21/7/12

Nữ sinh Việt được 5 trường hàng đầu Mỹ trải thảm mời


Nữ sinh Việt được 5 trường hàng đầu Mỹ trải thảm mời
Cập nhật lúc 21h09" , ngày 05/04/2012 

Tôn Hà Anh đã được 5 trường đại học hàng đầu của Mỹ trải thảm đỏ mời nhập học, trong đó có Harvard...

Gần đây, trong lần liên hệ với bố Tôn Hà Anh để biết tình hình học tập của cô, kỹ sư Tôn Đức Thế cho biết: Kết thúc học kỳ đầu tiên, cả 4 môn học Hà Anh đạt toàn điểm A. Qua câu chuyện, tôi được biết sau đó vài ngày, gia đình Hà Anh sẽ tiếp đón hai vị khách đặc biệt là vợ chồng Giáo sư - Tiến sĩ Chris Maltas, giảng viên Đại học Harvard khi họ đến Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên vợ chồng GS.TS Chris Maltas du lịch tới Việt Nam. GS.TS Carolynn Maltas cho biết, trước khi đến đây, họ đã tới tham quan Văn Miếu - Quốc tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam được thành lập cách đây gần 10 thế kỷ. “Truyền thống học tập của Việt Nam có một bề dày, đó chính là điều khiến chúng tôi hiểu vì sao đất nước các bạn luôn có những học sinh xuất sắc”- bà Carolynn chia sẻ.

Gặp vợ chồng GS.TS Chris Maltas, tôi mới biết họ là những người đã đón Hà Anh khi cô đến Harvard nhập học. Do được nhận học bổng đặc biệt của Harvard, Hà Anh nằm trong số ít sinh viên được giảng viên của trường đi đón.
Trước đó, khi tiếp cận với hồ sơ nhập trường của Hà Anh, GS.TS Carolynn Maltas đã rất ấn tượng với bảng thành tích học tập cùng những hoạt động xã hội của cô trong thời gian học tại trường St. Andrew’s. GS.TS Carolynn đặc biệt thích bài luận văn cuối kỳ của Hà Anh viết về cuốn sách Hãy để thế giới quay (Let the great world spin), trong đó tập trung vào biểu tượng “đi giữa hai toà tháp đôi” nổi tiếng của Mỹ.
Sau khi mô tả đan xen giữa lịch sử và văn học sự kiện sụp đổ toà tháp đôi cùng sự khủng hoảng kinh tế hiện nay, Hà Anh rút ra bài học nhân văn: “Khi toà nhà này đổ sẽ có toà nhà khác mọc lên, thế hệ này đi qua sẽ có thế hệ khác đến. Vì vậy cần giữ vững niềm tin vào đất nước và cùng vượt qua khó khăn”.
Cần nói thêm, trước đó sau khi đọc bài luận này, một thầy giáo kỳ cựu của trường St. Andrew’s đã thốt lên: “Đọc bài của em khiến tôi thực sự sốc. Em đã đặt ra những điều mà tôi chưa hề nghĩ đến”.
Tháng 8 năm ngoái, Hà Anh đến Harvard, vợ chồng GS.TS Chris Maltas đón cô tại sân bay theo hẹn. “Chẳng khó khăn lắm chúng tôi đã nhận ra Hà Anh khi cô mặc áo đỏ có in chữ Harvard trước ngực. Chúng tôi giúp Hà Anh đẩy hành lý ra xe và đưa em về tận trường. Hôm sau, chúng tôi đưa Hà Anh đi tham quan trường và hướng dẫn những điều cần thiết trong quá trình học tập tại đây” - Bà Carolynn kể.
Đánh giá về kết quả học tập trong học kỳ đầu của Hà Anh, bà Carolynn cho biết: “Nhiều sinh viên ở Harvard nói rằng, theo học ở đây đừng nói đến điểm A, ngay cả đến loại C cũng không dễ chút nào. Vì vậy mà việc khổ luyện, miệt mài học tập của sinh viên tại đây đã trở thành phong trào”.
Nhà vợ chồng GS.TS Chris Maltas cách trường Harvard gần 2km. Do quý mến cô sinh viên Việt Nam đam mê học tập giống như họ thời trẻ, hàng tuần vợ chồng GS.TS Chris Maltas thường mời Hà Anh đến nhà ăn tối.
Nói chuyện với người viết bài này qua điện thoại, Hà Anh cho biết: “Qua tiếp xúc, em có dịp hiểu biết thêm về tâm lý học, lịch sử mỹ thuật cũng như nền văn hóa các nước mà hai giảng viên đã đi qua. Nhân dịp này, em cũng giới thiệu về vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam và mời vợ chồng giáo sư đến Việt Nam chơi. Vợ chồng giáo sư hứa sẽ thực hiện ngay khi có dịp”.
Dự bữa cơm thân mật tại gia đình Hà Anh, vợ chồng GS.TS Chris Maltas dùng đũa khá thành thạo. Họ cho biết mình biết sử dụng đũa là trong quá trình đi du lịch, nhưng sử dụng được như hiện nay là từ những lần ăn tối với Hà Anh. Vợ chồng giáo sư thích món ăn của Việt Nam, đặc biệt là nem và phở do gia đình Hà Anh làm hôm đó.
Sau khi về nước, họ mời Hà Anh đến nhà và kể về niềm vui có được nhờ chuyến du lịch đến Việt Nam. Và hôm đó, chẳng biết học từ khi nào mà vợ chồng GS.TS Chris Maltas đã mời Hà Anh món phở Việt Nam trước sự ngạc nhiên của cô học trò.
Được học các giáo sư hàng đầu thế giới
Năm đầu tiên tại Harvard, sinh viên tập trung học đại cương và tìm ngành học phù hợp với khả năng cũng như sở thích bản thân. Hà Anh đã tận dụng năm học này để tìm hiểu các ngành học khác nhau, và may mắn được các giáo sư hàng đầu giảng dạy.
Đơn cử như môn kinh tế vi mô, người giảng dạy là giáo sư Nicholas Mankiw, một trong những nhà kinh tế học hàng đầu của thế giới, từng là Chủ tịch Hội đồng cố vấn Kinh tế của Tổng thống Goerge Bush và hiện tại là cố vấn kinh tế của ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hoà của Hoa Kỳ năm 2012 Mitt Romney.
Hà Anh theo học môn Tâm lý học của giáo sư Daniel Gilbert, nhà tâm lý xã hội và là tác giả của một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế giới với tiêu đề Vấp vào hạnh phúc (Stumbling o­n Happiness)...
Các lĩnh vực đang học đã cho Hà Anh một cuộc tiếp xúc, trải nghiệm đặc biệt. Cô cho biết, tháng 2 vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã dẫn đầu Đoàn công tác đến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ, đồng thời tham gia Chương trình Lãnh đạo Quản lý cao cấp Việt Nam (VELP) tại Đại học Harvard.
Trong thời gian tham dự chương trình, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã có buổi nói chuyện với các sinh viên, cựu sinh viên Việt Nam đang học tập, làm việc tại vùng Boston mở rộng (trong đó có Đại học Harvard) đúng vào dịp thành lập Hội thanh niên, sinh viên Việt Nam tại khu vực này.
Tại cuộc gặp, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định nước ta đang rất cần nhân lực chất lượng cao nên những người được đào tạo và từng làm việc ở nước ngoài khi về nước đều có vị trí xứng đáng. Sau đó, Hà Anh còn vinh dự được mời với tư cách là sinh viên duy nhất bậc đại học của trường Harvard tham dự bữa tối khép lại Chương trình VELP.
Hà Anh cho biết: “Tại cuộc gặp này, em được nghe các giáo sư của Harvard bày tỏ ấn tượng đối với phong cách làm việc nghiêm túc của đoàn Việt Nam khi tham gia Chương trình VELP. Nhân dịp này, em có cơ hội được gặp và nói chuyện với một số thành viên Chính phủ ta, qua đó được hiểu biết thêm về tình hình và các chính sách của đất nước, đồng thời chia sẻ về cuộc sống của sinh viên Harvard và lưu học sinh Việt Nam tại Boston”.

“Được gặp Đoàn Việt Nam tham dự Chương trình VELP tại Harvard, em thấy rất tự hào mình là người Việt Nam. Đó là khoảnh khắc ấn tượng mà em không thể nào quên”- Hà Anh tâm sự.
Ngủ ngay tại lớp học và thư viện
Qua hơn một học kỳ tại Harvard, điều Hà Anh ấn tượng nhất là sinh viên ở đây học tập rất nhiệt huyết và đam mê. Thư viện hoạt động 24/24, ban đêm đi qua các dãy bàn học sẽ thấy cả chăn và thuốc đánh răng vì luôn có sinh viên ở tại đây để học bài. Có sinh viên chỉ kịp ra ghế salon nằm chợp mắt một chút rồi đánh răng, rửa mặt ngay tại thư viện và tiếp tục học.
Đến những lúc cao điểm như mùa thi thì thư viện không có đủ chỗ cho sinh viên. Nói như vậy không có nghĩa sinh viên Harvard chỉ biết học như những con mọt sách, mà họ luôn tận dụng thời gian để học cách làm thế nào để đi sâu nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau.


(theo TP)

"Chàng trai vàng" Olympic Toán quốc tế chia sẻ bí quyết học giỏi Toán


"Chàng trai vàng" Olympic Toán quốc tế chia sẻ bí quyết học giỏi Toán

(Dân trí) -“Toán học là môn mang tính chất tìm hiểu và khám phá, vì thế người học toán nên học môn này với sự thoải mái hơn là coi việc học như một nhiệm vụ nặng nề”, chủ nhân của tấm Huy chương Vàng Olympic Toán (IMO 53) Đậu Hải Đăng chia sẻ với Dân trí.

Với thành tích 1 huy chương (HC) Vàng, 3 HC Bạc và 2 HC Đồng, đoàn học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế 2012 (IMO lần thứ 53) đã xuất sắc vượt qua nhiều đoàn mạnh để đứng thứ 9 trong tổng số 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là thành tích đáng tự hào và là bước tiến vượt bậc so với năm ngoái khi đoàn Việt Nam chỉ đứng hạng 31, đồng thời đánh dấu sự trở lại của “dải đất hình chữ S” trong Top 10 tại một kỳ IMO. Người giành tấm HCV là Đậu Hải Đăng, học sinh lớp 12 trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội.
Với vẻ bẽn lẽn và thậm chí có chút “ngố” đặc trưng của một dân chuyên Toán điển hình, chàng trai gốc xứ Nghệ Đậu Hải Đăng  không giấu niềm vui khi góp phần vào thành tích của đoàn Việt Nam.
“Em thấy bất ngờ vì trước khi thi không nghĩ mình có thể đoạt HCV. Em rất vui và tự hào vì được đóng góp vào thành tích của đoàn Việt Nam. Cả 6 thành viên trong đoàn đều cố gắng hết sức mình và chúng em rất vui khi giúp Việt Nam trở lại Top 10 ở đấu trường IMO.
Cho dù mức điểm nhận giải không thay đổi nhiều nhưng so với đề thi năm ngoái, đề năm nay có 4 bài dễ đối với học sinh Việt Nam (gồm 2 bài đại số và 2 bài hình học). Đó cũng là một lý do khiến cho kết quả của đoàn năm nay cao hơn”, Đăng nói.
Đậu Hải Đăng và gia đình (ảnh: Infonet)
Đậu Hải Đăng và gia đình (ảnh: Infonet)


Ngoài giờ học, Đăng tiết lộ cậu thường dành thời gian thư giãn, nghe nhạc, xem phim giống như các bạn đồng trang lứa hay đi dạo quanh công viên Nghĩa Đô gần nhà. Đặc biệt, chàng trai này còn sở hữu “tài lẻ” là chơi đàn Organ rất cừ. Hồi nhỏ, Đăng từng giành giải Nhất cuộc thi tài năng học sinh các tỉnh phía Bắc.
Đăng cũng cho biết, dù phải trải qua quãng đường hàng nghìn km và điều kiện thời tiết hoàn toàn trái ngược so với Việt Nam nhưng nhờ sự đón tiếp chu đáo của nước chủ nhà và sự giúp đỡ của đại sứ quán Việt Nam tại Argentina, các thành viên trong đoàn đều cảm thấy thoải mái trước khi bước vào cuộc thi. Tại khách sạn, ban tổ chức mở một phòng giải trí gồm rất nhiều trò chơi đủ loại dành cho các thí sinh. Tại đây các đoàn có cơ hội giao lưu với nhau. Ngoài ra, các thí sinh còn được đi thăm quan công viên nước cả ngày để xem hải cẩu và cá heo biểu diễn.

Từng là cậu bé hiếu động với không ít trò nghịch ngợm của thủa “nhất quỷ, nhì ma…” và sẵn sàng “tranh luận đến cùng”, tới mức bị bố cho là “hay cãi” nhưng lớn dần, Đăng ngày một trở nên điềm tĩnh, như tư duy cần có của một dân chuyên Toán. Ấn tượng về Đăng trong mắt các thày cô ở trường chuyên ĐHSP Hà Nội là cậu học trò “trầm ngâm, kín đáo nhưng luôn gây bất ngờ bởi cách giải Toán thông minh, độc đáo khiến ngay cả giáo viên cũng phải ngỡ ngàng”.

Bộc bạch mình đến với Toán học hết sức tự nhiên và không phải do gia đình định hướng, Đăng khẳng định mình sẽ tiếp tục theo đuổi môn học này, mà chiếc HCV Olympic chính là động lực để cậu thêm cố gắng. “Em đến với môn Toán cũng hết sức tự nhiên, chủ yếu là do em thấy hứng thú với môn học này qua các bài giảng trên lớp của thầy cô, chứ thực ra không phải do gia đình định hướng. Em sẽ tiếp tục học Toán hoặc những ngành có liên quan nhiều đến Toán”.

Khi được hỏi về tấm gương GS Ngô Bảo Châu, người làm rạng danh ViệtNam với giải thưởng Toán học danh giá Fields, chàng trai xứ Nghệ chia sẻ: “Cũng như mọi người Việt Nam, em rất kính trọng và ngưỡng mộ giáo sư Ngô Bảo Châu. Giải thưởng Fields là một giải thưởng rất cao quý mà phải mất rất nhiều thời gian Việt Nam mới có một người đạt được.

Trong tương lai, em cũng mong muốn được đi du học, nhưng trước mắt sẽ tiếp tục học trong nước. Hiện em đã nộp hồ sơ xin tuyển thẳng vào khoa Toán của ĐH Sư phạm, ĐH Khoa học Tự nhiên, và Khoa học máy tính của ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội)”.

Kỳ thi Olympic toán quốc tế lần thứ 53 diễn ra tại thành phố Mar del Plata của Argentina, thu hút sự tham dự của 548 thí sinh đến từ 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm nay, đoàn học sinh Việt Namgiành được 1 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc và 2 Huy chương đồng.

HCV duy nhất thuộc về Đậu Hải Đăng, học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông (THPT) chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội.

3 HCB thuộc về Nguyễn Hùng Tâm học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, Nguyễn Phương MinhNguyễn Tạ Duy (đều là học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội, trường ĐH Sư phạm Hà Nội).

Còn 2 HCĐ thuộc về Lê Quang Lâm học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa và Trần Hoàng Bảo Linh học sinh lớp 11 Trường THPT Năng khiếu - ĐH Quốc gia TPHCM.
6 chàng trai đội tuyển Olympic Toán Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
 6 chàng trai đội tuyển Olympic Toán Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
Với kết quả này, Việt Nam đứng thứ 9 toàn đoàn, chỉ xếp sau Hàn quốc (1), Trung Quốc (2), Mỹ (3), Nga (4), Thái Lan (5), Canada (5), Singapore (7) và Ailen (8).

Được biết, ngoài bằng khen của Bộ GD-ĐT, học sinh đạt huy chương Vàng sẽ nhận được tổng cộng 25 triệu đồng giải thưởng, huy chương Bạc nhận được 17 triệu đồng, và huy chương Đồng nhận được 12 triệu đồng.
M.H

TRIỂN LÃM TRANH TNQT LIDICE LẦN THỨ 40-PHẦN 3


TRIỂN LÃM TRANH TNQT LIDICE LẦN THỨ 40-PHẦN 3

TIẾP THEO PHẦN 2
CHÂU PHI
ALGIERIA 

Honourable mention
Benkherfallah Sidah Med (12 years), Alger, Algeria

Honourable mention
Kenzi Jamil Istitene (12 years), Alger, Algeria

Honourable mention
Zedek Maya (9 years), Alger, Algeria
AI CẬP
Honourable mention
Ezz El Dine Nadine Said (11 years), Alexandria Sporting Club, Children Art class, Alexandria, Egypt

Honourable mention
Cherief Adel Helmy (7 years), Alexandria Sporting Club, Children Art class, Alexandria, Egypt
ETHIOPIA
Medal
Mulugeta Araya (16 years), St. Marrys, Wukro, Ethiopia
NAM PHI
Honourable mention
Brown Natasha (15 years), St. Stithians Girls College, Johannesburg, South Africa
SEYCHELLES
Honourable mention
Stan Esther (11 years), Baie Lazare Primary School, Mahe, Seychelles

Honourable mention
Horareau Mario (14 years), English River Secondary School, Mahe, Seychelles

Honourable mention
common work of children (10 - 14 years), La Rosierre Primary School, Mahe, Seychelles
 NAM MỸ

BRAZIL

Honourable mention
Silva Ávila Karen (14 years), C. E. Almirante Tamandaré, Rio de Janeiro, Brazil
CUBA
Honourable mention
Perez Juan Rafael Soto (13 years), Casa de Cultura Suez Jorge Sean, Quemado de Guines, Cuba

Honourable mention
Mota Josué (7 years), Colegio Montessori San Jerónimo, San Jerónimo Lidice, Mexico

Honourable mention
Mortera Ana Luisa (8 years), Colegio Montessori San Jerónimo, San Jerónimo Lidice, Mexico

Honourable mention
Ramos Stephan (6 years), Colegio Montessori San Jerónimo, San Jerónimo Lidice, Mexico

PANAMA
Honourable mention
Madrid Jesús (13 years), Centro Basico Lidice, Lidice, Panama


VENEZUELA

Honourable mention
Camino Mikaela (4 years), Centro de Arte Creatium, Barquisimeto, Venezuela

Honourable mention
Furiati Emiliana (5 years), Centro de Arte Creatium, Barquisimeto, Venezuela

Honourable mention
Moreno Manuela (5 years), Plastilinarte, Caracas, Venezuela

Honourable mention
Disalle Aldo (8 years), Plastilinarte, Caracas, Venezuela


BẮC MỸ
 CANADA










Honourable mention
Lau Aldora (16 years), Ivy Yin Yuk Leung Art Studio, Scarborough, Canada

Honourable mention
Lau Aldora (16 years), Ivy Yin Yuk Leung Art Studio, Scarborough, Canada

USA


Honourable mention
Du Betty (15 years), Exr International Art Center, San Gabriel, USA


Honourable mention
Chiu Angelina (10 years), Exr International Art Center, San Gabriel, USA








CHÂU ÂU

ALBANIA
Honourable mention
Muca Lidia (8 years), Group Gezimi i Syrit, Tirana, Albania
BELGIUM
Thêm chú thích


BELARUS
Medal
Kapitsa Elizaveta (15 years), Art School, Grodno, Belarus

Medal
Liakh Karina (14 years), Centr detskovo tvorchestva, Mozyr, Belarus
Medal
Alexandrova Anastasia (13 years), Gymnasium No. 3, Soligorsk, Belarus


Medal
Logvinovich Alina (12 years), Gymnasium No. 3, Soligorsk, Belarus

Medal
Scharova Viktorija (15 years), Vitebsk Children Art School No. 1, Vitebsk, Belarus
Honourable mention
Saidakova Yulia Aleksandrovna (16 years), GUDO Vitebskii Oblastnoi Dvorec Detei i Molodezhi, Vitebsk, Belarus

BOSINIA AND HERZEGOVI

Honourable mention
Čelik Eldar (13 years), OŠ Fatima Gunič, Sarajevo, Bosnia and Herzegovina

Honourable mention
Škaljič Naida (12 years), OŠ Fatima Gunič, Sarajevo, Bosnia and Herzegovin


BULGARIA

Honourable mention
Ivanov Viktor Iliyanov (9 years), Art - School GEYA, Lovech, Bulgaria

Honourable mention
Eneva Mihaela Toneva (5 years), Art - School GEYA, Lovech, Bulgaria

Honourable mention
Nedkov Iv Kristian (8 years), Children´s Art School Kolorit, Pleven, Bulgaria

Honourable mention
Tsvetanova Joanna (8 years), Children´s Art School Kolorit, Pleven, Bulgaria
Medal
Gergova Nataliya (7 years), Arts school Arteya, Targovishte, Bulgaria

Medal
Ognyanova Hrisi (8 years), Arts school Arteya, Targovishte, Bulgaria

Medal
Tonkova Mariel Georgi (10 years), Arts school Arteya, Targovishte, Bulgaria
A medal to the school for their collection of paintings
Miroslavov Daniel (7 years), Arts school Arteya, Targovishte, Bulgaria
A medal to the school for their collection of paintings
Stoychev Ivaylo (7 years), Arts school Arteya, Targovishte, Bulgaria
A medal to the school for their collection of paintings
Georgiev Georgi (7 years), Arts school Arteya, Targovishte, Bulgaria
A medal to the school for their collection of paintings
Varcheva Debora (9 years), Arts school Arteya, Targovishte, Bulgaria
A medal to the school for their collection of paintings
Nedelcheva Kalina (8 years), Arts school Arteya, Targovishte, Bulgaria
Honourable mention
Angelova Ivana (10 years), Fine Arts Studio - Dasha, Targovishte, Bulgaria
Medal
Dimitrov Svilen Dimitrov (8 years), Fine Arts School, Targovishte, Bulgaria
Medal
Bogdanova Elena Roumenova (12 years), Fine Arts School, Targovishte, Bulgaria
A medal to the school for their collection of paintings
Moustafov Mert Raifov (7 years), Fine Arts School, Targovishte, Bulgaria
A medal to the school for their collection of paintings
Stefanov Martin Gerganov (8 years), Fine Arts School, Targovishte, Bulgaria
A medal to the school for their collection of paintings
Gleridis Klio Hari (10 years), Fine Arts School, Targovishte, Bulgaria
Medal
Georgieva Diana Krasimirova (12 years), School of Fine Arts Razwitie 1870, Sevlievo, Bulgaria
Medal
Sherif Aidjal Shenol (12 years), School of Fine Arts Razwitie 1870, Sevlievo, Bulgaria
A medal to the school for their collection of paintings
Miroslavov Daniel (7 years), Arts school Arteya, Targovishte, Bulgaria

A medal to the school for their collection of paintings
Karjalieva Yasmin (7 years), Arts school Arteya, Targovishte, Bulgaria