16/11/11

VUI VẺ - Thích Chân Quang




10 thành phố sạch nhất thế giới


10 thành phố sạch nhất thế giới
Xuất bản: 16:52, Thứ Sáu, 11/11/2011, [GMT+7]
.
Mặc dù có tốc độ phát triển nhanh và mật độ dân cư dày đặc nhưng những thành phố này vẫn luôn giữ được khí hậu trong lành và môi trường sống thân thiện.

1. Calgary (Canada)
Theo nghiên cứu của tạp chí Forbes, Calgary nằm trên "rìa của vành đai năng lượng lớn nhất Canada và được hưởng mức thuế thấp nhất cũng như ít các quy định nghiêm ngặt nhất".

Nền kinh tế của Calgary bị chi phối bởi ngành công nghiệp dầu khí, ngoài ra còn có công nghiệp chế tạo và dịch vụ. Niềm tự hào của thành phố này chính là cơ sở hạ tầng ấn tượng để trở thành một trong những đô thị phát triển nhanh nhất thế giới.

2. Honolulu (Hawaii, Mỹ)
Honolulu là thủ phủ của và là nơi đông dân nhất trong tiểu bang Hawai. Honolulu có khí hậu ấm áp, bán khô hạn và quanh năm có ánh nắng mặt trời. Mặc dù nằm trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm) được điều tiết theo vị trí giữa đại dương của Hawaii.

Các ngành công nghiệp nằm trong khu vực này chủ yếu là công nghiệp nhẹ và không gây ô nhiễm. Hệ thống xe buýt tuyệt vời đã làm giảm tối đa khí thải và mức độ lưu lượng khói vào môi trường. Sự gần gũi với đại dương cũng giúp Honolulu trở nên trong lành hơn.

3. Ottawa (Canada)
Ottawa, đại diện thứ 2 của Canada lọt vào danh sách này, là một trong những nơi có chương trình tình nguyện bảo vệ môi trường xanh, sạch tốt nhất thế giới.

Ottawa thường xuyên tổ chức các hoạt động thường niên, đáng chú ý nhất là Lễ hội winterlude tại kênh đào Rideau vào mùa đông và lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh Canada tại đồi Nghị viện vào tháng Bảy.

Trong suốt khoảng thời gian từ 15 tháng Tư tới 15 tháng Năm, có hơn 60.000 tình nguyện viên sẽ tham gia dọn sạch công viên, đường phố, vỉa hè... trong thành phố.

Cũng giống như các thành phố xanh khác, công dân tại Ottawa di chuyển chủ yếu bằng hệ thống tàu điện ngầm hiện đại, do đó, giảm được đáng kể lượng khí thải độc hại ra môi trường.

4. Helsinki (Phần Lan)
Helsinki là thủ đô và cũng là trung tâm chính trị, tài chính, văn hóa, giáo dục, nghiên cứu lớn nhất Phần Lan. Có khoảng 70% các công ty nước ngoài mở tại Phần Lan đặt trụ sở ở Helsinki.

Năm 2009. Helsinki được chọn là Thủ đô kiểu mẫu thế giới.

5. Wellington (New Zealand)
Thủ đô Wellington của New Zealand là khu vực đông dân thứ ba tại đất nước này. Khu vực đô thị Wellington bao gồm thành phố Wellington nằm trên bán đảo giữa eo biển Cook và cảng Wellington; thành phố Porirua nằm trên cảng Porirua ở phía bắc; thành phố Lower Hutt và thành phố Upper Hutt.

6. Minneapolis (Mỹ)
Minneapolis thuộc hạt Hennepin, thường được biết tới với cái tên thành phố Hồ hay thành phố Cối xay, là thành phố rộng nhất bang Minnesota và lớn thứ 48 tại Liên bang Mỹ.

Minneapolis nổi tiếng với hơn 20 hồ nước và vùng đất ngập, sông Mississippi, suối, thác nước và nhiều kênh đào nhỏ. Chính nguồn nước dồi dào này đã khiến không khí tại thành phố này không bị ô nhiễm.

7. Adelaide (Australia)
Adelaide là thủ phủ và cũng là thành phố đông dân nhất bang Nam Australiavà là thành phố lớn thứ 5 tại Australia. Thành phố được đặt theo tên của Nữ hoàng Adelaide, vợ của Vua William IV. Adelaide cũng được biết tới với cái tên "thành phố của những nhà thờ".

Adelaide là một thành phố ven biển nằm trên bờ phía đông của Vịnh St Vincent, trên Đồng bằng Adelaide, phía bắc của bán đảo Fleurieu, giữa Vịnh St Vincent và dãy núi Mount Lofty Ranges.

8. Copenhagen (Đan Mạch)
Copenhagen nằm trên đảo Zealand và Amager là thủ đô và là thành phố lớn nhất Đan Mạch. Copenhagen được công nhận là một trong những thành phố có chất lượng sống tốt và thân thiện với môi trường nhất trên thế giới.

Nước trong các bến cảng sạch tới nỗi người dân có thể xuống tắm và khoảng 36% cư dân thành phố đi lại bằng xe đạp.

9. Kobe (Nhật Bản)
Kobe, thành phố lớn thứ 6 tại Nhật Bản, là một điểm du lịch tuyệt vời nhất tại đất nước mặt trời mọc với suối nước nóng tại Arima Onsen, Ikuta Shrine và tháp cảng Kobe.

Kobe là một thành phố cảng phát triển. Thành phố này thuộc khu vực Kansai của Nhật Bản và là một phần của khu đô thị Keihanshin cùng với Osaka và Kyoto.

10. Oslo (Na Uy)
Oslo, thủ đô Na Uy, là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Được thành lập vào khoảng 1048 bởi vua Harald III của Na Uy, phần lớn thành phố bị phá hủy bởi một vụ hỏa hoạn năm 1624.

Vua Đan Mạch-Na Uy Christian IV đã xây dựng lại thành phố và đặt tên là Christiania (Kristiania). Vào năm 1925, thành phố trở về tên cũ là Oslo.

Oslo là trung tâm văn hóa, khoa học, kinh tế, chính trị của Na Uy. Đây cũng là đầu mối thương mại, tài chính, công nghiệp của quốc gia Bắc Âu này.
 
Theo Sầm Hoa
VietNamNet

Biển Đông và lòng yêu nước của người Việt


"Bộ đội thì đánh giặc cho giỏi, nông dân thì làm nhiều thóc gạo, nhà ngoại giao thì khôn khéo đấu tranh..." - Đại biểu QH Dương Trung Quốc.


Sự kiện tàu của Trung Quốc liên tiếp cắt, phá cáp của tàu Việt Nam, ngay trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta đã khiến dư luận bức xúc. Đặc biệt các bạn trẻ đã có nhiều hành động lên án việc làm sai trái đó của phía Trung Quốc.

Lòng yêu nước lại trỗi dậy, sôi sục trong mỗi người trẻ. Nhưng làm thế nào để hiện điều đó đúng mực, thông thái và đạt hiệu quả cao nhất?

Sáng nay 10/6, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Đại biểu Quốc hội, Nhà sử học Dương Trung Quốc xung quanh câu chuyện này.
Sự kiện biển Đông đang làm trỗi dậy lòng yêu nước thường trực trong mỗi người dân Việt Nam. Ảnh: Internet.
- Nhiều bạn trẻ khi thấy Trung Quốc có những hành động vi phạm lãnh hải Việt Nam đã bày tỏ ý kiến trên các diễn đàn. Nhiều bạn đòi đưa ra Tòa án quốc tế, nhiều bạn khác tỏ thái độ bức xúc trước những hành động của Trung Quốc... Ông có nhận xét gì về những hành động này?

Trước hết việc các bạn trẻ còn quan tâm đến những vấn đề chính trị thời sự, lại là những vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia thì đó là một điều rất đáng mừng. Đáng sợ nhất là sự thờ ơ của tuổi trẻ cho rằng đấy là chuyện của ... người lớn. Bày tỏ ý kiến trên diễn đàn cùng là điều tốt vì các bạn trẻ đã biết sử dụng công cụ của thời đại, ý thức được quyền của mình trong mối quan hệ với cộng đồng.

Bộc lộ trên mạng là cách thể hiện trước cộng đồng, do đó điều này cần đến sự chín chắn và có trách nhiệm. Đương nhiên nó tuỳ thuộc vào hiểu biết, nhận thức của mỗi người nên khó có thể tìm thấy sự đồng thuận tuyệt đối. Tôi không khuyên các bạn trẻ nên hay không nên nhưng đã lên mạng thì phải có bản lĩnh và cũng cần quan tâm nhiều hơn đến đời sống thực, vì mạng cũng là môi trường ta dễ bị rơi vào tâm thế “ảo” ,đôi khi lợi bất cập hại.

Vấn đề là ở chỗ phát biểu như thế nào (kể cả nội dung và thái độ). Một nội dung đúng đắn, một thái độ đúng mức sẽ có tính thuyết phục, chia sẻ hay định hướng cộng đồng trên mạng. Những nhận thức sai lầm, thái độ quá khích cũng sẽ có tác động ngược lại ... Cần ý thức sức mạnh của mạng trên cả 2 mặt tích cực và tiêu cực đó. Để dân tộc không bị phân tâm khi đứng trước những thử thách lớn của lịch sử, những phát biểu trước cộng đồng, tôi xin nhắc lại cần đến sự chín chắn và có trách nhiệm.

Đương nhiên vấn đề khó lại chính là chỗ nói thế nào là đúng đắn và thái độ thế nào là đúng mức. Ngoài sự khác biệt giữa những người tham gia trên mạng còn có sự khác biệt giữa quan điểm chính thống của Nhà nước với người dân. Đứng trước những vấn đề phức tạp như thế này thì lý tưởng nhất là có sự đồng thuận hay nhất trí của các bên. 

Để có được sự đồng thuận ấy thì Nhà nước cần chủ động trong việc giáo dục, tuyên truyền kể cả sự lắng nghe, thuyết phục hay tiếp thu những tiếng nói từ phía người dân. Thái độ của người dân như thế nào một phần là từ cách ứng xử của nhà nước. Đây là một việc rất quan trọng vì đó là nền tảng của sự đoàn kết trong hành động.

Cuối năm 1946, khi đi kiểm tra công việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân tái xâm lược, mọi người đều nói quyết tâm, Bác Hồ nói rằng quyết tâm chưa đủ, phải “tín tâm” thì mới “đồng tâm” được. Bởi vậy theo tôi, nếu để các bạn trẻ có những nhận thức sai về thực trạng, hành động không phù hợp với ý đồ của Nhà nước thì cần phải nhận rằng có phần do lỗi tại người lớn trong đó có cả những đoàn thể và cơ quan có trách nhiệm của Nhà nước.

- Có ý kiến cho rằng lòng yêu nước phải thể hiện bằng hành động, chứ không phải là những lời nói trên các mạng xã hội. Ý kiến của ông về điều đó?

Đương nhiên lòng yêu nước thì phải được thể hiện bằng hành động, còn hành động như thế nào thì thật khó nói vì tuỳ thuộc vào hoàn cảnh mỗi người. Chung nhất là thực hiện tốt tư cách công dân và tìm được sự đồng thuận chung với cộng đồng. Lý tưởng nhất là có được sự đồng thuận với Nhà nước trong những vấn đề hệ trọng của nước nhà.
Đại biểu Quốc hội, nhà sử học Dương Trung Quốc.
- Ngày 5/6, một số phương tiện truyền thông ở ngoài nước loan tin về việc đã xảy ra "các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc" trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng chúng ta lại dùng từ “tụ tập” để nói về điều đó. Ông nghĩ sao về điều này?

Tại sao ta lại ngại chữ “biểu tình”. Biểu tình được ghi trong Hiến pháp nhưng đáng tiếc nó chưa được luật hoá nên mỗi người hiểu khác nhau. Đông người đến môt chỗ làm một việc, nếu để ăn uống, chơi bời, giải trí thì đó là tụ tập, còn đến để bày tỏ chính kiến thì là “biểu tình”. Nội dung chính kiến thì ủng hộ, chào mừng... hay phản đối, đả đảo cũng đều là biểu tình. Vấn đề là phản đối hay ủng hộ cái gì mới là điều đáng xem xét.

Đáng mừng là trong các phát ngôn chính thức của Nhà nước đưa ra đều cho rằng hiện tượng “tụ tập” ấy bắt nguồn từ bức xúc của một số người dân, là một cách bày tỏ lòng yêu nước trước những gì xảy ra trên Biển Đông mà quan điểm chính thức của Nhà nước đều nói đến những hành động sai trái từ phía Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của nước ta và cách thể hiện sự bức xúc cũng diễn ra một cách đúng mức.

Vấn đề là cách thể hiện ấy vì không phải chủ trương của Nhà nước nên chính quyền đã sử dụng lực lượng để bảo đảm an ninh và tìm cách giải tán cuộc “tụ tập” một cách ôn hoà.

Ở đâu đó có xảy ra những tranh biện về việc nên hay không nên, nhưng quan trọng nhất trong chuyện này là đã không có sự xung đột. Đó là điều đáng mừng. Nó cũng cho thấy ý thức của những người tham gia rất tỉnh táo, dám thể hiện quan điểm của mình mà không bị ai xúi bẩy, kích động, có bức xúc nhưng vẫn bình tĩnh và không quá khích. Điều này giúp Chính phủ nhận ra điều phải làm và có điều kiện thực thi những giải pháp ngoại giao theo quan điểm phù hợp với lòng dân. Điều đó cũng cho thấy sự cần thiết phải luật hoá “quyền biểu tình” vì nếu biết cách sử dụng thì đó chính là lợi khí của Nhà nước mà lại thoả mãn quyền bày tỏ chính kiến của người dân.

- Đối với vấn đề biển Đông, cần thể hiện lòng yêu nước thế nào?

Vấn đề Biển Đông gắn với ý thức công dân về lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, đó là điều thiêng liêng và cũng là thử thách quan trọng nhất của mỗi công dân trước nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc. Nhưng đây cũng là một vấn đề phức tạp trong nhận thức cũng như trong hành động. Trong quá khứ, chúng ta đã có một kinh nghiệm rất dày dạn của nền ngoại giao nhân dân, mỗi người một vị trí khác nhau, có thể hiện khác nhau nhưng đều đồng hướng cho mục tiêu chung.
Tàu Trung Quốc phá cáp tàu Việt Nam sáng 9/6. Ảnh: Petrotimes.
Bộ đội thì đánh giặc cho giỏi, nông dân thì làm nhiều thóc gạo, nhà ngoại giao thì khôn khéo đấu tranh, Việt kiều thì vận động hành lang, văn nghệ sĩ cũng có công việc của mình v.v...., tất cả như một dàn hợp xướng. Muốn thế phải có bản nhạc hay (đường lối tốt) để ai cũng phải hiểu ý đồ của tác giả, lại có những nhạc công hay ca sĩ giỏi có kỷ luật (nhân dân), và rất quan trọng phải có nhạc trưởng không những có tài lại được mọi người tuân phục (nhà lãnh đạo).

Thời mới độc lập, để thực hiện một đường lối ngoại giao khôn ngoan đánh bại âm mưu của đối phương, Bác Hồ ký Hiệp ước sơ bộ 6/3/1946. Nhiều người dân chưa hiểu, nhà lãnh đạo đứng trước đám đông thề với dân là “không bao giờ bán nước”. Từ đó, dân tin, dân làm theo ...

Bây giờ cũng phải làm sao cho dân tin rồi đường lối đúng mới được dân hưởng ứng. Đương nhiên thực tiễn bao giờ cũng phức tạp hơn lời nói, nhưng cái nguyên lý chỉ có dân tin, dân ủng hộ thì Nhà nước mới thành công là muôn thuở.

-Làm sao để các bạn trẻ Việt Nam được hiểu sâu sắc về lịch sử biển đảo nước ta, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa để nâng cao ý thức chủ quyền dân tộc?
Phải làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền trong dân nhưng tuyên truyền giáo dục trên tinh thần dân chủ chứ không chỉ áp đặt một chiều, trong đó có tuyên truyền giáo dục về Biển Đông (giá trị, những kiến thức về pháp lý, những bằng cứ và bài học lịch sử..).

Ví như ta bức xúc muốn đem sự việc ra kiện, đã kiện thì phải thắng, muốn thắng phải hiểu luật, hiểu cơ sở pháp lý và lịch sử với những chứng cứ lập luận thuyết phục chứ không thể chỉ bằng ý chí... Trong những tri thức lịch sử ta phải học tổ tiên, cha ông vì sao cha ông ta đã khẳng định và giữ được chủ quyền cả ngàn năm?

Vì sao dân vẫn thờ ông Sĩ Nhiếp (người dạy chữ Hán) mà vẫn dùng chữ Hán viết “Nam Quốc sơn hà Nam đế cư” và đánh gịăc phương Bắc xâm lược ? Vì sao không triều đại nào (kể cả Quang Trung) không nhận sắc phong mà không ông vua nào của nước ta bước qua biên giới nhận sắc phong nhưng lãnh thổ vẫn được bảo toàn vững chãi... Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần học cả những bài học không thành công, những bài học về những gương xấu trong lịch sử...
Giới trẻ luôn hướng về Hoàng Sa - Trường Sa.
Riêng với vấn đề Biển Đông còn phải trang bị những tri thức hiện đại của thế giới về biển, luật biển và những vấn đề mang tính thời sự liên quan đến Biển Đông, đóng góp thiết thực vào việc phát triển tiềm lực kinh tế, quốc phòng của Biển... Đó chính là nền tảng để đạt được sự đồng thuận trong nhân dân và giữa người dân với Nhà nước...

Phát biểu mới đây nhất ở Nha Trang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ vững niềm tin vào truyền thống bảo vệ Tổ quốc của dân tộc và đưa ra những đối sách cụ thể trong quan hệ đối ngoại... Tôi nghĩ đấy chính là cơ sở để mỗi người dân thể hiện lòng yêu nước của mình và Nhà nước thể hiện năng lực đoàn kết, tổ chức để biến lòng yêu nước thành những thành quả cụ thể.

Tôi tin rằng thế hệ trẻ thời nào cũng như toàn dân đều có lòng yêu nước. Có thể có những cách thể hiện khác nhau tuỳ theo thời đại nhưng cốt lõi thì chẳng có gì thay đổi. Biết tổ chức và phát huy lòng yêu nước của người dân chính là trách nhiệm của Nhà nước, trong đó có vai trò của các đoàn thể liên quan tới giới trẻ.

Xin cảm ơn ông!
Theo Hoàng Lan
VTC News

Cuộc thi viết "Tết Và Những Kỷ Niệm Đáng Nhớ"

THỂ LỆ CUỘC THI
1. MỤC ĐÍCH:
Với mong muốn tạo một sân chơi cho độc giả của chuyên mục Bạn trẻ cuộc sống có cơ hội được chia sẻ những trải nghiệm trong cuộc sống, học tập, tình yêu, công việc... cũng như mong muốn tìm được những cây bút tài năng cộng tác cho chuyên mục. Công ty Cổ phần quảng cáo trực tuyến 24h trân trọng tổ chức cuộc thi này dành cho các Bạn trẻ trong cả nước.

2. THỜI GIAN:
Chủ đề: Tết và những kỉ niệm đáng nhớ
     - 17/10/2011 – 31/12/2011 nhận bài dự thi 
     - 1/1/2012 – 8/1/2012 dừng nhận bài, BGK đánh giá các bài dự thi
     - 9/1/2012 công bố trao giải trên trang cuộc thi, trang 24H và email thông báo tới người dự thi
     - Từ 10/1/2012 đến 15/1/2012 tổ chức 1 buổi trao giải tại VP Công ty CP quảng cáo trực tuyến 24H

3. ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ:
Dành cho tất cả độc giả của 24h.com.vn

4. NỘI DUNG CUỘC THI:
 Tết luôn ghi dấu trong lòng chúng ta những cảm xúc thật đặc biệt, gắn liền với những kỉ niệm khó quên. Trong cuộc sống mỗi người một hoàn cảnh, mỗi giai đoạn lại một trải nghiệm mới, thời gian trôi qua là biết bao ký ức còn đọng lại. Đôi khi ta suy tư hồi tưởng và cảm giác ký ức như ùa về một cách rõ nét, và được sống lại với những xúc cảm khi ấy là một điều rất ý nghĩa. Hãy chia sẻ ký ức và cảm xúc của bạn để biết đâu, mai này những lưu dấu ấy lại trở thành kỉ vật vô giá 

Cách thức gửi bài dự thi:
- Người dự thi nhập bài theo hướng dẫn. Sau khi gửi bài thành công, bài sẽ được chuyển vào Kho chờ duyệt
- BTC sẽ sơ duyệt các bài dự thi và tiếp tục xuất bản bài dự thi lên trang chủ cuộc thi để tham gia bình chọn. Ngoài ra những bài dự thi được đánh giá cao sẽ được xuất bản thêm lên các chuyên mục của website eva.vn
- Các bài dự thi sau khi được gửi vào kho chờ duyệt sẽ được BTC gửi email thông báo trong vòng 24h
- Các bài dự thi được duyệt sẽ được đăng lên trang chủ cuộc thi, những bài chọn lọc với nội dung tốt sẽ được đăng thêm trên chuyên mục Bạn trẻ cuộc sống 24H
 
5. YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÀI DỰ THI:
- Bài viết chưa được đăng lên bất kì một phương tiện thông tin đại chúng nào: truyền hình, truyền thông, báo chí…, chưa đạt giải bất kì một cuộc thi nào trước đây. BTC sẽ hủy bài dự thi nếu có trường hợp phát hiện hoặc tố cáo sao chép và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý của bài dự thi.
- Người dự thi đăng ký thành viên và gửi bài dự thi trên trang chính:http://sukien.24h.com.vn/cuoc-thi-viet-bai
- Yêu cầu với thông tin đăng ký của người tham dự phải là thông tin có thật để đối chiếu khi nhận giải. BTC sẽ không chịu trách nhiệm nếu người dự thi ghi sai thông tin trong bản đăng ký.
- Bài dự thi trình bày mạch lạc, rõ ràng bằng Tiếng Việt có dấu, font chữ Time New Roman, cỡ chữ 14pt, đơn dòng, mỗi bài dự thi không viết quá 1000 từ. Chú ý soạn thảo ra word trước khi nhập vào trang Đăng bài.
- Không giới hạn số lượng bài dự thi cho mỗi thành viên.
- Mỗi bài dự thi được nhập 5 ảnh, ảnh đầu tiên sẽ là ảnh đại diện của bài viết, 4 ảnh tiếp theo sẽ nằm cuối bài viết.

6. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG CHO MỖI CHỦ ĐỀ:
Giải thưởng dành cho bài viết xuất sắc nhất toàn quốc: 1 máy ảnh Panasonic trị giá 4.500.000 đồng
* Ban giám khảo chấm điểm dựa trên sự cảm nhận sâu sắc về chủ đề bài viết được lựa chọn, sự tinh tế và sắc sảo trong cách hành văn ý nghĩa thiết thực của câu chuyện được chia sẻ.

Giải thưởng dành cho bài viết xuất sắc nhất khu vực Hà Nội: 1 giải trị giá 1.000.000 đồng
* Ban giám khảo chấm điểm dựa trên cách viết và văn hóa đặc trưng Tết của miền Bắc

Giải thưởng dành cho bài viết xuất sắc nhất khu vực Hồ Chí Minh: 1 giải trị giá 1.000.000 đồng
* Ban giám khảo chấm điểm dựa trên cách viết và văn hóa đặc trưng Tết của miền Nam

Giải thưởng dành cho bài viết được Bình chọn (Vote) nhiều nhất: 1 giải trị giá 1.000.000 đồng
* Độc giả xem bài dự thi trên trang cuộc thi và bấm nút Bình chọn phía dưới bài dự thi, số lượt bình chọn sẽ được đếm ở bên cạnh

Giải cho bài dự thi đăng trên 24H được đánh giá cao nhất: 1 máy ảnh Panasonic trị giá 4.500.000 đồng
* Bài dự thi đăng trên chuyên mục Bạn trẻ cuộc sống được độc giả 24h.com.vn và BTC chấm điểm cao nhất. 

Giải tặng độc giả có lời bình hay nhất cho bài dự thi được dăng trên 24h: 1 giải trị giá 1.000.000 đồng
* Độc giả bấm vào các bài dự thi được đăng trên 24H, bấm nút Bình luận bên dưới bài dự thi & viết lời cảm nhận của mình để có cơ hội trở thành độc giả có lời bình luận hay nhất chương trình

Chi tiết giải thưởng xem tại đây

7. CƠ CHẾ NHẬN GIẢI:
- Người trúng giải ở khu vực Hà Nội và Hồ Chí Minh sẽ đến tham dự lễ trao giải tại VP Công ty cổ phần quảng cáo trực tuyến 24H theo thông tin liên hệ từ Ban tổ chức.
- Người trúng giải ở các khu vực khác không thể đến tham dự lễ trao giải sẽ nhận giải thưởng qua đường bưu điện với hình thức gửi đảm bảo.
- Khi nhận được mail thông báo từ BTC, người trúng giải vui lòng gửi lại 2 ảnh cá nhân:
       • 1 ảnh chụp CMND nhìn rõ số và nhận diện
       • 1 ảnh đẹp của cá nhân để đăng trên tin bài công bố giải
- Người trúng giải vui lòng chịu mọi chi phí phát sinh nếu có (thuế giải thưởng, phí vận chuyển..)
- Người trúng giải phải trình CMND trong bảng đăng ký thành viên để nhận giải.
- Nếu giải thưởng được chuyển sang cơ cấu tiền mặt, người được giải bắt buộc phải có tài khoản ngân hàng của chính mình để nhận chuyển khoản
- Trong thời hạn 7 ngày kể từ khi nhận được thông báo từ BTC, nếu người trúng giải không đến nhận giải hoặc không có đủ thông tin xác thực để nhận giải qua đường bưu điện, giải thưởng sẽ được thu hồi về BTC.

8. KHIẾU NẠI VÀ LUẬT ÁP DỤNG:
Quyết định của Ban tổ chức là quyết định cuối cùng buộc người than dự phải chấp hành.
- Ban tổ chức có quyền hủy bỏ quyền dự thi của những tài khoản bị phát hiện hành vi gian lận mà không cần thông báo.
- Ban tổ chức được quyền sử dụng các bài viết dự thi cũng như hình ảnh của những người trúng thưởng trên mọi phương tiện thông tin đại chúng mà không cần có sự cho phép của tác giả hoặc trả bất kỳ chi phí nào
- Ban tổ chức không chịu trách nhiệm về việc cung cấp sai thông tin của người trúng giải.
- Ban tổ chức có quyền thay đổi cơ cấu giải hoặc nội dung giải thưởng nhưng vẫn đảm bảo giá trị giải thưởng không thay đổi
- Ban tổ chức có quyền thay đổi nội dung thể lệ bất kỳ thời điểm nào và đăng tải nội dung thể lệ đã chỉnh sửa lên website
Mọi thắc mắc các bạn có thể liên hệ qua email:bantrecuocsong@24h.com.vn
Hoặc gửi câu hỏi của bạn trên Box Góp ý trên trang chủ chương trình.

Ban tổ chức xin trân trọng thông báo

Cuộc thi viết "Nhật ký mùa hạ" dành cho giới trẻ



Ảnh minh họa. (Nguồn: Hoàng Hải/TTXVN)

Cuộc thi viết "Nhật ký mùa hạ" năm 2011-2012 đã chính thức được phát động ngày 21/9, tại Hà Nội.

Do Công ty văn hóa và truyền thông Phương Đông và Công ty dịch vụ truyền thông trực tuyến Vinapho phối hợp tổ chức, cuộc thi nhằm thúc đẩy, phát triển kỹ năng viết cho mọi đối tượng, đặc biệt là học sinh, sinh viên góp phần phát triển văn hóa đọc của người Việt Nam, tạo sân chơi lưu giữ hồi ức, kỷ niệm của tuổi học đường.

Cuộc thi không hạn chế độ tuổi, quốc tịch của người tham gia, miễn là bài thi phải được viết bằng tiếng Việt với độ dài không quá 4.000 chữ. Người dự thi cũng được gửi số lượng bài không hạn chế với đề tài tập trung vào chủ đề học đường, những câu chuyện diễn ra trong giai đoạn học đường. Ban tổ chức khuyến khích các câu chuyện được viết sinh động, phù hợp với lứa tuổi.

Các bài dự thi chất lượng sẽ được đăng tải trên website nhatkymuaha.com, trên tạp chí của đơn vị bảo trợ thông tin cho cuộc thi và được hưởng nhuận bút theo quy định. Thời hạn tham dự cuộc thi bắt đầu từ 1/10/2011 đến hết 1/6/2012, lễ trao giải sẽ diễn ra vào tháng 7/2012.

Cuộc thi này lấy ý tưởng từ tác phẩm mới nhất của nữ nhà văn trẻ Diệu Linh (Dili) mang tên "Nhật ký mùa hạ" cũng chính thức ra mắt độc giả ngày 21/9 tại Hà Nội.

Tác phẩm này của Dili bao gồm 51 câu chuyện học đường có thật của chính cô, được Dili khởi thảo từ năm 2008 đến năm 2010 mới hoàn tất. Tác phẩm có nhiều hình minh họa rất sống động, ngộ nghĩnh do 17 họa sỹ nổi tiếng của Hà Nội vẽ./.
Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)