Hiển thị các bài đăng có nhãn TIN GIÁO DỤC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TIN GIÁO DỤC. Hiển thị tất cả bài đăng

14/10/12

Thống nhất nguyên tắc thu và quản lý tiền học thêm


(Dân trí) - Chiều ngày 17/5, Bộ GD-ĐT đã chính thức ban hành quy định mới về dạy thêm, học thêm. Một trong những quy định quan trọng chính là thống nhất toàn quốc về nguyên tắc thu và quản lý tiền học thêm

Theo đó, đối với dạy thêm, học thêm (DT, HT) trong nhà trường thì tiền HT được sử dụng để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý DT, HT của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ DT, HT. Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ HS với nhà trường.
Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền HT thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên DT không trực tiếp thu, chi tiền HT.
Đối với DT, HT ngoài nhà trường thì mức thu tiền HT do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với tổ chức, cá nhân tổ chức DT, HT. Tổ chức, cá nhân tổ chức DT, HT thực hiện các quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với tiền HT.
 
Thống nhất nguyên tắc thu và quản lý tiền học thêm
Quy định mới sẽ quản lý việc dạy thêm, học thêm cả trong và ngoài nhà trường chặt chẽ hơn (Ảnh minh họa) 
Ông Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng - Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD- ĐT) cho biết:“ Ngoài điểm mới này thì hàng loạt quy định khác cũng được đưa vào nhằm siết chặt, làm rõ ý so với trước đây”.
Theo ông Chuẩn các điểm mới đó là quy định rõ các nguyên tắc DT, HT. Cụ thể, HT phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học. Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào giờ DT; không DT trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa. Đối tượng HT là học sinh có nhu cầu HT, tự nguyện HT và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh HT.
Không tổ chức lớp DT, HT theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp DT, HT phải có lực học tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp DT, HT phải căn cứ vào học lực của học sinh. Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động DT, HT phải chịu trách nhiệm về các nội duung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động DT, HT.
Hai là, quy định các trường hợp không được DT, gồm: Không DT đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy 2 buổi/ngày; không DT đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống. Cơ sở giáo dục ĐH, CĐ, TCCN và trường dạy nghề không tổ chức DT, HT các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập: Không đươc tổ chức DT, HT ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia DT ngoài nhà trường; không được DT ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Thứ 3 là quy định rõ đối với việc tổ chức DT, HT trong nhà trường và dạy thêm ngoài nhà trường. Theo đó, đối với việc tổ chức DT, HT trong nhà trường, học sinh có nguyện vọng HT phải viết đơn xin HT gửi nhà trường; cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ có con em xin HT trực tiếp ký, ghi cam kết với nhà trường về DT, HT vào đơn xin HT và chịu trách nhiệm thực hiện cam kết.
Hiệu trưởng nhà trường tiếp nhận đơn xin HT của học sinh, tổ chức phân nhóm học sinh theo học lực, phân công giáo viên phụ trách môn học và tổ chức DT theo nhóm học lực của học sinh.
Giáo viên có nguyện vọng DT phải có đơn đăng ký DT; trong đơn có cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả nhiệm vụ của giáo viên theo quy định chung và các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về DT, HT trong nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường xét duyệt danh sách giáo viên DT, phân công giáo viên DT, xếp thời khóa biểu DT phù hợp với học lực của học sinh.
Quy định mới cũng nêu rõ, đối với tổ chức DT, HT ngoài nhà trường thì tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tổ chức hoạt động DT, HT cam kết với ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn nơi đặt điểm DT, HT thực hiện các quy định về DT, HT ngoài nhà trường và trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức DT, HT. Công khai tại địa điểm tổ chức DT trước và trong thực hiện DT gồm giấy phép tổ chức hoạt động DT, HT; danh sách người DT; thời khóa biểu DT, HT; mức thu tiền HT.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng quy định cụ thể hơn về trách nhiệm quản lý DT, HT của các cấp chính quyền từ cấp tỉnh, huyện, đến xã; các cấp quản lý giáo dục từ sở, phòng GD-ĐT đến các cơ sở giáo dục; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động DT, HT và của người DT.
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, ngoài quy định mới về DT, HT, thời gian tới sẽ tiếp ban hành các văn bản khác để “siết chặt” tránh tình trạng tràn lan gây bức xúc trong dư luận. Tuy nhiên để thực hiện tốt thì địa phương cũng phải vào cuộc rất quyết liệt.
Nguyễn Hùng

8/10/12

Trường học không có "tự nguyện bình quân"



Trường học không có "tự nguyện bình quân"
Ông Bùi Hồng Quang
Thứ Sáu, 14/09/2012, 02:47 PM (GMT+7)
(giao duc) - Lần đầu tiên Bộ GD-ĐT đề cập tới chuyện tài trợ trong trường học và tiếp nhận các khoản thu tự nguyện bằng một thông tư (chứ không chỉ ra văn bản hướng dẫn đơn thuần). Những bức xúc trong thực tế sẽ được điều chỉnh như thế nào? Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ GD-ĐT) Bùi Hồng Quang trao đổi với báo giới.
- Thưa ông, vào đầu năm học đã có nhiều khoản thu tự nguyện do các cơ sở giáo dục đưa ra. Bộ GD-ĐT đã có giám sát, kiểm kê việc thực hiện giải ngân hiệu quả đến đâu hay không?
Từ năm 2010 đến nay, đầu năm học mới nào, Bộ GD-ĐT cũng có văn bản gửi UBND, Sở GD-ĐT đề nghị kiểm tra các cơ sở giáo dục trên địa bàn, tăng cường quản lí thu chi, chấm dứt tình trạng lạm thu. Tuy nhiên hướng dẫn, quản lý sử dụng các khoản thu tự nguyện chưa đầy đủ cho nên mới ban hành các quy định tiếp.
Năm 2011, Bộ cũng có văn bản đề nghị kiểm tra các khoản thu chi trong trường học trên địa bàn, chấn chỉnh tình trạng lạm thu. Sau đó, ban hành văn bản yêu cầu kiểm tra việc thực hiện quy định về học phí mới và nhiều địa phương thời điểm này chưa ban hành.
Trường học không có "tự nguyện bình quân", Giáo dục - du học, hoc phi, nam hoc moi, tu nguyen, tu nguyen quan, hoc sinh, hoc sinh ngheo, phu huynh, khoan thu, lam thu, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn
Ông Bùi Hồng Quang
Bộ cũng yêu cầu báo cáo tình hình thực hiện học phí mới vì chính vấn đề này cũng có tác động nhất định thu góp ở trong các đơn vị trường học. Thực tế, học phí quá thấp.
Bộ cũng đã thanh kiểm tra vấn đề lạm thu. Nhiều địa phương có động thái, xử lí tích cực như Thanh Hóa, Đà Nẵng...
Ngoài văn bản hướng dẫn, Bộ yêu cầu các địa phương phải có trách nhiệm kiểm tra, chỉ đạo, giám sát. Riêng năm nay, Bộ GD-ĐT đặt vấn đề, sau khi thông tư có hiệu lực thanh tra Bộ sẽ đi kiểm tra. Trong đó, đặc biệt ưu tiên những trường có địa chỉ mà báo chí đã nêu để chấn chỉnh. Chắc chắn hình thức xử lí sẽ được làm nghiêm chứ không chỉ ngồi nghe báo cáo.
Kế hoạch cụ thể sẽ gặp từng lớp, từng trường, gặp gỡ cha mẹ học sinh để xem lạm thu đến đâu, hình thức trường vận động đóng góp kiểu gì. Do đó, cách thức kiểm tra năm nay sẽ cụ thể hơn.
- Thưa ông, thông tư ban hành đầu năm học mới có phải là động thái hợp thức hóa các khoản thu được nhiều phụ huynh phản ánh "bị ép tự nguyện" đang gây tranh cãi hiện nay?
Theo tôi, không nên đặt vấn đề "hợp thức hóa". Trách nhiệm của cơ quan quản lí nhà nước là phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh tất cả những hoạt động thuộc lĩnh vực mình quản lí.
Nguyên tắc xuyên suốt của tất cả các văn bản từ trước đến nay là "tự nguyện", nhưng tự nguyện như thế nào - là vấn đề các cơ sở giáo dục, các cơ quan quản lí giáo dục phải chỉ đạo giám sát.
Còn tự nguyện theo kiểu truyền nhau kí tên thì đó chưa phải.
Là người trực tiếp làm công tác tài chính, tôi hết sức trăn trở khâu học phí, học bổng, chấn chỉnh lạm thu.
- Như ông trao đổi thì vấn đề lạm thu diễn ra nhiều năm nay và trước mỗi năm học đều có bức xúc, tại sao không giải quyết được tận gốc?
Thực tế, Bộ đã ban hành một loạt văn bản để quản lí, giám sát; trong đó có hướng dẫn chi tiết. Gần đây nhất, Bộ đã ban hành 4 văn bản.
Và đến bây giờ, việc quản lí và sử dụng cũng như quy định về tài trợ sẽ thành thông tư, tính pháp lí sẽ cao hơn. Còn sau đây có giải quyết được triệt để vấn đề lạm thu hay không thì cần phải có rất nhiều biện pháp tiếp theo.
Ngoài việc phổ biến điều lệ cha mẹ học sinh, phụ huynh cũng cần từ chối những khoản thu ngoài quy định.
Đồng thời, tăng cường kiểm tra giám sát các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Nơi nào có vấn đề thì ông trưởng phòng GD, GĐ Sở phải chịu trách nhiệm.
Cùng với đó sẽ xử lí nghiêm. Đơn vị nào thu sai sẽ yêu cầu người đứng đầu trả lại tiền và xin lỗi PHHS.
- Quy định cho phép các cơ sở giáo dục nhận tài trợ tiền, vàng, kim cương...Thực tế, đã có "Mạnh Thường Quân" nào ngỏ ý tài trợ vàng, kim cương chưa?
Bây giờ mà nói ngay thì cũng khó, nhưng sắp tới, chúng tôi có một hội nghị vinh danh các nhà hảo tâm có đóng góp cho giáo dục. Hội nghị sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 12. Tài trợ trên tinh thần tự nguyện chứ không có tự nguyện bình quân.
- Cảm ơn ông!
Theo Kiều Oanh (Vietnamnet)

1/10/12

Công bố các mức thu ở trường học



Sở GD& ĐT quy định có 4 khoản thu được thỏa thuận giữa nhà trường và cha mẹ HS.

(giao duc) - Không được bình quân hoá hoặc ép buộc các khoản đóng góp tự nguyện; Sẽ kiểm tra đột xuất thu, chi ở nhiều trường tiểu học, mầm non
Ngày 13/9, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, Sở vừa có văn hướng dẫn tạm thời thực hiện các khoản thu ngoài học phí trong các cơ sở giáo dục công lập năm học 2012-2013. Theo đó, các khoản thu được chia làm 3 loại gồm thu hộ, thu thỏa thuận và thu tự nguyện.
Sở GD&ĐT Hà Nội xác định rõ khoản thu hộ ở đây chính là Bảo hiểm y tế. Khoản thu thỏa thuận là những khoản đóng góp được thỏa thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh để thực hiện một số nhiệm vụ thay cha mẹ học sinh trong công tác nuôi, dạy học sinh. Về khoản này Sở GD& ĐT quy định có 4 khoản thu được phép thỏa thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh.
Một là khoản thu phục vụ bán trú, trong đó bao gồm: tiền ăn (thu theo thỏa thuận với cha mẹ học sinh); tiền chăm sóc bán trú (không quá 150.000 đồng/HS/tháng); tiền trang thiết bị phục vụ bán trú (không quá 150.000 đồng/HS/năm với mầm non và không quá 100.000 đồng/HS/năm với HS tiểu học và THCS.
Hai là khoản thu học 2 buổi/ngày (không quá 100.000 đồng/HS/tháng với tiểu học và không quá 150.000 đồng/HS/tháng với HS THCS). Ba là tiền học phẩm, khoản thu này chỉ áp dụng với HS mầm non với mức thu không quá 150.000 đồng/HS/năm học. Bốn là khoản thu nước uống tinh khiết cho HS, áp dụng cho tất cả các cấp học từ mầm non tới THPT với mức thu không quá 12.000 đồng/HS/tháng.
Trên cơ sở mức trần quy định, các cơ sở giáo dục căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị xây dựng dự toán chi làm căn cứ tính toán mức thu. Có văn bản thỏa thuận đến từng cha mẹ học sinh về nội dung chi, mức thu với nguyên tắc thu đủ chi trên tinh thần tự nguyện và có sự thống nhất trong Ban giám hiệu nhà trường.
Trong văn bản hướng dẫn tạm thời, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã giải thích rõ về việc đưa ra khoản thu tiền nước uống. Theo đó, mặc dù định mức phân bổ ngân sách của UBND thành phố đã có kinh phí cho khoản chi này, Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng: Khoản ngân sách đó chi cho tiền nước uống đun sôi cho học sinh, trong trường hợp cha mẹ học sinh có nhu cầu cho con em mình uống nước tinh khiết thì sẽ đóng thêm khoản chênh lệch để mua nước uống tinh khiết. Căn cứ mức thu thực tế từng thời kỳ, từng cấp học để nhà trường thống nhất với cha mẹ học sinh quyết định mức thu cho phù hợp, nhưng không quá mức quy định tại hướng dẫn này và chỉ thực hiện khi có yêu cầu của ban đại diện cha mẹ học sinh trường cần có nước uống tinh khiết cho học sinh.
Văn bản này cũng nêu rõ về khoản thu đóng góp tự nguyện. Theo đó, với những khoản đóng góp tự nguyện khác để hỗ trợ xây dựng các công trình nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường, các dụng cụ phục vụ học tập, sinh hoạt của học sinh, chỉ thực sự có ý nghĩa khi được sự ủng hộ, tự nguyện của các đối tượng tham gia đóng góp. Bất kỳ hình thức ép buộc nào hay bình quân hóa mức đóng góp đối với phụ huynh học sinh là vi phạm pháp luật.
Sở GD&ĐT cho biết, các cơ sở giáo dục công khai các khoản thu để nhân dân, cha mẹ HS biết thực hiện. Các cấp quản lý sẽ định kỳ, đột xuất tổ chức kiểm tra thực hiện thu, chi các khoản thu khác tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thành phố
Theo Thu Phương (Công an nhân dân)

Xử lý nghiêm trường loạn thu


- Ông Phan Đình Chương, Chánh Văn phòng Sở GD- ĐT Tỉnh Đồng Nai cho biết sẽ làm việc với trường học có những khoản thu khiến trẻ nhà nghèo có nguy cơ phải nghỉ học.


Ông Chương khẳng định, trường hợp lạm thu, loạn thu vẫn xảy ra nhưng mức độ như Trường THPT Võ Trường Toản là không nhiều.
Xử lý nghiêm trường loạn thu
Ông Đào Đức Trình, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính
Trước khai giảng năm học mới, Sở đã có công văn số gửi các trường trung học phổ thông, phòng giáo dục, trung tâm… về việc thục hiện các khoản thu trong trường năm học 2012- 2013. Trong đó đã quy định rất rõ về các khoản thu như học phí, các loại bảo hiểm học sinh, quỹ phụ huynh học sinh, các khoản thu khác như phù hiệu, đồng phục…
Sở cũng đã yêu cầu các trường phải thực hiện công khai, minh bạch trong vấn đề thu chi, các khoản thu phải được tập trung ở bộ phận Tài vụ, có chế độ hóa đơn, chứng từ. Nhà trường khi thu cũng phải cung cấp biên lai thu tiền hoặc phiếu thu cho học sinh. Vì vậy, sắp tới Sở sẽ tổ chức kiểm tra công tác thu chi của các trường, các cơ sở đào tạo để giám sát việc thực hiện và chấn chỉnh về tình trạng lạm thu nếu có.
Đối với Trường THPT Võ Trường Toản, hiện nay Sở đã nhận được đơn thư kiến nghị của phụ huynh về tình trạng loạn thu của trường. Phòng kế hoạch tài chính và thanh tra sở sẽ làm việc với trường về vấn đề này.
Sau khi có báo cáo giải trình theo đơn của Trường, Sở sẽ lập đoàn để xác minh lại việc giải trình của nhà trường để có những kết luận chính thức.
Vẫn theo ông Chương, hiện tại, Sở đã nhận được chỉ đạo của ủy ban phòng chống tham nhũng của UBND Tỉnh. Quan điểm làm rõ đúng người đúng việc, sai sót đến đâu sẽ xử lý đến đó để làm gương cho các trường học khác.
Về vấn đề lạm thu trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai, ông Trình cho biết. Đồng Nai là tỉnh có quy mô giáo dục rất lớn, toàn tỉnh có gần 700 trường từ mẫu giáo đến cấp 3. Công tác thu chi được quản lý tương đối tốt, nhất là các khoản bảo hiểm, khoản thu cho học sinh và thu hộ.Tình trạng lạm thu, loạn thu vẫn xảy ra nhưng mức độ như Võ Trường Toản là không nhiều. Là một trường vùng sâu, vùng xa, nông dân nghèo, mất mát nếu đóng những khoản này quá lớn. Liệu có sự đồng thuận của phụ huynh học sinh hay không và nếu đồng thuận thì ở mức nào. Đây là một vấn đề cần phải chấn chỉnh mạnh.
Ông Đào Đức Trình, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính cũng cho biết, qua việc “tố” loạn thu của Trường THPT Nguyễn Trường Toản, và ý kiến của phụ huynh học sinh, Sở sẽ thành lập để kiểm tra tình hình thu chi ở các trường. Các trường có thể hoán đổi kiểm tra chéo nhau nhằm công khai minh bạch trong thu chi, hiệu trưởng các trường cũng sẽ ra soát lại mình, chấn chỉnh tình trạng lạm thu ở các trường trên địa bàn.
Toàn tỉnh có gần 700 trường từ mẫu giáo đến THPT. Được biết trong năm học trước, Trường THPT Võ Trường Toản cũng đã bị phụ huynh “tố” do lạm thu và phải giải trình về vấn đề này.

Theo tin247

21/7/12

Nữ sinh Việt được 5 trường hàng đầu Mỹ trải thảm mời


Nữ sinh Việt được 5 trường hàng đầu Mỹ trải thảm mời
Cập nhật lúc 21h09" , ngày 05/04/2012 

Tôn Hà Anh đã được 5 trường đại học hàng đầu của Mỹ trải thảm đỏ mời nhập học, trong đó có Harvard...

Gần đây, trong lần liên hệ với bố Tôn Hà Anh để biết tình hình học tập của cô, kỹ sư Tôn Đức Thế cho biết: Kết thúc học kỳ đầu tiên, cả 4 môn học Hà Anh đạt toàn điểm A. Qua câu chuyện, tôi được biết sau đó vài ngày, gia đình Hà Anh sẽ tiếp đón hai vị khách đặc biệt là vợ chồng Giáo sư - Tiến sĩ Chris Maltas, giảng viên Đại học Harvard khi họ đến Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên vợ chồng GS.TS Chris Maltas du lịch tới Việt Nam. GS.TS Carolynn Maltas cho biết, trước khi đến đây, họ đã tới tham quan Văn Miếu - Quốc tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam được thành lập cách đây gần 10 thế kỷ. “Truyền thống học tập của Việt Nam có một bề dày, đó chính là điều khiến chúng tôi hiểu vì sao đất nước các bạn luôn có những học sinh xuất sắc”- bà Carolynn chia sẻ.

Gặp vợ chồng GS.TS Chris Maltas, tôi mới biết họ là những người đã đón Hà Anh khi cô đến Harvard nhập học. Do được nhận học bổng đặc biệt của Harvard, Hà Anh nằm trong số ít sinh viên được giảng viên của trường đi đón.
Trước đó, khi tiếp cận với hồ sơ nhập trường của Hà Anh, GS.TS Carolynn Maltas đã rất ấn tượng với bảng thành tích học tập cùng những hoạt động xã hội của cô trong thời gian học tại trường St. Andrew’s. GS.TS Carolynn đặc biệt thích bài luận văn cuối kỳ của Hà Anh viết về cuốn sách Hãy để thế giới quay (Let the great world spin), trong đó tập trung vào biểu tượng “đi giữa hai toà tháp đôi” nổi tiếng của Mỹ.
Sau khi mô tả đan xen giữa lịch sử và văn học sự kiện sụp đổ toà tháp đôi cùng sự khủng hoảng kinh tế hiện nay, Hà Anh rút ra bài học nhân văn: “Khi toà nhà này đổ sẽ có toà nhà khác mọc lên, thế hệ này đi qua sẽ có thế hệ khác đến. Vì vậy cần giữ vững niềm tin vào đất nước và cùng vượt qua khó khăn”.
Cần nói thêm, trước đó sau khi đọc bài luận này, một thầy giáo kỳ cựu của trường St. Andrew’s đã thốt lên: “Đọc bài của em khiến tôi thực sự sốc. Em đã đặt ra những điều mà tôi chưa hề nghĩ đến”.
Tháng 8 năm ngoái, Hà Anh đến Harvard, vợ chồng GS.TS Chris Maltas đón cô tại sân bay theo hẹn. “Chẳng khó khăn lắm chúng tôi đã nhận ra Hà Anh khi cô mặc áo đỏ có in chữ Harvard trước ngực. Chúng tôi giúp Hà Anh đẩy hành lý ra xe và đưa em về tận trường. Hôm sau, chúng tôi đưa Hà Anh đi tham quan trường và hướng dẫn những điều cần thiết trong quá trình học tập tại đây” - Bà Carolynn kể.
Đánh giá về kết quả học tập trong học kỳ đầu của Hà Anh, bà Carolynn cho biết: “Nhiều sinh viên ở Harvard nói rằng, theo học ở đây đừng nói đến điểm A, ngay cả đến loại C cũng không dễ chút nào. Vì vậy mà việc khổ luyện, miệt mài học tập của sinh viên tại đây đã trở thành phong trào”.
Nhà vợ chồng GS.TS Chris Maltas cách trường Harvard gần 2km. Do quý mến cô sinh viên Việt Nam đam mê học tập giống như họ thời trẻ, hàng tuần vợ chồng GS.TS Chris Maltas thường mời Hà Anh đến nhà ăn tối.
Nói chuyện với người viết bài này qua điện thoại, Hà Anh cho biết: “Qua tiếp xúc, em có dịp hiểu biết thêm về tâm lý học, lịch sử mỹ thuật cũng như nền văn hóa các nước mà hai giảng viên đã đi qua. Nhân dịp này, em cũng giới thiệu về vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam và mời vợ chồng giáo sư đến Việt Nam chơi. Vợ chồng giáo sư hứa sẽ thực hiện ngay khi có dịp”.
Dự bữa cơm thân mật tại gia đình Hà Anh, vợ chồng GS.TS Chris Maltas dùng đũa khá thành thạo. Họ cho biết mình biết sử dụng đũa là trong quá trình đi du lịch, nhưng sử dụng được như hiện nay là từ những lần ăn tối với Hà Anh. Vợ chồng giáo sư thích món ăn của Việt Nam, đặc biệt là nem và phở do gia đình Hà Anh làm hôm đó.
Sau khi về nước, họ mời Hà Anh đến nhà và kể về niềm vui có được nhờ chuyến du lịch đến Việt Nam. Và hôm đó, chẳng biết học từ khi nào mà vợ chồng GS.TS Chris Maltas đã mời Hà Anh món phở Việt Nam trước sự ngạc nhiên của cô học trò.
Được học các giáo sư hàng đầu thế giới
Năm đầu tiên tại Harvard, sinh viên tập trung học đại cương và tìm ngành học phù hợp với khả năng cũng như sở thích bản thân. Hà Anh đã tận dụng năm học này để tìm hiểu các ngành học khác nhau, và may mắn được các giáo sư hàng đầu giảng dạy.
Đơn cử như môn kinh tế vi mô, người giảng dạy là giáo sư Nicholas Mankiw, một trong những nhà kinh tế học hàng đầu của thế giới, từng là Chủ tịch Hội đồng cố vấn Kinh tế của Tổng thống Goerge Bush và hiện tại là cố vấn kinh tế của ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hoà của Hoa Kỳ năm 2012 Mitt Romney.
Hà Anh theo học môn Tâm lý học của giáo sư Daniel Gilbert, nhà tâm lý xã hội và là tác giả của một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế giới với tiêu đề Vấp vào hạnh phúc (Stumbling o­n Happiness)...
Các lĩnh vực đang học đã cho Hà Anh một cuộc tiếp xúc, trải nghiệm đặc biệt. Cô cho biết, tháng 2 vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã dẫn đầu Đoàn công tác đến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ, đồng thời tham gia Chương trình Lãnh đạo Quản lý cao cấp Việt Nam (VELP) tại Đại học Harvard.
Trong thời gian tham dự chương trình, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã có buổi nói chuyện với các sinh viên, cựu sinh viên Việt Nam đang học tập, làm việc tại vùng Boston mở rộng (trong đó có Đại học Harvard) đúng vào dịp thành lập Hội thanh niên, sinh viên Việt Nam tại khu vực này.
Tại cuộc gặp, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định nước ta đang rất cần nhân lực chất lượng cao nên những người được đào tạo và từng làm việc ở nước ngoài khi về nước đều có vị trí xứng đáng. Sau đó, Hà Anh còn vinh dự được mời với tư cách là sinh viên duy nhất bậc đại học của trường Harvard tham dự bữa tối khép lại Chương trình VELP.
Hà Anh cho biết: “Tại cuộc gặp này, em được nghe các giáo sư của Harvard bày tỏ ấn tượng đối với phong cách làm việc nghiêm túc của đoàn Việt Nam khi tham gia Chương trình VELP. Nhân dịp này, em có cơ hội được gặp và nói chuyện với một số thành viên Chính phủ ta, qua đó được hiểu biết thêm về tình hình và các chính sách của đất nước, đồng thời chia sẻ về cuộc sống của sinh viên Harvard và lưu học sinh Việt Nam tại Boston”.

“Được gặp Đoàn Việt Nam tham dự Chương trình VELP tại Harvard, em thấy rất tự hào mình là người Việt Nam. Đó là khoảnh khắc ấn tượng mà em không thể nào quên”- Hà Anh tâm sự.
Ngủ ngay tại lớp học và thư viện
Qua hơn một học kỳ tại Harvard, điều Hà Anh ấn tượng nhất là sinh viên ở đây học tập rất nhiệt huyết và đam mê. Thư viện hoạt động 24/24, ban đêm đi qua các dãy bàn học sẽ thấy cả chăn và thuốc đánh răng vì luôn có sinh viên ở tại đây để học bài. Có sinh viên chỉ kịp ra ghế salon nằm chợp mắt một chút rồi đánh răng, rửa mặt ngay tại thư viện và tiếp tục học.
Đến những lúc cao điểm như mùa thi thì thư viện không có đủ chỗ cho sinh viên. Nói như vậy không có nghĩa sinh viên Harvard chỉ biết học như những con mọt sách, mà họ luôn tận dụng thời gian để học cách làm thế nào để đi sâu nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau.


(theo TP)

"Chàng trai vàng" Olympic Toán quốc tế chia sẻ bí quyết học giỏi Toán


"Chàng trai vàng" Olympic Toán quốc tế chia sẻ bí quyết học giỏi Toán

(Dân trí) -“Toán học là môn mang tính chất tìm hiểu và khám phá, vì thế người học toán nên học môn này với sự thoải mái hơn là coi việc học như một nhiệm vụ nặng nề”, chủ nhân của tấm Huy chương Vàng Olympic Toán (IMO 53) Đậu Hải Đăng chia sẻ với Dân trí.

Với thành tích 1 huy chương (HC) Vàng, 3 HC Bạc và 2 HC Đồng, đoàn học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế 2012 (IMO lần thứ 53) đã xuất sắc vượt qua nhiều đoàn mạnh để đứng thứ 9 trong tổng số 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là thành tích đáng tự hào và là bước tiến vượt bậc so với năm ngoái khi đoàn Việt Nam chỉ đứng hạng 31, đồng thời đánh dấu sự trở lại của “dải đất hình chữ S” trong Top 10 tại một kỳ IMO. Người giành tấm HCV là Đậu Hải Đăng, học sinh lớp 12 trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội.
Với vẻ bẽn lẽn và thậm chí có chút “ngố” đặc trưng của một dân chuyên Toán điển hình, chàng trai gốc xứ Nghệ Đậu Hải Đăng  không giấu niềm vui khi góp phần vào thành tích của đoàn Việt Nam.
“Em thấy bất ngờ vì trước khi thi không nghĩ mình có thể đoạt HCV. Em rất vui và tự hào vì được đóng góp vào thành tích của đoàn Việt Nam. Cả 6 thành viên trong đoàn đều cố gắng hết sức mình và chúng em rất vui khi giúp Việt Nam trở lại Top 10 ở đấu trường IMO.
Cho dù mức điểm nhận giải không thay đổi nhiều nhưng so với đề thi năm ngoái, đề năm nay có 4 bài dễ đối với học sinh Việt Nam (gồm 2 bài đại số và 2 bài hình học). Đó cũng là một lý do khiến cho kết quả của đoàn năm nay cao hơn”, Đăng nói.
Đậu Hải Đăng và gia đình (ảnh: Infonet)
Đậu Hải Đăng và gia đình (ảnh: Infonet)


Ngoài giờ học, Đăng tiết lộ cậu thường dành thời gian thư giãn, nghe nhạc, xem phim giống như các bạn đồng trang lứa hay đi dạo quanh công viên Nghĩa Đô gần nhà. Đặc biệt, chàng trai này còn sở hữu “tài lẻ” là chơi đàn Organ rất cừ. Hồi nhỏ, Đăng từng giành giải Nhất cuộc thi tài năng học sinh các tỉnh phía Bắc.
Đăng cũng cho biết, dù phải trải qua quãng đường hàng nghìn km và điều kiện thời tiết hoàn toàn trái ngược so với Việt Nam nhưng nhờ sự đón tiếp chu đáo của nước chủ nhà và sự giúp đỡ của đại sứ quán Việt Nam tại Argentina, các thành viên trong đoàn đều cảm thấy thoải mái trước khi bước vào cuộc thi. Tại khách sạn, ban tổ chức mở một phòng giải trí gồm rất nhiều trò chơi đủ loại dành cho các thí sinh. Tại đây các đoàn có cơ hội giao lưu với nhau. Ngoài ra, các thí sinh còn được đi thăm quan công viên nước cả ngày để xem hải cẩu và cá heo biểu diễn.

Từng là cậu bé hiếu động với không ít trò nghịch ngợm của thủa “nhất quỷ, nhì ma…” và sẵn sàng “tranh luận đến cùng”, tới mức bị bố cho là “hay cãi” nhưng lớn dần, Đăng ngày một trở nên điềm tĩnh, như tư duy cần có của một dân chuyên Toán. Ấn tượng về Đăng trong mắt các thày cô ở trường chuyên ĐHSP Hà Nội là cậu học trò “trầm ngâm, kín đáo nhưng luôn gây bất ngờ bởi cách giải Toán thông minh, độc đáo khiến ngay cả giáo viên cũng phải ngỡ ngàng”.

Bộc bạch mình đến với Toán học hết sức tự nhiên và không phải do gia đình định hướng, Đăng khẳng định mình sẽ tiếp tục theo đuổi môn học này, mà chiếc HCV Olympic chính là động lực để cậu thêm cố gắng. “Em đến với môn Toán cũng hết sức tự nhiên, chủ yếu là do em thấy hứng thú với môn học này qua các bài giảng trên lớp của thầy cô, chứ thực ra không phải do gia đình định hướng. Em sẽ tiếp tục học Toán hoặc những ngành có liên quan nhiều đến Toán”.

Khi được hỏi về tấm gương GS Ngô Bảo Châu, người làm rạng danh ViệtNam với giải thưởng Toán học danh giá Fields, chàng trai xứ Nghệ chia sẻ: “Cũng như mọi người Việt Nam, em rất kính trọng và ngưỡng mộ giáo sư Ngô Bảo Châu. Giải thưởng Fields là một giải thưởng rất cao quý mà phải mất rất nhiều thời gian Việt Nam mới có một người đạt được.

Trong tương lai, em cũng mong muốn được đi du học, nhưng trước mắt sẽ tiếp tục học trong nước. Hiện em đã nộp hồ sơ xin tuyển thẳng vào khoa Toán của ĐH Sư phạm, ĐH Khoa học Tự nhiên, và Khoa học máy tính của ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội)”.

Kỳ thi Olympic toán quốc tế lần thứ 53 diễn ra tại thành phố Mar del Plata của Argentina, thu hút sự tham dự của 548 thí sinh đến từ 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm nay, đoàn học sinh Việt Namgiành được 1 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc và 2 Huy chương đồng.

HCV duy nhất thuộc về Đậu Hải Đăng, học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông (THPT) chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội.

3 HCB thuộc về Nguyễn Hùng Tâm học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, Nguyễn Phương MinhNguyễn Tạ Duy (đều là học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội, trường ĐH Sư phạm Hà Nội).

Còn 2 HCĐ thuộc về Lê Quang Lâm học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa và Trần Hoàng Bảo Linh học sinh lớp 11 Trường THPT Năng khiếu - ĐH Quốc gia TPHCM.
6 chàng trai đội tuyển Olympic Toán Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
 6 chàng trai đội tuyển Olympic Toán Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
Với kết quả này, Việt Nam đứng thứ 9 toàn đoàn, chỉ xếp sau Hàn quốc (1), Trung Quốc (2), Mỹ (3), Nga (4), Thái Lan (5), Canada (5), Singapore (7) và Ailen (8).

Được biết, ngoài bằng khen của Bộ GD-ĐT, học sinh đạt huy chương Vàng sẽ nhận được tổng cộng 25 triệu đồng giải thưởng, huy chương Bạc nhận được 17 triệu đồng, và huy chương Đồng nhận được 12 triệu đồng.
M.H

19/4/12

Nhận bằng cử nhân đại học quốc tế tại Việt Nam

Nhận bằng cử nhân đại học quốc tế tại Việt Nam


Cử nhân Quốc tế FPT là chương trình đại học quốc tế được phối hợp thực hiện tại Việt nam bởi Viện Quản trị Kinh doanh Trường ĐH FPT với Edexcel - Hội đồng Khảo thí Vương quốc Anh.

Edexcel là tổ chức quản lý chương trình, văn bằng phổ thông (GCSE, GCEO levels, GCE AS và A levels, các chương trình đào tạo quốc gia khác tại Anh) và trường Đại học Greenwich, Anh.
Đây là chương trình được phân loại ở bậc đại học trong hệ thống văn bằng quốc gia Anh và có triết lý đào tạo đặc thù. Triết lý của chương trình là tối đa hóa kỹ năng ứng dụng kiến thức người học, đưa công nghệ và những thành tựu khoa học cập nhật nhất vào giảng dạy bằng phương pháp tiếp cận kiến thức theo một chu kỳ có tính thực nghiệm cao, phát triển lý thuyết dựa trên thực tiễn.
Các bạn học sinh tham gia buổi hội thảo giới thiệu chương trình Cử nhân Quốc tế FPT.
Các bạn học sinh tham gia buổi hội thảo giới thiệu chương trình Cử nhân Quốc tế FPT.
Hơn nữa chương trình có tính định hướng nghề cụ thể. Nội dung đào tạo được cập nhật phù hợp với nhu cầu tuyển dụng thực tế của xã hội và được nhiều hội đồng, hiệp hội nghề tại Anh công nhận như: Hiệp hội kế toán và kiểm toán, Viện tài chính kế toán và kiểm toán…
Chương trình cho phép sinh viên tốt nghiệp chương trình tại Việt Nam hoàn thành chương trình đại học cử nhân quản trị kinh doanh Bridge2B đại học Greenwich (Anh) tại Việt Nam hay tại 100 trường ở các quốc gia khác như: Anh, Mỹ, Australia, Canada…
Buổi tư vấn lựa chọn chương trình Cử nhân Quốc tế FPT.
Buổi tư vấn lựa chọn chương trình Cử nhân Quốc tế FPT.
Theo học chương trình, sinh viên sẽ được tổ tư vấn định hướng cho lộ trình học. Lộ trình sẽ chia ra nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn, sinh viên đều được tư vấn rõ ràng các bước đi tiếp theo. Ngoài ra, bạn có nhiều sự lựa chọn khác nhau ở mỗi giai đoạn khi tham gia vào chương trình. Chi phí của chương trình cũng hợp lý. Sau 3 năm học, sinh viên đã có tấm bằng cử nhân đại học quốc tế được chứng nhận trên toàn thế giới.
Thông tin chi tiết về chương trình truy cập tại đây hoặc liên hệ theo số hotline: 0913 553 685
(Nguồn: Viện quản trị kinh doanh đại học FPT)

10/4/12

Tốt nghiệp Đại học - Tại sao vẫn khó xin việc?

“Thấp không ưa, cao chưa tới”, đó chính là nguyên nhân khiến có gần 80% sinh viên ra trường không tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Vậy, thứ mà 80% người Việt trẻ còn thiếu là gì? Kiến thức sách vở - Liệu đã đủ để có một công việc tốt?
Có 1 nghịch lý, học sinh phổ thông phải rất vất vả mới chen chân vào được cánh cổng Đại học, thế nhưng sau khi ra trường, dù có tấm bằng khá hay giỏi, việc kiếm được một công việc phù hợp với năng lực và yêu cầu của sinh viên không phải là chuyện dễ. Nơi danh tiếng và lương cao thì yêu cầu cả kinh nghiệm, kỹ năng, còn nơi nhận rồi thì việc lại không xứng với trình độ Đại học.


Bằng khá, giỏi vẫn thất nghiệp?
Lê Huyền Linh - Cử nhân ĐH KTQD - cho biết: “Em ra trường đã hơn 1 năm, cũng đã xin việc ở nhiều chỗ, nơi nhỏ thì việc nhàm chán, không phát triển được, còn nơi có tiếng thì em bị loại ở vòng phỏng vấn, mặc dù vòng chuyên môn xếp hạng khá cao”.
Rõ ràng đầu óc và khả năng học hỏi của họ là không thể phủ nhận, trường Đại học trang bị chuyên môn cũng khá đầy đủ, vậy thứ sinh viên rất cần nhưng đang thiếu hiện nay là gì? Đó chính là kỹ năng!
Bà Nguyễn Thị Thu Giao, Giám đốc nhân sự Công ty Interfloor Việt Nam, nhận xét: “Kỹ năng của sinh viên mới ra trường là chưa hình thành nếu không muốn nói là không có, điều đó làm “mất điểm” ngay từ lần đầu tiếp xúc với các nhà tuyển dụng.”
“Hiện nay, thị trường lao động Việt Nam không thiếu việc làm, nguy hiểm nhất là thiếu người làm được việc” - ông Nguyễn Tiến Lợi, Công ty Cổ phần Đại Phát, khẳng định.
Câu trả lời đến từ những nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam cũng là nỗi trăn trở của nhiều sinh viên đã và đang ngồi trên giảng đường, chính vì vậy, họ đang tìm cho mình những phương pháp rất khác nhau để có được vốn kỹ năng cần thiết. Tham gia các hoạt động tình nguyện để có cơ hội làm việc nhóm, đi học các khóa đào tạo, thi vào các câu lạc bộ (CLB) để có kinh nghiệm làm việc và tổ chức… là những cách cơ bản nhất.
CLB tiếng Anh trường ĐH Ngoại Thương (EC) là 1 ví dụ. Nổi tiếng với tư cách là ban tổ chức của hàng loạt các cuộc thi tiếng Anh hàng đầu Hà Nội trong những năm gần đây như cuộc thi MC Front The Most, thi hùng biện BeePro…, EC đã tạo ra sân chơi để các bạn trẻ thể hiện kiến thức, cung cấp những kỹ năng thiết yếu cho hàng nghìn học sinh sinh viên trên địa bàn thủ đô, như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm...


BeePro - Cuộc thi hùng biện tiếng Anh thu hút hàng nghìn sinh viên mỗi năm.


Front The Most - Cuộc thi MC nâng cao khả năng nói trước công chúng.
Cũng nằm trong chuỗi hoạt động nhằm cung cấp các kinh nghiệm quý báu đó cho các bạn sinh viên, EC, với sự phối hợp và tư vấn từ trung tâm Anh ngữ Trẻ YES, sẽ tổ chức buổi hội thảo “KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ THUYẾT TRÌNH BẰNG TIẾNG ANH” , với sự góp mặt của những diễn giả kinh nghiệm và chuyên môn cao về 2 kỹ năng này.
Bà Đỗ Kim Phượng - PGĐ trung tâm YES chia sẻ: “Buổi hội thảo sẽ không mang tính chất quá chuyên môn hoặc chỉ các diễn giả lên phát biểu. Chúng tôi sẽ truyền đạt những kỹ năng đó tới các bạn một cách sôi nổi, trẻ trung và phù hợp nhất, đặc biệt nó mang tính tương tác cao, bạn có thể ứng dụng ngay trong và sau buổi hội thảo.”
Diễn giả Michael Pidgeon cho biết: “Bạn có biết một bài thuyết trình hay quan trọng nhất là gì không? Nội dung ư? Nó chiếm 7% thôi. 93% còn lại phụ thuộc vào giọng nói, cử chỉ chân tay, ánh mắt… của diễn giả. Học viên Việt Nam thường quá trau chuốt học thuộc nội dung mà quên mất việc luyện tập mình nên nói thế nào. Khi nói chuyện với người nào đó, bạn hãy nhìn vào mắt người ấy, sẽ tạo cảm giác tự tin và nghiêm túc. Cảm thấy xấu hổ ư, có một mẹo, hãy nhìn vào phần giữa hai lông mày của họ, như vậy bạn không thấy ngượng mà đối tác vẫn cảm giác bạn đang nhìn thẳng vào mắt họ. Đó chỉ là vài điểm nhỏ, những thứ tôi sẽ nói cho các bạn ở buổi hội thảo còn thú vị hơn nhiều, bạn sẽ được thực hành ngay tại chỗ.”

Tham gia hoàn toàn miễn phí, đăng ký tại http://anhngutre.vn/3986/dangki-hoithao.html
Hội thảo “KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ THUYẾT TRÌNH BẰNG TIẾNG ANH
Thời gian: 18:00 ngày 11/11/2011
Địa điểm: VJCC - ĐH Ngoại Thương - 91 Chùa Láng, Hà Nội.
Để biết thêm chi tiết, liên hệ email events@yeshn.info hoặc 0904.698.096.

2/4/12

Cơ hội Học bổng Endeavour của Australia cho học giả Việt Nam



Cơ hội Học bổng Endeavour của Australia cho học giả Việt Nam
Cập nhật lúc 20h18" , ngày 31/03/2012 


(VnMedia) - Các học giả, cán bộ nghiên cứu, các chuyên gia Việt Nam được khuyến khích tham gia nộp hồ sơ xin học bổng Endeavour niên khóa 2013. Thời gian nhận hồ sơ xin học bổng Endeavour niên khóa 2013 sẽ bắt đầu từ ngày 1/4/2012 đến hết ngày 30/6/2012.

Học bổng Endeavour là chương trình học bổng của chính phủ Australia có tính cạnh tranh toàn cầu, xét duyệt dựa trên thành tích học tập, cung cấp các cơ hội học tập, nghiên cứu và nâng cao trình độ chuyên môn tại Australia.

Học bổng Endeavour hỗ trợ phát triển kĩ năng lãnh đạo, nghiên cứu và học thuật, cũng như xây dựng cầu nối giữa Australia và các nước tham gia học bổng. Học bổng Endeavour không giới hạn ngành học cũng như độ tuổi đối với các ứng viên.

Học bổng Endeavour dành cho các bậc học sau đại học (Thạc sỹ và Tiến sỹ), nghiên cứu ngắn hạn và sau Tiến sỹ, nâng cao trình độ chuyên môn và dạy nghề.

Từ khi Học bổng Endeavour được bắt đầu tại Việt Nam vào khoảng năm 2006, các ứng viên Việt Nam luôn rất xuất sắc trong quá trình tuyển chọn và đã giành được 300 suất. Năm ngoái, 73 học giả và chuyên gia xuất sắc của Việt Nam đã giành được học bổng Endeavour để học tập, nghiên cứu và nâng cao trình độ chuyên môn tại Australia. Trong số đó, 6 cá nhân đã xuất sắc giành được học bổng Thủ tướng Australia dành cho châu Á (trên tổng số 20 suất cho toàn khu vực). Đây là một minh chứng cho năng lực và sức sáng tạo của các nghiên cứu sinh Việt Nam.

“Các bạn Việt Nam giành được học bổng Endeavour là những học giả, nhà nghiên cứu xuất sắc và là những nhà lãnh đạo tiềm năng trong tương lai trong lĩnh vực của họ. Tôi tin tưởng rằng sau khi hoàn thành chương trình học trở về quê hương, họ sẽ áp dụng tất cả những kỹ năng và kiến thức học được đóng góp vào tương lai đất nước, cũng như duy trì mỗi liên kết bền vững và hiệu quả với Australia.” Đại sứ Australia tại Việt Nam, ngài Allaster Cox nói.

Học bổng Endeavour còn cung cấp cho công dân Australia những cơ hội nghiên cứu và nâng cao khả năng chuyên môn tại Việt Nam. Cuối năm nay, 5 công dân Australia sẽ tiến hành nghiên cứu và hợp tác với các tổ chức tại Việt Nam (thông qua học bổng Endeavour).


Đan Khanh

29/11/11

Gần 4.000 thí sinh tại TPHCM, TP Vũng Tàu, TP Cần Thơ & TP Đà Lạt bước vào kỳ thi thử tiếng Anh Cambridge - AMA TEST

Bên trong phòng thi, các em cũng hồi hộp và căng thẳng không kém, từ các bé nhỏ thi Starters, Movers, Flyers cho đến các anh chị lớn hơn thi KET, PET.
Ngày 26 & 27/11/2011, gần 4.000 thí sinh tại TPHCM, TP Vũng Tàu, TP Cần Thơ & TP Đà Lạt bước vào kỳ thi thử tiếng Anh Cambridge - AMA TEST do hệ thống trung tâm Anh ngữ Cleverlearn - AMA phối hợp cùng Hội đồng Khảo thí ĐH Cambridge và báo Giáo Dục TPHCM tổ chức, căn cứ theo chủ trương của sở Sở Giáo Dục & Đào Tạo TPHCM dành cho học sinh cấp 1, 2 muốn chuyển tiếp sang chương trình học tiếng Anh tăng cường.
 
Giờ thi cấp độ Movers
 
Từ rất sớm, các bậc phụ huynh đã đưa thí sinh đến đông đủ tại địa điểm thi. Dù biết AMA TEST chỉ là cuộc thi thử để các em có cơ hội được cọ xát, đánh giá thực khả năng tiếng Anh chuẩn bị nền tảng vững chắc trước khi bước vào các kỳ thi học kỳ và thi lấy chứng chỉ Cambridge, thế nhưng các phụ huynh vẫn không giấu nổi sự lo lắng -  lo con không làm được bài, lo đề xa lạ với con vì ở trường con có được luyện đề như thế bao giờ, lo tới đây con bước vào thi thật không đạt chuẩn… nỗi lo lắng cứ theo ba mẹ từ khi con bước vào phòng thi cho đến lúc ra về.
 
Các bậc phụ huynh ngồi chờ con thi với vẻ mặt lo lắng
 
Bên trong phòng thi, các em cũng hồi hộp và căng thẳng không kém, từ các bé nhỏ thi Starters, Movers, Flyers cho đến các anh chị lớn hơn thi KET, PET. Với các em đã được làm quen đề trong thời gian ôn luyện tạiCleverlearn – AMA trước kỳ thi thì làm bài tương đối nhanh còn đa phần thì tỏ ra lúng túng, nhăn nhó, đặc biệt là ở phần thi Listening. Khi hỏi thì bé chỉ biết thỏ thẻ “cô ơi, bài này con chưa được học bao giờ”; “ở trường con không được luyện những đề này”, rồi “Cái này khó quá, nhưng mẹ dặn con không được bỏ qua”...
Bé Hoàng Long, ôn luyện và thi  Movers tại AMA trụ sở chính 186, NTMK:
 
Con làm bài xong nhất lớp vì khi đi ôn luyện ở đây, các cô thường xuyên hướng dẫn con làm bài như thế này. Con cũng học tiếng Anh tại Cleverlearn - AMA lâu rồi nên con thấy bài thi dễ”.
Bé Hoàng Thái Vĩnh Ái (học sinh lớp 1, trường tiểu học Antoria), thi Starters tại AMA Phú Nhuận:
 
Phần Reading & Writing con cũng hiểu bài và làm tốt nhưng phần Listening khó quá con nghe không có đượcCon mong được điểm cao, nhận phần thưởng để được học tiếng Anh với các bạn ở trường này”.
Theo sát quá trình làm bài của các em tại phòng thi, chúng tôi hiểu rằng, với tình hình thực tế này thì chỉ một phần nhỏ trong tổng số gần 4.000 thí sinh đủ khả năng đạt chứng chỉ Cambridge trong các kỳ thi thật tới đây để chuyển tiếp sang chương trình tiếng Anh tăng cường theo tiêu chuẩn của sở Giáo Dục -  Đào Tạo.
 
Trong giờ thi cấp độ Flyers
 
Chính vì thế, ngay từ bây giờ, các bậc phụ huynh hãy lên kế hoạch học tập, ôn luyện cho con nếu muốn bé có nền tảng vững chắc bước vào các kỳ thi lấy chứng chỉ Cambridge và được theo học ở các lớp chuyên Anh.
Kết quả thi sẽ được công bố vào ngày 5/12/2011. Trung tâm sẽ tổ chức lễ trao chứng chỉ cho tất cả em và học bổng cho các thí sinh đạt điểm cao nhất, dự kiến vào ngày 10/12/2011 (thời gian cụ thể & địa điểm tổ chức sẽ được thông báo tại website: http://www.ama.edu.vn/
Hệ thống Anh ngữ Cleverlearn – AMA:
 
Trụ sở chính: 186 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TPHCM
Tel: (08) 3930 2861 - Fax: (08) 3930 7584 - Website: www.ama.edu.vn
 
Các chi nhánh khác:
 
Chi Nhánh 3 tháng 2612A 3 Tháng 2, Q.10, P. 14, TPHCM, Tel: +84 08 38 687 655.
 
Chi Nhánh Nguyễn Văn Cừ: 165 Nguyễn Văn Cừ, P. 2, Q.5, TPHCM, Tel: (08) 3 9246 393.
 
Chi Gò Vấp: 52-53 Nguyễn Văn Lượng, P. 10, Quận Gò Vấp, TPHCM, Tel:  (08) 6260 3939
 
Chi Nhánh Phan Đăng Lưu 195 - 197 Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận, TPHCM, Tel: (08) 3995 6666
 
Chi Nhánh Đà Lạt: 73A Bùi Thị Xuân, P.8, TP Đà Lạt, Tel:  (063) 3551552
 
Chi Nhánh Vũng Tàu- 12K1 Trung Tâm Thương Mại, Phường 7, TP Vũng Tàu, Tel: (064) 357 6110
 
Chi Nhánh Cần Thơ: 53 Nguyễn Việt Hồng, P.An Phú, Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ, Tel: (0710) 373 4848