồng thuận hay nhất trí của các bên. 

Để có được sự đồng thuận ấy thì Nhà nước cần chủ động trong việc giáo dục, tuyên truyền kể cả sự lắng nghe, thuyết phục hay tiếp thu những tiếng nói từ phía người dân. Thái độ của người dân như thế nào một phần là từ cách ứng xử của nhà nước. Đây là một việc rất quan trọng vì đó là nền tảng của sự đoàn kết trong hành động.

Cuối năm 1946, khi đi kiểm tra công việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân tái xâm lược, mọi người đều nói quyết tâm, Bác Hồ nói rằng quyết tâm chưa đủ, phải “tín tâm” thì mới “đồng tâm” được. Bởi vậy theo tôi, nếu để các bạn trẻ có những nhận thức sai về thực trạng, hành động không phù hợp với ý đồ của Nhà nước thì cần phải nhận rằng có phần do lỗi tại người lớn trong đó có cả những đoàn thể và cơ quan có trách nhiệm của Nhà nước.

- Có ý kiến cho rằng lòng yêu nước phải thể hiện bằng hành động, chứ không phải là những lời nói trên các mạng xã hội. Ý kiến của ông về điều đó?

Đương nhiên lòng yêu nước thì phải được thể hiện bằng hành động, còn hành động như thế nào thì thật khó nói vì tuỳ thuộc vào hoàn cảnh mỗi người. Chung nhất là thực hiện tốt tư cách công dân và tìm được sự đồng thuận chung với cộng đồng. Lý tưởng nhất là có được sự đồng thuận với Nhà nước trong những vấn đề hệ trọng của nước nhà.
Đại biểu Quốc hội, nhà sử học Dương Trung Quốc.
- Ngày 5/6, một số phương tiện truyền thông ở ngoài nước loan tin về việc đã xảy ra "các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc" trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng chúng ta lại dùng từ “tụ tập” để nói về điều đó. Ông nghĩ sao về điều này?

Tại sao ta lại ngại chữ “biểu tình”. Biểu tình được ghi trong Hiến pháp nhưng đáng tiếc nó chưa được luật hoá nên mỗi người hiểu khác nhau. Đông người đến môt chỗ làm một việc, nếu để ăn uống, chơi bời, giải trí thì đó là tụ tập, còn đến để bày tỏ chính kiến thì là “biểu tình”. Nội dung chính kiến thì ủng hộ, chào mừng... hay phản đối, đả đảo cũng đều là biểu tình. Vấn đề là phản đối hay ủng hộ cái gì mới là điều đáng xem xét.

Đáng mừng là trong các phát ngôn chính thức của Nhà nước đưa ra đều cho rằng hiện tượng “tụ tập” ấy bắt nguồn từ bức xúc của một số người dân, là một cách bày tỏ lòng yêu nước trước những gì xảy ra trên Biển Đông mà quan điểm chính thức của Nhà nước đều nói đến những hành động sai trái từ phía Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của nước ta và cách thể hiện sự bức xúc cũng diễn ra một cách đúng mức.

Vấn đề là cách thể hiện ấy vì không phải chủ trương của Nhà nước nên chính quyền đã sử dụng lực lượng để bảo đảm an ninh và tìm cách giải tán cuộc “tụ tập” một cách ôn hoà.

Ở đâu đó có xảy ra những tranh biện về việc nên hay không nên, nhưng quan trọng nhất trong chuyện này là đã không có sự xung đột. Đó là điều đáng mừng. Nó cũng cho thấy ý thức của những người tham gia rất tỉnh táo, dám thể hiện quan điểm của mình mà không bị ai xúi bẩy, kích động, có bức xúc nhưng vẫn bình tĩnh và không quá khích. Điều này giúp Chính phủ nhận ra điều phải làm và có điều kiện thực thi những giải pháp ngoại giao theo quan điểm phù hợp với lòng dân. Điều đó cũng cho thấy sự cần thiết phải luật hoá “quyền biểu tình” vì nếu biết cách sử dụng thì đó chính là lợi khí của Nhà nước mà lại thoả mãn quyền bày tỏ chính kiến của người dân.

- Đối với vấn đề biển Đông, cần thể hiện lòng yêu nước thế nào?

Vấn đề Biển Đông gắn với ý thức công dân về lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, đó là điều thiêng liêng và cũng là thử thách quan trọng nhất của mỗi công dân trước nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc. Nhưng đây cũng là một vấn đề phức tạp trong nhận thức cũng như trong hành động. Trong quá khứ, chúng ta đã có một kinh nghiệm rất dày dạn của nền ngoại giao nhân dân, mỗi người một vị trí khác nhau, có thể hiện khác nhau nhưng đều đồng hướng cho mục tiêu chung.
Tàu Trung Quốc phá cáp tàu Việt Nam sáng 9/6. Ảnh: Petrotimes.
Bộ đội thì đánh giặc cho giỏi, nông dân thì làm nhiều thóc gạo, nhà ngoại giao thì khôn khéo đấu tranh, Việt kiều thì vận động hành lang, văn nghệ sĩ cũng có công việc của mình v.v...., tất cả như một dàn hợp xướng. Muốn thế phải có bản nhạc hay (đường lối tốt) để ai cũng phải hiểu ý đồ của tác giả, lại có những nhạc công hay ca sĩ giỏi có kỷ luật (nhân dân), và rất quan trọng phải có nhạc trưởng không những có tài lại được mọi người tuân phục (nhà lãnh đạo).

Thời mới độc lập, để thực hiện một đường lối ngoại giao khôn ngoan đánh bại âm mưu của đối phương, Bác Hồ ký Hiệp ước sơ bộ 6/3/1946. Nhiều người dân chưa hiểu, nhà lãnh đạo đứng trước đám đông thề với dân là “không bao giờ bán nước”. Từ đó, dân tin, dân làm theo ...

Bây giờ cũng phải làm sao cho dân tin rồi đường lối đúng mới được dân hưởng ứng. Đương nhiên thực tiễn bao giờ cũng phức tạp hơn lời nói, nhưng cái nguyên lý chỉ có dân tin, dân ủng hộ thì Nhà nước mới thành công là muôn thuở.

-Làm sao để các bạn trẻ Việt Nam được hiểu sâu sắc về lịch sử biển đảo nước ta, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa để nâng cao ý thức chủ quyền dân tộc?
Phải làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền trong dân nhưng tuyên truyền giáo dục trên tinh thần dân chủ chứ không chỉ áp đặt một chiều, trong đó có tuyên truyền giáo dục về Biển Đông (giá trị, những kiến thức về pháp lý, những bằng cứ và bài học lịch sử..).

Ví như ta bức xúc muốn đem sự việc ra kiện, đã kiện thì phải thắng, muốn thắng phải hiểu luật, hiểu cơ sở pháp lý và lịch sử với những chứng cứ lập luận thuyết phục chứ không thể chỉ bằng ý chí... Trong những tri thức lịch sử ta phải học tổ tiên, cha ông vì sao cha ông ta đã khẳng định và giữ được chủ quyền cả ngàn năm?

Vì sao dân vẫn thờ ông Sĩ Nhiếp (người dạy chữ Hán) mà vẫn dùng chữ Hán viết “Nam Quốc sơn hà Nam đế cư” và đánh gịăc phương Bắc xâm lược ? Vì sao không triều đại nào (kể cả Quang Trung) không nhận sắc phong mà không ông vua nào của nước ta bước qua biên giới nhận sắc phong nhưng lãnh thổ vẫn được bảo toàn vững chãi... Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần học cả những bài học không thành công, những bài học về những gương xấu trong lịch sử...
Giới trẻ luôn hướng về Hoàng Sa - Trường Sa.
Riêng với vấn đề Biển Đông còn phải trang bị những tri thức hiện đại của thế giới về biển, luật biển và những vấn đề mang tính thời sự liên quan đến Biển Đông, đóng góp thiết thực vào việc phát triển tiềm lực kinh tế, quốc phòng của Biển... Đó chính là nền tảng để đạt được sự đồng thuận trong nhân dân và giữa người dân với Nhà nước...

Phát biểu mới đây nhất ở Nha Trang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ vững niềm tin vào truyền thống bảo vệ Tổ quốc của dân tộc và đưa ra những đối sách cụ thể trong quan hệ đối ngoại... Tôi nghĩ đấy chính là cơ sở để mỗi người dân thể hiện lòng yêu nước của mình và Nhà nước thể hiện năng lực đoàn kết, tổ chức để biến lòng yêu nước thành những thành quả cụ thể.

Tôi tin rằng thế hệ trẻ thời nào cũng như toàn dân đều có lòng yêu nước. Có thể có những cách thể hiện khác nhau tuỳ theo thời đại nhưng cốt lõi thì chẳng có gì thay đổi. Biết tổ chức và phát huy lòng yêu nước của người dân chính là trách nhiệm của Nhà nước, trong đó có vai trò của các đoàn thể liên quan tới giới trẻ.

Xin cảm ơn ông!
Theo Hoàng Lan
VTC News

5/11/11

Bài thơ được ghép từ 63 tỉnh thành và Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam



Hà Nam, Hà Nội, Điện Biên
Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình
Lạng Sơn, Yên Bái, Bắc Ninh
Bắc Giang, Phú Thọ, Hoà Bình, Lào Cai
Kon Tum, Đắk Lắc, Gia Lai
Cần Thơ, Bình Phước, Đồng Nai, Vũng Tàu
Kiên Giang, Bình Thuận, Cà Mau
Nghệ An, Nam Định, Lai Châu, Hải Phòng
Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long
Bình Dương, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Tiền Giang
Hải Dương, Bắc Kạn, Tuyên Quang
Phú Yên, Đà Nẵng, Quảng Nam, Ninh Bình
Thừa Thiên - Huế, Hồ Chí Minh
Thái Nguyên, Thanh Hoá, Quảng Ninh, Cao Bằng
An Giang, Bình Định, Sóc Trăng
Hậu Giang, Hà Tĩnh, Đắk Nông, Quảng Bình
Sơn La, Quảng Trị, Tây Ninh
Bạc Liêu, Quãng Ngãi, Trà Vinh, Khánh Hoà
Long An cũng ở trong nhà
Trường Sa, Phú Quốc, Hoàng Sa nước mình!

Cao Xuân Ngọc
PS:
.¤*¨¨*¤.¸¸….¸.¤\
\♥Chúc mừng 2/9♥ \
.\¸.¤*¨¨*¤..¸¸.¸.¤*
..\
☻/
/▌
/ \

10/10/11

Vinh danh những nhân tài đất Việt


(Dân trí) - Cả hội trường vỡ òa khi BTC xướng tên những cá nhân và nhóm tác giả đoạt giải Nhân tài Đất Việt vào tối 21/11 tại Cung Hữu Nghị (Hà Nội). Đây là lần thứ 6 những tài năng được vinh danh bởi giải thưởng Nhân tài Đất Việt.

40 phút trước thời điểm bắt đầu lễ trao giải, không khí tại Cung Hữu Nghị đã trở nên nhộn nhịp. Rất nhiều bạn trẻ yêu thích công nghệ thông tin, sinh viên các trường đại học đã đổ về đây. Nhiều người thân của các thí sinh, các ứng viên đoạt giải đêm nay cũng có mặt rất sớm, với những bó hoa trên tay, sẵn sàng “ứng biến” khi các giải thưởng được công bố.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đến dự lễ trao giải
Đến dự Lễ trao giải có bà Nguyễn Thị Doan - Phó Chủ tịch nước; ông Phạm Thế Duyệt - Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Vũ Oanh - Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; ông Lê Doãn Hợp - Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông; ông Nguyễn Quốc Triệu - Bộ trưởng Bộ Y tế; ông Giàng Seo Phử - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; bà Nguyễn Thị Thanh Hoà - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Trưởng Ban tổ chức Phạm Huy Hoàn và ông Tô Mạnh Cường, Phó TGĐ VNPT đón nhận  hai lẵng hoa của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị - Thường trực Ban Bí thư chúc mừng Lễ trao giải tôn vinh nhân tài đất Việt
Dù không tới dự được Lễ trao giải Nhân tài Đất Việt 2010,  nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Trương Tấn Sang, Thường trực ban Bí thư cũng gửi lẵng hoa chúc mừng giải thưởng Nhân tài Đất Việt và những nhân tài được tôn vinh.
20h, Lễ trao giải bắt đầu với màn biểu diễn âm thanh và ánh sáng hoành tráng. Các nhóm tác giả tham dự Giải thưởng năm 2010 và cả những tác giả của các năm trước từ từ bước ra sân khấu sau bài hát “Nhân tài Đất Việt” do ca sỹ Minh Quân cùng ca sĩ nhí và nhóm múa biểu diễn.
Các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các vị khách quí tại lễ trao giải
Phát biểu khai mạc Lễ trao giải, Nhà báo Phạm Huy Hoàn, TBT báo Dân trí, Trưởng Ban tổ chức bày tỏ lời cám ơn chân thành về những tình cảm cao đẹp và sự quan tâm chăm sóc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Trương Tấn Sang , Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã và đang dành cho Nhân tài đất Việt.
Ông Phạm Huy Hoàn phát biểu khai mạc lễ trao giải
Nhà báo Phạm Huy Hoàn nhấn mạnh, Giải thưởng  Nhân tài đất Việt  do Hội Khuyến học VN khởi xướng, và Báo Dân trí - Đài Truyền hình VN cùng Tập đoàn VNPT phối hợp  tổ chức  đã bước vào tuổi thứ 6. Năm nay có 3 lĩnh vực được xét trao giải là: CNTT - Khoa học tự nhiên và Y  học .
Nhà báo Phạm Huy Hoàn cho biết, lĩnh  vực CNTT năm nay đã đón nhận gần 200 sản phẩm của  trên 500  thí sinh gửi  về Ban tổ chức từ  mọi miền đất nước. Ở nước ngoài  cũng có thí sinh từ Thụy Sĩ và Hoa Kỳ đăng ký  sản phẩm dự thi. Năm  nay tỉ lệ nữ thí sinh CNTT  lên tới 17% ,cao nhất từ 6 năm qua. Thí sinh cao niên nhất đăng ký sản phẩm dự thi là  ông Vũ Văn Bằng, 70 tuổi  ở Hà Nội. Nhỏ tuổi nhất là em Nguyễn Hà Phan, 10 tuổi một  học sinh tại TP Hồ Chí Minh. Có thể nói tài năng về  CNTT  ở mọi lứa tuổi  đang hòa  mình với  Nhân tài đất Việt 
Cùng  với lĩnh vực  CNTT và  lĩnh vực Khoa học tự nhiên, năm nay  lần đầu tiên Hội đồng Khoa học  thuộc Bộ Y tế  chính thức tổ chức  đánh giá  những  tài năng xuất  sắc  về y học  để   tôn vinh trong  Lễ trao giải. 
Sau phần khai mạc, cả hội trường hồi hội chờ đợi phút đăng quang của các sản phẩm đoạt giải: 
21h25 hội trường như vỡ òa khi BTC công bố các công trình đoạt giải nhất. Ngay sau đó, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu đã trao giải nhất Nhân tài Đất Việt cho GS. TS Đào Tiến Khoa, Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân với sản phẩm "Cụm các công trình nghiên cứu phản ứng hạt nhân". Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng, những tác giả đạt giải thực sự là đại diện cho trí tuệ Việt Nam và với trí tuệ này, chúng ta hy vọng sẽ sánh vai được với các cường quốc năm châu.
GS.TS Đào Tiến Khoa sau khi gửi lời cảm ơn, tri ân tới các thầy giáo trong và ngoài nước, các đồng nghiệp từng là đồng tác giải các công trình nghiên cứu tại Đức, Italya, Nhật Bản… đã chia sẻ với các bạn trẻ: “lựa chọn con đường nghiên cứu khoa học sẽ gian khổ, đôi khi khổ hạnh, nhưng sẽ là lựa chọn cao đẹp nhất”.
Bà Nguyễn Thị Doan trao giải thưởng cho GS,TS Đào Tiến Khoa
Ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị,  nguyên Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã trao giải nhất lĩnh vực Sinh học cho GS.TS. Bùi Chí Bửu - Ủy viên, Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long. PGS Bùi Chí Bửu cho biết, ông rất tự hào về kết quả đạt được, nhưng ông cùng các đồng nghiệp có cảm giác, mới bắt đầu công việc. “Mong có nhiều kết quả nghiên cứu tốt hơn để đáp ứng được nhu cầu sản xuất lúa gạo và thích ứng với biến đổi khí hậu”, ông Bửu nói.
Ông Phạm Thế Duyệt trao giải thưởng cho GS Bùi Chí Bửu
Bộ trưởng Y tế, Nguyễn Quốc Triệu đã trao giải nhất Nhân tài đất Việt lĩnh vực Y dược cho Nhóm Điều trị bệnh tim mạch bằng phương pháp Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông - Viện tim mạch Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn - Trưởng Khoa C4, Viện tim mạch Việt Nam.TS. Phạm Mạnh Hùng - Trưởng phòng Thông tin và Can thiệp, Viện tim mạch Việt Nam.
Đây là hai người đầu tiên đưa can thiệp động mạch vành vào Việt Nam. Hai tác giả có nhiều công trình, giải thưởng khoa học… 1995 hai ông tham gia vào quá trình đưa can thiệp động mạch vành vào Việt Nam. Hai ông đã thành công khi can thiệp thành công động mạch vành của chính người thầy của mình. Bệnh nhân ít đau hơn, chi phí thấp hơn so với nước ngoài.
Ông Lê Doãn Hợp, Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông và ông Tô Mạnh Cường, Tổng Giám đốc tập đoàn VNPT đã trao giải Nhất (100 triệu) cho sản phẩm Hệ thống số hoá tư duy con người.Tác giả: Nhóm MIMAS (Hà Nội).
Ra đời từ ý tưởng xây dựng công cụ hỗ trợ cho người bị một số bệnh liên quan đến thần kinh và bại liệt, “Hệ thống số hoá tư duy con người” sẽ là một công cụ giúp cho người bệnh trong việc giao tiếp với các thiết bị điện như tivi, đèn... một cách đơn giản và hiệu quả hơn. Nhờ sóng điện não EEG- Electroencephalography, “Hệ thống số hoá tư duy con người” giúp người bệnh có thể dùng suy nghĩ để liên lạc, vận hành một số thiết bị theo ý muốn mà không cần có sự trợ giúp của người khác.
Nhóm tác giả MIMAS nhận giải Nhất (100 triệu) cho sản phẩm Hệ thống số hoá tư duy con người
Giải Nhì (50 triệu) thuộc về sản phẩm Thế giới vận tải Letgo 24. Tác giả: Nguyễn Hoàng Khang, Lê Đức Quyết (TP.HCM).
Với ý tưởng xây dựng một sàn giao dịch, một kênh thông tin kết nối nhu cầu vận tải, đặc biệt cho các chuyến XE QUAY VỀ nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp vận tải, đồng thời giảm chi phí vận chuyển hàng hóa cho các doanh nghiệp hay chủ hàng.
Sàn giao dịch vận tải - Kho bãi Letgo24 đầu tiên ở Việt Nam sẽ đáp ứng nhu cầu hình thành các trung tâm logistics, thành tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng, điều hoà, nâng cao hiệu quả hệ thống logistics vĩ mô, trung mô cũng như vi mô tại Việt Nam.
Vỡ òa hạnh phúc khi đoạt giải
3 sản phẩm đoạt giải 3 có tiềm năng ứng dụng (30 triệu):      
Tim!Books - Phần mềm đọc và nghe sách điện tử dành cho các thiết bị di động và máy tính dạng bảng. Tác giả: Nguyễn Minh Thảo, Trần Hải Thành, Lê Đức Hùng, Trịnh Bá Quý, Tạ Kiên Cường, Trần Ngọc Anh (Hà Nội).
Dịch vụ HomeSys.info trên nền Ubuntu, ứng dụng tiện ích công nghệ 3G và xDSL. Tác giả: Võ Viết Tài, Ngô Nhân Tâm, Đỗ Lý Việt Hùng (TP.HCM).
Phần mềm học từ vựng. Tác giả: Trần Khương Tuấn, Trần Khương Tú (Bà Rịa Vũng Tàu). 
Giải Ba dành cho sản phẩm đã ứng dụng rộng rãi trong thực tế:
“Hello chao.comCông cụ tìm câu đàm thoại Anh Việt” của nhóm tác giả: Phạm Việt Thắng, Nguyễn Thị Đoan Trang, Nguyễn Thành Đô, Trần Kim Lài
Ban Tổ chức đã trao 3 giải Khuyến khích (mỗi giải trị giá 15 triệu):
Dịch vụ phần mềm học tiếng Việt qua mạng ezV. Tác giả: Lê Hoài Bá Thuyết, Võ Văn Mỹ, Nguyễn Như Hoàn, Nguyễn Hoàng Khánh, Trần Châu Lan (TP.HCM).
Phần mềm tính toán chế độ chuyển tiếp của trạm thuỷ điện. Tác giả: Nguyễn Văn Sơn (Hà Nội).
Xây đựng bộ gõ dân tộc Việt và ứng dụng bộ gõ thiết kế đa từ điển một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Tác giả: Trần Thanh Bình (Đắk Lắk).
Nhóm phóng viên