HỌC HÀNH



Tại Sao Bạn Chọn Du Học Mỹ?

Email In PDF.

newyorkcity
Vì sao nhiều sinh viên trên toàn thế giới chọn các trường của Hoa Kỳ?
Hoa Kỳ mang lại cho bạn những gì?
  • Chất lượng giảng dạy tuyệt vời - giáo dục có chất lượng tốt nhất thế giới.
  • Nhiều cơ hội học tập - bạn có thể tìm thấy trường phù hợp với yêu cầu.
  • Công nghệ đào tạo hiện đại - sinh viên tiếp cận với các công nghệ hiện đại nhất.
  • Cơ hội nghiên cứu, kinh nghiệm giảng dạy và đào tạo thực tiễn.
  • Linh hoạt - bạn có khả năng xác định trước bằng cấp học của mình.
  • Dịch vụ hỗ trợ sinh viên quốc tế - giúp bạn thích nghi với cuộc sống ở Hoa kỳ.
  • Sinh hoạt phong phú ở học xá - bạn có thể gặp sinh viên từ khắp nơi trên thế giới và ở Hoa Kỳ.
  • Giáo dục quốc tế - giúp bạn phát triển và tìm một công việc quốc tế.
Trong số 15 triệu sinh viên theo học đại học ở nước ngoài, hơn một phần ba chọn học tập ở Hoa Kỳ.

Du học Mỹ - đến với chân trời tri thức mới
  • Hoa Kỳ với hơn 3.600 trường đại học và 500 ngành học khác nhau đã tạo rất nhiều cơ hội cho sinh viên quốc tế có thể lựa chọn được cho mình một chương trình học đúng mục đích và phù hợp. Nếu bạn đã quyết định chọn Mỹ là điểm dừng của mình thì điều cần thiết trước tiên bạn phải làm và suy nghĩ, chọn và nộp đơn vào trường phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu của bạn.
  • Mặc dù chi phí sinh hoạt, học phí và tất cả các khoản chi phí khác cho việc học tập và sinh sống ở Mỹ cao hơn các nước khác, việc xin Visa vào Mỹ cũng không mấy đơn giản, nhưng học sinh, sinh viên ở khắp các nước trên thế giới và ngay cả Việt Nam vẫn mong muốn được đi du học tại Mỹ. Thực tế là trong những năm qua, con số người đi du học tại Mỹ vẫn không ngừng tăng lên, hiện nay đã có hàng ngàn sinh viên Việt Nam đang học tập và nghiên cứu tại Mỹ. Điều gì đã khiến cho Mỹ có sức hút mạnh mẽ đối với họ như vậy?
  • Một điều không thể phủ nhận Mỹ là nước có nền giáo dục đứng đầu thế giới, việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo ở Mỹ trong những năm qua không ngừng tăng lên.
  • Nền kinh tế Mỹ hùng mạnh phát triển đa dạng cả về công – nông nghiệp song song với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật.
  • Sự đa dạng văn hoá và sắc tộc. Là đất nước có nhiều dân nhập cư với rất nhiều các dân tộc sinh sống. Tại đây, du học sinh tại Mỹ có điều kiện tìm hiểu các nền văn hoá khác nhau trên cùng một đất nước.
  • Phương pháp giáo dục của Mỹ tạo cho sinh viên lối tư duy và hành động năng động và tự chủ. Các học sinh được thực hành nhiều hơn học lý thuyết, được tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật tiên tiến và phương pháp quản lý hiện đại và hiệu quả.
  • Sự đa dạng về khoá học và ngành học. Các sinh viên thuộc mọi lứa tuổi và có sự lựa chọn khác nhau đều có thể được đáp ứng. Các du học sinh có thể học từ Trung học, Cao đẳng, Dạy nghề, Đại học, Cao học … với các ngành đa dạng từ Kinh doanh, tài chính, Ngân hàng, Công nghệ thông tin, Công nghệ sinh học, Y khoa, Dược, Luật, Hoá dầu, Chế tạo máy, Điện, Điện tử, Xây dựng, Kiến trúc, Nghệ thuật, Các môn về khoa học xã hội, Triết học, Các ngành về nông nghiệp, Thuỷ sản… với 3.600 trường Đại học trên khắp nước Mỹ.
Chất lượng giáo dục tuyệt vời
Hoa Kỳ có hệ thống trường đại học tốt nhất trên thế giới, với các chương trình đào tạo xuất sắc hầu như trong mọi lĩnh vực. Ở bậc đại học, các môn học truyền thống cũng như các lĩnh vực chuyên ngành đều có các chương trình đào tạo tốt nhất. Ở bậc sau đại học, sinh viên thường có cơ hội làm việc trực tiếp với một số những học giả nổi tiếng nhất trên thế giới. Bằng cấp của Hoa Kỳ được công nhận trên toàn thế giới vì chất lượng đào tạo tuyệt vời.

Nhiều cơ hội giáo dục
Hệ thống giáo dục đại học ở Hoa Kỳ luôn phù hợp với tất cả mọi người. Một số trường đại học chú trọng vào các nguyên tắc giáo dục bao quát; số khác chú trọng vào các kỹ năng thực tiễn liên quan đến việc làm; nhưng có một số lại chuyên về các lĩnh vực kỹ thuật, nghệ thuật hoặc khoa học xã hội. Kết quả là nếu bạn đang tìm một cơ sở đào tạo nơi bạn có thể học một lĩnh vực cụ thể - dù khác thường hay cụ thể đến mức nào - bạn có thể tìm thấy một số trường đại học ở Hoa Kỳ để lựa chọn.
Công nghệ đào tạo hiện đại
Các trường đại học của Hoa Kỳ tự hào là luôn đi tiên phong về công nghệ và kỹ thuật giáo dục, và tạo điều kiện cho sinh viên có thể sử dụng thiết bị và các tài liệu học tập tốt nhất có thể được. Thậm chí nếu lĩnh vực của bạn không trực tiếp liên quan đến khoa học hay kỹ thuật, bạn cũng sẽ trở nên thành thạo trong việc sử dụng công nghệ hiện đại nhất để thu thập và xử lý thông tin. Bạn cũng sẽ tìm ra cách thức để liên lạc với những đồng nghiệp trên toàn thế giới trong suốt quãng thời gian làm việc sau này của bạn.
Cơ hội nghiên cứu, kinh nghiệm giảng dạy và đào tạo thực tế
Nếu bạn là một sinh viên sau đại học, bạn có thể có được kinh nghiệm quý báu về nghiên cứu hoặc giảng dạy, đồng thời tự kiếm tiền trang trải cho việc học tập của mình. Yếu tố thực tiễn này trong quá trình học tập của bạn sẽ trở nên rất hữu ích cho nghề nghiệp tương lai của bạn và giúp bạn có cái nhìn sâu sắc về lĩnh vực học tập của mình, điều bạn sẽ không có được nếu chỉ chú tâm vào việc học tập mà thôi. Các sinh viên quốc tế nằm trong số những nhà nghiên cứu và giảng dạy được đánh giá cao nhất ở các trường đại học của Hoa Kỳ vì họ mang đến cho các lớp học và phòng thí nghiệm những kỹ năng và ý tưởng mới mẻ.
washington-dc
Linh hoạt
Mặc dù nhiều chương trình được xây dựng rất tinh vi, nói chung bạn vẫn có nhiều lựa chọn về khoá học. Ở giai đoạn nâng cao, bạn có thể tự thiết kế chương trình học tập để phù hợp với các yêu cầu cụ thể của bạn. Khi bạn chọn các đề tài nghiên cứu độc lập để viết luận văn tốt nghiệp hoặc bài luận, bạn có thể nhấn mạnh các ý tưởng có ý nghĩa quan trọng đối với bạn, nghề nghiệp của bạn và đất nước của bạn.

Dịch vụ hỗ trợ sinh viên quốc tế
Tại hầu hết các cơ sở đào tạo đều có dịch vụ của các "Văn phòng Hỗ trợ Sinh viên Quốc tế" nhằm giúp sinh viên nước ngoài học tập và sinh hoạt trong môi trường mới. Từ các chương trình hướng dẫn vào lúc bắt đầu khoá học cho đến trợ giúp viết sơ yếu lý lịch khi bạn chuẩn bị tết nghiệp, bạn luôn thấy mọi người trong trường đều quan tâm đến sự thành công của bạn.

Cuộc sống ở khu học xá
Các trường đại học của Hoa Kỳ tổ chức rất nhiều hoạt động phong phú về học tập, văn hóa và thể thao nhằm làm tăng thêm kinh nghiệm học tập của bạn và giúp bạn có thêm những người bạn mới từ các môi trường sống khác nhau.

Học tập có tính toàn cầu
Kinh nghiệm'về một môi trường quốc tế là một lợi thế hữu ích. Triển vọng về nghề nghiệp lâu dài của bạn sẽ được nâng cao bởi những kinh nghiệm học tập và làm việc tại các trường đại học ở Hoa Kỳ cho phép cho phép bạn phát triển tính tự tin, độc lập và kỹ năng giao tiếp trong môi trường có sự giao thoa về văn hoá - những yếu tố được các công ty trên toàn thế giới đánh giá cao.

Sự lựa chọn của bạn là gì?
Ở Hoa Kỳ, sinh viên bắt đầu chương trình đại học sau khi hoàn thành 12 năm học phổ thông cơ sở và phổ thông trung học. Hệ đại học được dạy ở các trường công lập (Nhà nước hỗ trợ), trường tư (không có hộ trợ Nhà nước), các trường có quan hệ với các giáo hội, và các cơ sở kinh doanh đào tạo- rất đa dạng. Quy mô cũng có nhiều loại. Một số trường đại học nổi tiếng nhận học sinh vào học mỗi năm không quá 1.000sinh viên: nhiều trường đại học tổng hợp lớn nhận từ 50.000 sinh viên trở lên mỗi năm.

Chuyển tiếp lên và giữa các trường:

Ở Hoa Kỳ, sinh viên đôi khi học tại một trường trong một khoảng thời gian nào đó và sau đó "chuyển" sang học tại một trường khác để hoàn thành việc học lấy bằng cử nhân. Một số sinh viên lại chuyển từ hệ cao đẳng hai năm sang các trường đại học tổng hợp; một số khác chuyển từ một trường đại học tổng hợp này sang một trường đại học tổng hợp khác. Có thể chuyển một số môn học từ các trường của Việt Nam sang một vài trường đại học hoặc đại học tổng hợp ở Hoa Kỳ.

Phần lớn sinh viên chuyển vào trường đại học ở năm thứ ba nhưng nhiều trường chấp nhận việc chuyển trường vào các thời điểm khác. Khi chọn trường để xin học, bạn nên nghiên cứu chính sách của từng trường đối với các hạn chế về thời điểm chuyển trường hoặc về việc chấp nhận sinh viên chuyển trường. Bạn nên bắt đầu việc nộp đơn xin học ít nhất là một năm trước khi bạn muốn nhập học ở một môi trường mới.

Hãy trả lời các câu hỏi sau: Trường đó có đặt ra yêu cầu điểm trung bình tối thiểu không? Tỷ lệ chấp nhận đơn xin chuyển trường là bao nhiêu? Trường chỉ nhận sinh viên xin chuyển từ các trường cao đẳng hệ hai năm hay chỉ từ các trường đại học tổng hợp khác? trường nhận phần lớn sinh viên xin chuyển vào năm thứ ba hay vào một thời điểm khác? Yêu cầu về môn của trường trong việc chuyển điểm là gì? Lượng thời gian tối thiểu mà trường sẽ yêu cầu bạn phải học ở đó là bao nhiêu? Yêu cầu về môn học của trường so với các khoá học mà bạn đã hoàn thành như thế nào? Bạn thường chỉ nhận được điểm cho các khoá học mà trường đại học cũng có dạy hoặc yêu cầu phải học

Tại Sao Bạn Chọn Du Học Anh?

Email In PDF.

Bằng cấp của Anh được thế giới công nhận và trân trọng. Khi bạn có văn bằng của Anh thì đó là nền tảng vững chắc cho bạn xây dựng tương lai của mình, phát triển nghề nghiệp và tạo khả năng tăng thu nhập.
Các trường đại học, cao đẳng và phổ thông ở Vương quốc Anh tạo ra một môi trường sôi động, sáng tạo và đầy thách thức để bạn phát triển tiềm năng của mình. Tiêu chuẩn chất lượng đề ra cho các trường ở Anh là tiêu chuẩn cao nhất thế giới. Các trường đại học, cao đẳng và phổ thông phải luôn luôn chứng minh được rằng các khoá học của mình đã đạt tiêu chuẩn đó. Nhiều nước khác hiện nay cũng đang cố gắng bước theo mô hình của Vương quốc Anh.
3393436395_6e7c423e65_o
Bạn sẽ có những kỹ năng cần thiết để hoạt động trên thị trường quốc tế

Trong một nền kinh tế ngày càng mang tính chất toàn cầu hoá, mọi người đều cần đến những kỹ năng và chất lượng đặc biệt để thành đạt. Các nhà tuyển dụng đều muốn tuyển những nhân viên có khả năng tư duy hiệu quả, sáng tạo và độc lập. Đây là yếu tố chủ yếu của quy trình đào tạo của Vương quốc Anh. Các trường đều sử dụng đa dạng phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả nhằm khích lệ tính độc lập của học sinh cũng như khả năng nắm bắt nội dung các môn học.

Đặc biệt là ở cấp đại học và sau đại học, sinh viên được khuyến khích đọc rộng, suy xét và phân tích những điều đã đọc, công khai trình bày quan điểm của mình trong các buổi thảo luận chuyên đề và những giờ lên lớp. Những khoá đào tạo hướng nghiệp được thiết kế nhằm trang bị cho bạn kiến thức và kỹ năng để làm những công việc cụ thể.

Năng lực sử dụng tiếng Anh là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nghề nghiệp tương lai của bạn. Tiếng Anh được công nhận là ngôn ngữ thương mại, khoa học, công nghệ thông tin và internet trên toàn thế giới. Học tiếng Anh ở Vương quốc Anh, bạn có điều kiện hoà mình vào môi trường bản ngữ, sống và tư duy bằng tiếng Anh.

Bất cứ nhu cầu học tập nào của bạn, Vương quốc Anh cũng có thể đáp ứng được

Ở Vưong quốc Anh có tất cả trên ba nghìn cơ sở đào tạo sẵng sàng nhận sinh viên quốc tế. Bạn có nhiều con đường để chọn lựa thông qua hệ thống giáo dục và đào tạo, kết hợp các khoá học phù hợp nhu cầu và khả năng của bạn. Bạn cũng có thể theo học một số khoá học ngay tại quê hương của bạn thông qua loại hình giáo dục từ xa.

Sự đa dạng về chuyên ngành có nghĩa là bạn chắc chắn có thể tìm được một chương trình học phù hợp với sở thích, ước nguyện và sự say mê của mình. Ví dụ ở Vương quốc Anh, bạn có thể đi vào chuyên ngành từ những ngành như lập trình trò chơi điện tử, đại dương học, công nghệ âm nhạc, khí tượng học hoặc kỹ thuật nhiếp ảnh dưới nước, đến những ngành như thiết kế phương tiện truyền thông, nhân chủng học, phụ nữ học, ngành quản lý khách sạn hoặc khiêu vũ.

Vương quốc Anh có một nền văn hoá sôi động và tươi vui

Vương quốc Anh là một đất nước đa chủng tộc. Hàng nghìn gia đình từ khắp nơi trên thế giới đã đến sống trên đất Anh và coi đây là quê hương của họ, tạo nên một xã hội đa sắc tộc, dễ hòa nhập, và đa dạng về văn hoá. Ngoài ra thường xuyên còn có trên một phần tư triệu sinh viên quốc tế đang theo học.

Người Anh rất thích đến nơi công cộng vui chơi. Nhà hát, phòng nhạc, và phòng tranh có ở các thành phố và thị trấn lớn; những sự kiện thể thao lớn được tiến hành vào cuối tuần; quán rượu bia và nhà hàng ở đâu cũng có.
acdemey-school-460_803336c
Một địa điểm lý tưởng cho du lịch

Khi bạn đến Vương quốc Anh là đến với một Vưong quốc bốn dân tộc: Anh, Xcốt-len, Xứ Uên, và Bắc Ai-len. Mỗi nơi đều có lịch sử riêng, phong cảnh đặc thù và nền văn hoá hiện đại của mình.

Nhờ vị trí địa lý rất gần nhau nên bạn rất dễ tìm hiểu những đất nước ấy. Mạng lưới hàng không, đường sắt, xe buýt đường dài và xe buýt nội thành sẽ đưa bạn đến bất cứ nơi nào bạn muốn đến ở Vương quốc Anh; vì thế bạn không cần phải có ôtô riêng như ở một số nước khác. Hầu hết các phương tiện giao thông cộng cộng đều dành cho sinh viên mức giá đặc biệt.

Nếu bạn muốn tham quan các nước châu Âu khác thì thật dễ. Đường hầm qua eo biển, các chuyến bay giá thấp và thuyền phà thuận tiện làm cho các bạn không bao giờ cảm thấy mình đang ở quá xa các thành phố lớn, thủ đô của các nước châu Âu. Sự gần gũi với các nước châu Âu khác tạo điều kiện cho nhiều cơ sở đào tạo của VQA giới thiệu việc làm và kết hợp đào tạo sinh viên tại những nước ấy.

Chi phí không đắt như bạn tưởng

Khoá học cử nhân ở Vương quốc Anh chỉ có ba năm và khoá học thạc sĩ chỉ có một năm - so với các nước khác phải mất tới bốn năm cử nhân và hai năm thạc sĩ. Như vậy là bạn có thể tiết kiệm được khá nhiều học phí và sinh họat phí, và có thể đi làm để có thu nhập sớm hơn. Khoá học cử nhân ở Vương quốc Anh ngắn hơn các nước khác vì đó là khoá học tập trung hơn, nên đó chính là sự đầu tư có hiệu quả hơn về thời gian cũng như tiền bạc của bạn.

Chăm sóc sức khoẻ đối với sinh viên quốc tế thường không mất tiền. Bạn được hưởng dịch vụ y tế quốc gia về khám bệnh, mua thuốc giảm giá, chữa răng và đo thị lực.

Các cơ sở đào tạo cung cấp hàng nghìn học bổng cho sinh viên quốc tế. Hàng năm trên 21 nghìn sinh viên quốc tế được nhận học bổng của chính phủ Vương quốc Anh.

Nhờ có sự thay đổi về quy định, sinh viên quốc tế ở Anh ngày nay được phép đi làm tối đa là 20 giờ một tuần trong kỳ học, và được phép làm cả ngày trong các kỳ nghỉ.

Bạn được chào đón nồng nhiệt

Vương quốc Anh vẫn luôn chào đón sinh viên quốc tế đến học trong nhiều thế hệ qua. Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm quan tâm đến nhu cầu của bạn, và sẽ giúp đỡ bạn ngay từ khi làm đơn xin nhập học, và trong suốt thời gian bạn học ở Vương quốc Anh.

Ví dụ Hội đồng Anh đóng tại Việt nam sẽ tư vấn chọn trường cho bạn, giúp bạn làm thủ tục du học. Cơ quan tiếp nhận đơn nhập học bậc cử nhân tại các trường đại học và cao đẳng (UCAS) sẽ đăng ký với nhiều cơ sở đào tạo ngay lập tức. Bạn có thể đăng ký nhập học qua Internet, nếu bạn muốn.

Nhiều cơ sở đào tạo đón bạn từ sân bay và đảm bảo chỗ ăn ở cho bạn trong năm đầu tiên. Bạn sẽ nhận được sự trợ giúp từ phòng quan hệ quốc tế và những hiệp hội sinh viên quốc tế. Bạn cũng được tham gia những hoạt động xã hội thường kỳ, được trợ giúp trong quá trình học tập và cả trong đời sống hàng ngày. Nhờ đó hệ thống giáo dục Vương quốc Anh hoạt động rất hiệu quả: Vương quốc Anh có tỷ lệ bỏ học (sinh viên bỏ về nước trước khi khóa học kết thúc) thấp nhất trên toàn thế giới.

Tại Sao Bạn Chọn Du Học Singapore?

Email In PDF.

Sự nghiệp giáo dục được xem là yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng và phát triển của đất nước Singapore, nhất là kể từ năm 1965, khi quốc gia này trở thành một nước cộng hòa độc lập. Bước vào thế kỷ 21, khi nền kinh tế tri thức là động lực chính cho toàn cộng đồng thì giáo dục lại càng quan trọng hơn trong việc định hình cho tương lai của một quốc gia.
Đồng thời thông qua giáo dục mỗi cá nhân có thể nhận biết tiềm năng của mình để góp phần mang lại lợi ích cho cộng đồng, cho đất nước và hướng tới một cuộc sống cá nhân đầy đủ. Đến Singapore bạn sẽ có cơ hội hòa nhập vào một nền giáo dục luôn hướng đến sự hoàn thiện và được trở thành một thành viên của cộng đồng dân cư tiến bộ.
featurephoto01
Singapore- Trung tâm của nền giáo dục tiên tiến, một trường học có tính toàn cầu.
Trải qua bao nhiêu năm, Singapore thừa hưởng và phát triển từ hệ thống giáo dục lâu đời của Anh quốc, trong đó nền giáo dục được thiết lập nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi cá nhân và tìm kiếm nuôi dưỡng tài năng.

Thế mạnh của hệ thống giáo dục Singapore nằm trong chính sách song ngữ tiếng Anh và tiếng Malay, hay Quan thoại, hay Tamil và một chương trình giảng dạy phong phú, trong đó sự sáng tạo và tính liên kết giữ vai trò chủ đạo. Tất cả mọi người đòi hỏi phải có những kỹ năng cùng với khả năng tương xứng để tồn tại trong những môi trường có tính cạnh tranh cao và trang bị cho một tương lai sáng lạng hơn.

Hệ thống các trường công lập của Singapore vốn có danh tiếng nổi bật về chất lượng giảng dạy và học tập, thể hiện qua các nghiên cứu so sánh mang tính quốc tế như nghiên cứu về Khoa học và Toán Quốc tế (TIMSS) lần thứ ba chẳng hạn cho thấy đa số sinh viên các trường Singapore đã đạt vượt mức trung bình của thế giới về toán và khoa học. Sinh viên của Singapore cũng đạt thành tích xuất sắc trong các kỳ thi ví dụ như Cuộc thi Vô địch Hùng biện Quốc tế bằng tiếng Anh và các kỳ thi Olympic Quốc tế về toán, vật lý, hoá học, và sinh học, vượt qua các học sinh đến từ nhiều nước khác nhau để dành các giải thưởng và danh hiệu hàng đầu.

Ở bậc đại học, ngoài 3 trường đại học quốc gia nổi tiếng, Singapore còn thu hút sự chú ý của 10 trường đại học hàng đầu thế giới có mối liên kết chặt chẽ với các ngành công nghiệp đến thành lập các trung tâm giáo dục và nghiên cứu hoàn hảo tại đây. Trong số đó có các trường được nhiều người biết đến như trường đại học hàng đầu của Pháp INSEAD, Viện công nghệ Massachussetts (MIT), và các trường đào tạo kinh doanh nổi tiếng ở Mỹ như trường Cao học Kinh doanh của Đại học Chicago.

Ngay cả sau khi tốt nghiệp và đi làm, bạn cũng có vô số cơ hội để tiếp tục học. Các khóa đào tạo chuyên ngành và nâng cao tay nghề được rất nhiều người theo học. Các cuộc hội thảo chuyên ngành cũng trở nên rất phổ biến với sự hiện diện của nhà quản lý hàng đầu như Michael Porter hay các bài giảng do các chuyên gia thỉnh giảng đảm trách.

Với sự góp mặt của các trường đại học quốc tế nổi tiếng, một hệ thống giáo dục đào tạo chất lượng cao và nghiêm túc ở một quốc gia luôn chú trọng đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, tất cả nhất định sẽ mang đến cho học sinh trong nước cũng như du học sinh quốc tế một chương trình giáo dục đào tạo hoàn hảo và phong phú.

Nền kinh tế ổn định
Với mức GDP đạt 160 tỷ đô la Singapore trong năm 2002, quốc gia này tuy nhỏ bé về kích cỡ và dân số (chỉ có 4 triệu dân) nhưng đã trở thành trung tâm tài chính nổi tiếng, trung tâm thương mại quan trọng trong khu vực, hải cảng sầm uất vào hạng nhất trên thế giới và là địa điểm hàng đầu cho việc đầu tư. Luôn được nhắc đến là quốc gia mẫu mực trong sạch về nạn tham nhũng, hiệu quả và ổn định về chính trị, Singapore dành được sự chú ý và công nhận từ khắp nơi trên thế giới
singapore1234 
Kết quả khảo sát mới nhất trong năm 2002 của Tổ chức Economics Intelligence Unit (EIT) đối với 60 nền kinh tế của các quốc gia thì Singapore đã dành được danh hiệu là quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất tại Châu Á. Tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) có trụ sở tại Thụy Sỹ cũng đưa Singapore vào danh sách quốc gia có nền kinh tế cạnh tranh nhất với khả năng đổi mới mạnh mẽ và nền kinh tế vĩ mô vững chắc trên thế giới. Ngay cả trong cuộc kháng chiến chống bệnh dịch SARS gần đây, Singapore cũng được Tổ chức Y Tế Thế giới ghi nhận về những nỗ lực kiên trì và các biện pháp kịp thời của mình.
Cơ sở hạ tầng và tiện lợi
Singapore nối kết với tất cả các nơi trên thế giới một cách dễ dàng qua đường biển, đường hàng không và các phương tiện viễn thông. Sân bay Quốc tế Changi phục vụ hơn 60 hãng hàng không, có đường bay đến hơn 145 thành phố trên thế giới và trong nhiều năm được bình bầu là sân bay hiện đại nhất trên thế giới. Singapore cũng trở thành quốc gia sử dụng dịch vụ viễn thông lớn nhất tại Châu Á với tỷ lệ sử dụng dịch vụ Internet là 42%. Vấn đề sở hữu nhà cửa được Nhà nước Singapore khuyến khích để cho người dân có tài sản ở trong nước. Hiện có khoảng 85% dân số Singapore sống trong các căn hộ do Nhà nước đầu tư xây dựng.

Việc đi lại đến tất cả mọi nơi trong quốc gia này rất dễ dàng vì có hệ thống giao thông mặt đất rất hiệu quả và chất lượng dịch vụ cao. Với việc đưa ra hệ thống thẻ EZ, khách hàng khi mua vé chỉ cần quẹt thẻ vào hệ thống đọc tự động, hệ thống này sẽ trừ đi số tiền vé phải mua trực tiếp trên thẻ đã cho thấy nỗ lực của Chính phủ trong việc ngày càng tạo ra sự thuận tiện và nhanh chóng trong việc đi lại.

Một quốc gia đa văn hóa với điều kiện sống chất lượng cao
Di sản về nền văn hóa đa dạng và giàu truyền thống của đất nước này được đề cao qua việc các nhóm dân tộc khác nhau như người Hoa, Malay, Ấn Độ, và người lai Âu Á, đều sống chan hòa và đều thể hiện là người Singapore mặc dù vẫn giữ gìn tín ngưỡng, tập tục và lễ hội riêng của mình. Bên cạnh đó có khoảng hơn 90,000 người ngoại quốc đang sinh sống và làm việc tại Singapore và họ cũng đã mang theo những quan điểm và nền văn hóa độc đáo của đất nước mình để bổ sung thêm vào màu sắc và sự sống động cho Singapore.

Tiêu chuẩn sống cao cấp tại Singapore cũng là điều kiện đảm bảo cho học sinh các nước đến đây học tập. Trong một cuộc khảo sát do Tạp chí Economist đưa ra vào tháng 3/2002 cho thấy chất lượng sống tại Singapore còn vượt hơn cả hai thành phố Luân Đôn và New York dựa trên tiêu chuẩn đánh giá trên 39 lĩnh vực bao gồm ổn định chính trị, tự do cá nhân, ô nhiễm môi trường, chất lượng chăm sóc y tế, trường học, nhà hàng và nhà hát.

Một lối sống đô thị sống động
Nhìn trên bản đồ thế giới Singapore chỉ là một chấm nhỏ, nhưng đảo quốc này lại tỏa sáng với sự quyến rũ và vô vàn các hoạt động tại đây. Đi ăn tại nhà hàng và mua sắm là những hoạt động phổ biến của người dân Singapore. Không cần phải nói đến nhiều vì nơi đây có vô vàn các món ăn ngon cũng như vô số các cửa hàng cửa hiệu tại trung tâm thành phố cũng như ở ngoại ô.

Thêm vào đó là môi trường nghệ thuật văn hóa sống động, đặc biệt với việc khai trương khối nhà hát Esplanade trên vịnh mang đặc điểm nghệ thuật của mọi nền văn hóa trên thế giới. Các khu dân tộc thiểu số như Tiểu ấn, khu phố Tàu, Làng Malay đã tạo ra nét độc đáo của nền văn hóa và lịch sử Singapore. Nhiều sự kiện hào hứng, sôi nổi như chương trình Mua sắm Đại hạ giá Singapore, Lễ hội Nghệ thuật Singapore, Lễ hội Đèn lồng và rất nhiều lễ hội khác nữa đã tạo cho Singapore trở thành nơi “ có nhiều sự kiện nhất” xảy ra. Về địa lý, Singapore nằm ở vị trí chiến lược của trung tâm Châu Á và có thể trở thành trung tâm khám phá khu vực Đông Nam Á.


Tại Sao Bạn Chọn Du Học Úc?

Email In PDF.

Nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ, nguồn nhân lực chất lượng cao đang trở thành nhu cầu cấp thiết của các công ty trong và ngoài nước. Chính vì vậy xu hướng du học ngày càng tăng cao.Với những ưu thế nổi bật, Úc đang trở thành xu thế lựa chọn hàng đầu của giới trẻ Việt Nam.

Theo số liệu thống kê từ AEI, Hà Nội (Văn phòng giáo dục quốc tế của Úc tại Hà Nội) năm 2006: Số lượng sinh viên Việt Nam học tập tại Úc là 6772 sinh viên Việt Nam, nhưng đến 8/2007 số lượng  là 8315 sinh viên. Và con số này sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tiếp theo.
sydney_night
Bài viết này hi vọng sẽ giúp phụ huynh và học sinh có cái nhìn toàn diện hơn về du học Úc hiện nay cũng như tại sao du học Úc lại trở thành đất nước có sức hút mạnh mẽ với sinh viên Việt Nam trong những năm gần đây.
Bằng cấp được công nhận trên toàn thế giới:
Úc hiện đang sở hữu hệ thống các trường đại học, cao đẳng và trung học với chất lượng được công nhận trên toàn thế giới. Điều đó cũng đồng nghĩa: Bằng cấp của sinh viên sau khi tốt nghiệp các trường tại Úc cũng sẽ được cả thế giới công nhận.
Cũng giống như Anh, Mỹ, ngôn ngữ duy nhất được sử dụng tại xứ sở Kanguru là tiếng Anh, chính điều đó giúp sinh viên dễ dàng hoà nhập với thế giới hơn tại bất kỳ quốc gia nào.
Chi phí hợp lý:
Hệ thống giao dục tương tự với Anh, Mỹ, chất lượng giáo dục của nhiều trường luôn đứng trong tốp 50 trường hàng đầu trên thế giới (Theo bảng xếp hạng hàng năm về các trường đại học danh tiếng trên thế giới của tạp chí Times: Năm 2006, Úc có 4 trường  đứng trong top 20 trường đại học tốt nhất trên thế giới). Nhưng chi phí học tập và sinh hoạt tại Úc chỉ bằng 2/3 so với Anh và bằng ½ tại Mỹ-Theo số liệu của IDP, Úc.
Chính vì vậy mà du học Úc khá phù hợp với tình hinh tài chính của nhiều gia đình Việt Nam.
Môi trường sống an toàn và thân thiện:
Úc vốn là một quốc gia đa chủng tộc, chính vì vậy, nhận định đầu tiên về Úc: Quốc gia yên bình. Tại Úc, sinh viên quốc tế không hề lo lắng về chủng tộc, về tôn giáo, về đẳng cấp. Tất cả các dân tộc đều sống khá hoà bình và tôn trọng lẫn nhau vì một nước Úc phát triển và thịnh vượng. Úc là quốc gia hầu như không có xung đột lớn về chính trị, điều đó là nền tảng quan trọng cho một nền kinh tế bền vững.
Sự hỗ trợ từ phía chính phủ và trường của Úc  đối với sinh viên quốc tế:
Không ở một quốc gia nào, sinh viên quốc tế được quan tâm như ở Úc. Trong các trường đại học không hề có sự phân biệt giữa sinh viên quốc tế và sinh viên Úc. Tất cả mọi chính sách (đóng học phí, hưởng các phúc lợi xã hội, hưởng các điều kiện vật chất....) đểu chỉ có một cho tất cả sinh viên.
Khá nhiều trường của Úc trợ giúp sinh viên trong quá trình tìm việc làm thêm, tư vấn cách trả lời phỏng vấn khi xin việc, giúp sinh viên hoà nhập với môi trường mới... (ACN, Curtin University...)
Đối với từng bang, sự hỗ trợ từ phía chính phủ có khác nhau, tuy nhiên sinh viên quốc tế là đối tượng được quan tâm nhiều nhất (các chính sách học bổng cho sinh viên, trợ giúp các chi phí về giao thông công cộng...)
sydney_harbour_bridge_from_the_air
Chính sách với sinh viên Việt Nam:
Sau những thành tựu của số lượng lớn sinh viên Việt Nam tại Úc trong suốt những năm qua, kết quả là giữa năm 2007, đại sứ quán Úc tại Hà Nội đã quyết định: Đưa sinh viên Việt Nam từ mức độ yêu cầu 3 xuống mức độ yêu cầu 2 (độ khó khăn được giảm xuống một bậc). Điều đó cũng đồng nghĩa: số lượng sinh viên có cơ hội học tập tại Úc tăng lên.
Thủ tục chứng minh tài chính linh hoạt:
Vấn đề mà nhiều gia đình Việt Nam gặp phải: Một nền tài chính khá mạnh nhưng gia đình rất khó khăn khi chứng minh nguồn tiền và thu nhập. Từ thực tế đó, không quá cứng nhắc với sinh viên Việt Nam, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam chấp nhận các hình thức chứng minh khá đa dạng (bằng sổ tiết kiệm, bằng hợp đồng tín dụng dự phòng, bằng vay vốn...) Chính điều đó đã mở ra nhiều cơ hội học tập lớn cho sinh viên Việt Nam hiện nay.
Chính từ những lý do trên đây, Úc đang, đã và sẽ là môi trường sống và họp tập phù hợp nhất với sinh viên quốc tế nói chung và đặc biệt là sinh viên Việt Nam. Và số lượng sinh viên Việt Nam đang sống và học tập tai Úc đã chứng minh thực tế đó..

Tại Sao Bạn Chọn Du Học Canada?

Email In PDF.

Giáo dục là mối quan tâm hàng đầu của người dân Canada vì thế nền giáo dục Canada luôn được chú trọng phát triển với chất lượng cao nhất. Canada là quốc gia đầu tư nhiều cho giáo dục (tính bình quân đầu người) so với các nước trong tổ chức Phát Triển và Hợp Tác Kinh Tế (OECD) và cao nhất trong khối các nước G8. Trong các cuộc thi Toán và Khoa học quốc tế, các học sinh Canada luôn đạt kết quả cao nhất, đó là bằng chứng cho chất lượng giáo dục vượt trội của nền giáo dục Canada. Bằng cấp của Canada được quốc tế công  nhận và đánh giá cao trong nhiều lĩnh vực.
toronto-2008
Canada là một trong những nơi có môi trường sống tốt nhất thế giới
Theo Liên Hiệp Quốc và the Economist Intelligence Unit thì Canada được xếp hạng 1 trong 10 nơi sinh sống hàng đầu thế giới từ năm 1994. Trong khảo sát của Liên Hiệp Quốc, Canada đã đạt được nhiều điểm cao về giáo dục, tuổi thọ cao (dựa vào hệ thống phổ cập chăm sóc sức khỏe cho tòan dân); và tỷ lệ tội phạm và bạo lực thấp. Thêm vào đó, những thành phố lớn của Canada như: Vancouver, Toronto và Montreal được công nhận là những thành phố tốt nhất trên thế giới để sinh sống và làm việc dựa trên chất lượng vệ sinh và an tòan, các họat động văn hóa và cuộc sống đầy hấp dẫn của các thành phố này.
Mức sống cao
Người dân Canada hưởng mức sống vào hàng cao nhất thế giới. Trên 70% dân Canada có nhà riêng với tỷ lệ cao sở hữu các sản phẩm tiêu dùng như xe hơi, tủ lạnh, máy giặt, tivi, điện thoại, radio. Canada cũng là đất nước có hệ thống an ninh xã hội và hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện.
Truyền thông, giải trí, nghệ thuật rất phát triển ở Canada. Người dân Canada tự hào về hệ thống phát thanh và truyền hình hiện đại của đất nước mình, bao gồm trên 10.000 đài phát thanh AM và FM, và khoảng 719 kênh truyền hình phục vụ nhu cầu giải  trí và giáo dục của khán thính giả. Bên cạnh đó còn có các viện bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật cùng các hoạt động biểu diễn âm nhạc, nghệ thuật phong phú khác.
Môi trường hiếu khách
Canada là quốc gia của dân nhập cư và luôn quan tâm khuyến khích phát triển nền văn hoá đa sắc tộc. Chính vì vậy, bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc được tôn trọng, giữ gìn và phát huy.
Hầu như mọi sắc tộc trên thế giới đều hiện diện ở Canada. Vì vậy hầu hết các lọai thức ăn, các hoạt động giải trí cùng với nền văn hoá đặc thù của các dân tộc cũng sẵn có ở Canada. Các câu lạc bộ, kể cả không chính thức và các hiệp hội, tiêu biểu cho nhiều bản sắc dân tộc khác nhau,  nhân viên tư vấn cho học sinh quốc tế tại các trường học có thể giúp học sinh tiếp xúc với cộng đồng này.
Tất cả trung tâm đô thị chính đều có siêu thị, nhà hàng, rạp hát, phòng trưng bày nghệ thuật và viện bảo tàng. Các thành phố ở Canada cũng có nhiều công viên, vườn cây và băi biển công cộng, cũng như các trang thiết bị giải trí và thể thao tuyệt hảo.
Môi trường sạch đẹp
Người dân Canada rất tự hào về môi trường thiên nhiên của đất nước mình. Hiện nay có 42 công viên và khu bảo tồn quốc gia tọa lạc khắp các tỉnh và vùng lănh thổ ở Canada nhằm bảo vệ  hơn 300,000 kilômét vuông đất hoang.Một số công viên quốc gia đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Mỗi tỉnh và vùng lănh thổ đều có các khu vực được chọn làm công viên, khu vực hoang mạc, khu bảo tồn thiên nhiên và sinh thái và trên khắp đất nước có đến 2000 khu vực như thế.
*Học sinh đến Canada là đến với một trong những nơi có môi trường thiên nhiên tươi đẹp nhất thế giới. Canada cũng là một đất nước phong phú về địa lý với nhiều quang cảnh thiên nhiên để thưởng thức: từ bờ biển British Columbia tươi tốt, dăy núi đá Rocky Mountains hùng vĩ ở Alberta, bầu trời bao la của vùng bình nguyên, cho đến xứ sở của loại đường làm từ nhựa cây thích ở Great Lakes và St. Lawrence, cùng với những ngọn đồi gồ ghề và bờ biển thơ mộng của vùng Đại Tây Dương.
*Ban quản lý công viên quốc gia và Hội Đồng Liên Bang quản lý công viên.
2008_05_06tcpa
Một nơi an toàn để học tập
Canada nổi tiếng là một đất nước hòa bình, sạch đẹp và an toàn. Tỷ lệ tội phạm đă giảm đều đặn kể từ thập niên 90.  Không giống như nước láng giềng Hoa Kỳ, vũ khí được quản lý rất nghiêm ngặt và thường không được phép sử dụng ở Canada.

Du học sinh quốc tế đến Canada nên tuân theo các quy định về an ninh cũng như cách mà họ vẫn thường làm khi đi đến các quốc gia khác trên thế giới. Du học sinh có thể liên hệ với bất kỳ Trung Tâm Giáo dục Canada nào để được tư vấn về các vấn đề an toàn cá nhân hoặc có thể tham dự các buổi hướng dẫn về an toàn cá  nhân tại trường khi đến học tại Canada.

Một quốc gia công nghệ cao
Canada là môi trường thuận lợi cho việc kinh doanh và học tập, trong đó sự đóng góp của các nhà doanh nghiệp, các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu tài năng Canada. Canada là một quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin và máy tính, ngoài ra Canada còn là cường quốc trong các lĩnh vực viễn thông, vận tải và cơ khí, đặc biệt là hàng không vũ trụ, giao thông đô thị, vi điện tử, dụng cụ y tế, phần mềm cao cấp, thuỷ điện, năng lượng hạt nhân, la-de và quang điện tử, công nghệ sinh học, chế biến thực phẩm và thức uống, địa toán, công nghệ môi trường và đại dương.
Đỉnh cao trong ngành viễn thông của Canada bao gồm cáp Teleglobal’s CANTAT 3, đây là hệ thống đầu tiên trên thế giới hỗ trợ tốc độ cao và dung lượng lớn trong việc truyền tải qua đại dương và chuyển tín hiệu đa phương tiện. Khối liên minh Stentor của các công ty viễn thông đã đầu tư 8 tỷ đô la vào công nghệ đường truyền băng thông rộng mới nhất cho 80% hộ gia đình Canada. Canada cũng nằm trong số những nước đứng đầu thế giới nhận ra nhu cầu của việc kết nối các trường và thư viện thông qua Internet. Nhiều nước trên thế giới cũng đã và đang thực hiện theo mô hình SchoolNet của Canada. Hệ thống SchoolNet của Bộ Công nghiệp Canada đã thành công trong việc biến Canada trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới liên kết các trường và thư viện đến xa lộ thông tin.

Đất nước sử dụng hai ngôn ngữ chính thức
Canada là đất nước “song ngữ” có hai ngôn ngữ chính thức, tiếng Anh và tiếng Pháp. Đại đa số (75%) cư dân nói tiếng Pháp của Canada sinh sống tại tỉnh Québec ở phía đông Canada nhưng cũng có nhiều cộng đồng nói tiếng Pháp trên khắp đất nước.
Theo kết quả điều tra dân số năm 2001, tiếng Pháp là tiếng mẹ đẻ của 81% dân số Québec và là ngôn ngữ được sử dụng ở tại gia đình của 83% dân Québec.
Ước tính có hơn 1 tỷ người nói tiếng Anh và hơn 250 triệu người nói tiếng Pháp trên thế giới. Là 1 quốc gia sử dụng 2 ngôn ngữ, Canada có nhiều chương trình Anh văn ngôn ngữ thứ hai (ESL) và Pháp văn ngôn ngữ thứ hai (FSL) chất lượng cao dành cho học viên nào muốn theo học một hoặc cả hai ngôn ngữ trên.


HỌC TRUNG BÌNH, VẪN "RINH" HỌC BỔNG DU HỌC: 

Ba tháng trước, tin Hoàng Giang (cựu học sinh lớp 11B trường Chuyên Ngữ - Hà Nội) rinh cùng lúc 3 học bổng của các trường trung học Mỹ và Anh khiến bạn bè ai nấy đều “ngạc nhiên chưa!”. Bởi xét về thành tích học tập, Giang không đình đám bằng các bạn cùng trường.
Hẳn anh chàng có “bí kíp”?
Có một bảng thành tích khác
Ở trường, thành tích học tập của Giang chỉ thuộc loại “thường thường bậc trung”. Nhưng liếc sang “sớ” hoạt động phong trào của anh chàng, bất kì ai cũng có thể “ngợp thở”. Ngay khi vào lớp 10, Giang đã tự tin ứng cử và được bầu vào vị trí phó bí thư Đoàn trường, phụ trách mảng phong trào - thể thao. Và trong lúc bạn bè còn chưa kịp quen mặt “phó bí” thì Giang đã “phát pháo” chương trình đón tân học sinh cực kì “nóng bỏng”. Trong đó, gây “chấn động” nhất là việc cho ra đời đội cổ động, tổ chức sân chơi thể thao liên hoàn. Thừa thắng xông lên, Giang thành lập đội bóng đá, rồi tổ chức giải đấu giao hữu giữa các trường. Chưa hết, anh chàng còn tập huấn các “cầu thủ” trở thành “phóng viên” chuyên quay phim, viết bài cho website của trường... Chính sự năng động của Giang đã “quyến rũ” phỏng vấn viên của các trường mà bạn muốn xin học bổng.

Hoàng Giang.
Đức Hòa (lớp 11A trường Chuyên Ngữ, Hà Nội) cũng vừa rinh được học bổng du học phổ thông trung học Mỹ ASSIST và sẽ lên đường sang Mỹ vào cuối năm học này. Hòa cho biết: “Sức học của tớ thuộc loại trung bình. Tớ rinh được học bổng nhờ đầu tư viết bài luận công phu và tự tin khi dự phỏng vấn. Tớ nghĩ, khi săn học bổng du học, kĩ năng giao tiếp và khả năng ngoại ngữ có thể bù đắp phần nào cho thành tích học tập”.

Đức Hòa.
Từ hồi học cấp 2, Thái Hưng (cựu học sinh lớp 12 chuyên Tin trường Phổ Thông Năng Khiếu, hiện là SV trường ĐHQG Singapore) đã lập trình cho mình “công thức” riêng: kiến thức từ trường lớp + hiểu biết xã hội = thành công. Với Hưng, học giỏi mà không biết gì về thế giới xung quanh thì cũng... dở ẹc. Giữ vị trí ủy viên BCH Đoàn trường, Hưng là đồng tác giả của ý tưởng tổ chức Hội sách Năng Khiếu (bán sách giảm giá cho học sinh), lễ hội dành cho teen lớp 10 và 12... Hưng còn nạp thêm vốn sống cho mình bằng việc thường xuyên “xí” chỗ ở những cuộc thi dành cho học sinh. Hưng “tiết lộ”: “Nhờ đi thi nhiều nên tớ khá tự tin. Bởi vậy, lúc phỏng vấn, tớ nói chuyện... tỉnh bơ. Hì hì!”. Bên cạnh chồng hồ sơ “dày cộm” với một loạt “hoạt động ngoài giờ lên lớp”, sự “tỉnh bơ” của Hưng đã giúp anh chàng rinh học bổng “khỏe re”...

Thái Hưng.
Chiêu phỏng vấn của tớ
Đức Hòa “bật mí”: “Trước buổi phỏng vấn, tớ liệt kê những câu hỏi thường gặp như: mối quan hệ gia đình, quá trình học tập, hoạt động xã hội, lí do muốn đi du học... Lúc mặt đối mặt với phỏng vấn viên, tớ luôn tỏ thái độ lắng nghe và dành vài giây để suy nghĩ trước khi trả lời. Trong lúc nói chuyện, tớ để ý xem người phỏng vấn quan tâm vấn đề gì thì tập trung nói nhiều về vấn đề đó, những điều khác tớ chỉ nói sơ qua nhằm tránh người đối diện cảm thấy bị mất thời gian”.
Còn “bí kíp” của Hoàng Giang là sự kiên trì. Suốt hai năm lớp 9 và 10, Giang liên tục “thử nghiệm” việc xin học bổng du học. Với Giang, cứ mỗi lần phỏng vấn “rớt đài”, bạn lại rút ra bài học cho mình: hồ sơ phải đầy đủ, trả lời dứt khoát, bài luận cần nói rõ suy nghĩ của bản thân... Tích lũy một “bụng” kinh nghiệm, sang năm lớp 11, hầu như “vác” hồ sơ đến trường nào Giang cũng được “duyệt” học bổng.
Sau vài lần nộp hồ sơ xin học bổng du học, Hoàng Lan (SV trường ĐHQG Singapore) phát hiện một “bí mật” đáng giá: Nhiều trường không đánh giá cao bảng điểm bằng chiều hướng “lên dốc” của ứng viên. Với họ, sự tiến bộ, cách khắc phục khó khăn khi gặp trở ngại là tiêu chí để nhận xét khả năng của học sinh. Thế nên, lần cuối cùng dự phỏng vấn, Lan nhiệt tình chứng minh cho đại diện của trường thấy nỗ lực không ngừng của mình và bạn đã thành công...
Có rất nhiều điều bạn cần phải trang bị nếu muốn săn học bổng du học. Tuy nhiên, nếu bạn đã từng cho rằng phải có bảng điểm “như mơ” mới... mơ tới học bổng du học thì hãy suy nghĩ lại nhé. Bởi lẽ, thực tế là có nhiều teen học “bình thường thôi!” nhưng vẫn “ẵm” học bổng “ngon lành”. Nắm được “bí kíp” và có kế hoạch chuẩn bị dài hơi, bạn cũng có thể thành công như họ.
Bí quyết “ăn điểm” khi phỏng vấn
Để không bị... cà lăm khi đối diện với người lạ, trước khi đi phỏng vấn, bạn nên “diễn” một mình trước gương. Đừng quên chuẩn bị sẵn cách trả lời cho những câu hỏi thường gặp.
Không cần thành tích xuất sắc không có nghĩa là bạn học quá... dở. Sẽ “bít cửa” đối với những ai “mù tịt” ngoại ngữ và học lực dưới mức trung bình. Trong lúc nói chuyện, bạn nên đề cập đến các vấn đề thời sự xã hội. Muốn vậy, bạn không thể làm ngơ với sách báo.
Hãy xem buổi phỏng vấn như cuộc trò chuyện giữa hai người quen, bạn sẽ thấy thoải mái hơn. Đừng quên điều này: bạn chỉ là học sinh, những đề tài vĩ mô không thuộc “tầm kiểm soát” của bạn. Nhiều ứng viên từng bị “out” khi thao thao nói về chuyện “đao to búa lớn”, nhưng lại lúng túng trước những câu hỏi thông thường như: Thức dậy lúc mấy giờ? Thường làm gì trước khi đến trường, cuối tuần đi chơi ở đâu?... Tránh lỗi này nha bạn!
Trước khi quyết định xin học bổng của trường nào, bạn cần tìm hiểu “lí lịch” của trường đó. Bạn có thể tham gia diễn đàn du học sinh của trường để tham khảo ý kiến những anh chị đi trước.
Theo Thúy Vy

                                                                                                                                                Mực Tím

Võ Thị Minh An - Cô gái được nhiều sinh viên Mỹ ngưỡng mộ
(Dân trí) - Nhận được học bổng 200.000 USD của trường ĐH Mount Holyoke, đoạt giải thưởng báo chí Mỹ, Võ Thị Minh An còn được nhiều trường trung học, ĐH Mỹ mời diễn thuyết về chất độc màu da cam. Minh An được nhắc đến bằng sự ngưỡng mộ của nhiều sinh viên Mỹ.
Nhân dịp An về Việt Nam nghỉ tết Dương lịch, Dân trí đã có cuộc trò chuyện với cô nữ sinh nổi tiếng này.
Võ Thị Minh An hiện là sinh viên Đại học Mount Holyoke, Mỹ

Từ tình yêu với các em bị ảnh hưởng chất độc màu da cam
Được biết, năm 2008 An đã nhận được học bổng trị giá 200.000 USD của trường ĐH Mount Holyoke - Mỹ. An có thể bật mí vì sao em nhận được học bổng này?
Hồi học lớp 11 trường THPT Lê Hồng Phong, TPHCM em nhận được học bổng toàn phần trị giá 30.000 USD tại Trường Brentwood (bang California, Mỹ), trong thời gian học ở đây em “lọt” vào top 10% học sinh giỏi dẫn đầu toàn trường và em nhận được giải thưởng Thơ quốc tế Mỹ.
Bên cạnh đó, em đã đi nói chuyện ở 7 trường trung học về chất độc màu da cam và những buổi nói chuyện đó đã gây ấn tượng mạnh với các bạn học sinh và phụ huynh Mỹ. Em đã hợp tác với Tổ chức Phi Chính phủ Spiral Foundation xây dựng nên dự án từ thiện gây quỹ giúp trẻ khuyết tật ở Huế. Qua các buổi nói chuyện, nhiều phụ huynh và doanh nhân Mỹ đã ủng hộ vào Quỹ hơn 50.000 USD. Sau năm học ở Mỹ, em về Việt Nam hoàn thiện bậc THPT. Em nộp hồ sơ vào trường ĐH Mount Holyoke và nhận được học bổng trên.
Tại sao Minh An đưa vấn đề chất độc màu da cam để nói chuyện và lý do gì để trường Brentwood đồng ý cho em nói về chủ đề này vì đây là vấn đề rất nhạy cảm hiện nay?
Cái chính em hướng tới vấn đề chất độc màu da cam là từ năm lớp 7, khi mẹ em làm ở bệnh viện Từ Dũ, trong bệnh viện có nhiều trẻ em chất độc màu da cam. Em gặp và rất ấn tượng với các em đó. Ấn tượng đó quá mạnh khi nhìn thấy hình ảnh khiếm khuyết của các em và em đã tò mò tìm hiểu vấn đề này vì sao vấn đề này vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa.
Điều em quan tâm nhất là cuộc sống của các em và muốn làm thế nào cho cuộc sống các em đỡ bất hạnh hơn một chút. Chứ không hy vọng đem lại sự toàn vẹn, công lý 100% cho các em.
Ban đầu em không được sự chấp nhận nói về vấn đề này. Bởi vì khi chiếu phim tài liệu mà em thu thập về chất độc màu da cam cho thầy hiệu trưởng xem thì thầy rất lo ngại vì đây là vấn đề khá quan trọng, nhạy cảm, đang là cuộc tranh luận giữa 2 nhà nước với nhau. Nhưng thầy lo nhất là những hình ảnh này quá ghê, họ không nghĩ tồn tại những con người có hình thù quái dị như thế. Thầy sợ gây tác động xấu đến học sinh của trường.
Em đến gặp thầy dạy môn Lịch sử của em là một Giáo sư về sử học, em chiếu cho thầy xem và hỏi thêm ý kiến các phụ huynh mà em biết và họ rất ủng hộ. Em quay lại thuyết phục thầy hiệu trưởng nhưng thầy vẫn không chịu. Lần thứ ba em cùng Giáo sư dạy sử đến thuyết phục thầy hiệu trưởng và thầy đã đồng ý. Em đã vượt qua được cái ngưỡng khó khăn nhất.
Khi nói chuyện và trình chiếu những hình ảnh các em bị ảnh hưởng chất độc màu da cam, học sinh Mỹ họ hưởng ứng như thế nào?
Khi thuyết trình, em không nói quá nhiều của tội ác chiến tranh, em chỉ nói đến nỗi đau mà các em phải gánh chịu. Chỉ hình ảnh đã diễn tả hết tất cả và nhiều học sinh Mỹ rất đau xót và mong muốn giúp đỡ các em đó. Đương nhiên khi diễn thuyết em không lên án ai là người có tội. Sau đó, em đã được 7 trường trung học ở Mỹ mời diễn thuyết về vấn đề này vì những hình ảnh xúc động mà em mang đến cho mọi người.
Khi sang học ĐH tại trường Mount Holyoke, em cũng đã được mời diễn thuyết tại nhiều trường trung học và đại học tại Mỹ vì mọi người đã biết đến em, công việc của em làm.

Đến giải thưởng báo chí Mỹ
Được biết, năm 2009 Minh An đã đạt giải thưởng Knudson Churchill Scholarship Trust danh giá vì những đóng góp lớn trong lĩnh vực truyền thông, bạn viết về đề tài gì?
Em viết bài luận về sức ảnh hưởng, tầm quan trọng của báo chí đối với xã hội và em ví dụ cụ thể về vấn đề chất độc màu da cam mà em đã và đang làm tạo nên sự lan tỏa trong xã hội như thế nào.
"..Em nghĩ không ước mơ quá cao xa mà làm thật tốt những điều trước mắt,
 hãy dồn hết sức vào những công việc mình yêu thích sẽ thành công"

Minh An kể một chút về gia đình mình và ai là người chịu ảnh hưởng nhất đối với em?
Mẹ là nữ hộ sinh trưởng, Khoa Sản A Bệnh viện Từ Dũ, bố là Giáo sư Sử học và em có một em trai. Thật ra ba và mẹ em không ép buộc em theo con đường mà ba mẹ thích. Ba mẹ để cho em tự khám phá bản thân, tôn trọng cách lựa chọn nghề nghiệp của con.
Ba mẹ em đều sinh ra trong một gia đình nghèo, mẹ chịu nhiều bất hạnh trong cuộc sống, không còn người thân do chiến tranh và bệnh tật đưa lại nhưng mẹ em đã vượt qua nỗi đau lớn để sống và làm việc. Ba em nhà nghèo, do tự học nên mới có ngày hôm nay. Em học được ba mẹ ở tính cách đó. Khi học xong em sẽ trở về Việt Nam làm việc.
Dự định trong thời gian tới của An là gì?
Em được tổ chức sinh viên Mỹ gốc Châu Á mời tới dự hội nghị và nói chuyện về chất độc màu da cam. Dự định năm nay, em và các bạn sinh viên Việt Nam ở trường tiến tới tổ chức hội nghị như vậy.
Ngoài ra, em cùng các bạn sinh viên sẽ quyên góp 1 số tiền dự định cho quỹ “Vươn lên” cho báo Tuổi trẻ dành cho các em bị ảnh hưởng chất độc màu da cam. Em đã thành lập một trang web về chất độc màu da cam. Em dự định, em sử dụng web này để giới thiệu đến 5 trường ĐH, cùng trong hệ thống trường em đang học là ĐH University of Massachusetts, Amherst, Mount Holyoke, Hampshire và Smith.
Nhận học bổng Mỹ từ thời phổ thông đến đại học, An có thể chia sẻ kinh nghiệm xin học bổng với các bạn trẻ hiện nay?
Hiện nay, để tìm học bổng đi du học Mỹ cũng không quá khó vì thông tin các trường cần họ đã được đăng tải trên trang web của trường. Các trường ĐH Mỹ, họ muốn thu hút nhân tài trên thế giới, không phải là họ cho mình học bổng mà bắt mình sau này làm việc trả lại họ số tiền đó mà họ muốn học xong bạn có đóng góp nào đó cho xã hội, cho quê hương.
Khi các bạn nộp đơn xin học bổng vào ĐH Mỹ, điểm số chỉ là một phần, phần thứ hai các bạn phải cho họ thấy là bạn có gì đó đặc biệt, khác với các bạn khác. Ví dụ: bạn thích vẽ, bạn chứng minh niềm đam mê đó của bạn, bạn vẽ nhiều, bạn có nhiều giải thưởng. Bạn phải chú ý đến vấn đề này hơn là bạn viết một bài luận văn dài kể bạn đã đạt thành tích như thế nào.
Phương châm sống của An là gì?
Em rất thích câu nói của bà Mother Teresa (bà đạt giải Nobel) là: “Bạn không thể làm được những điều to lớn, bạn chỉ có thể làm được những việc nhỏ với tình yêu to lớn mà thôi”. Em thích câu nói này vì từ những việc bà làm đã gây những ảnh hưởng to lớn đối với những người bất hạnh ở Ấn Độ. Câu nói đã cho em một động lực lớn hơn là những hoài bão cao xa của mình. Em nghĩ không ước mơ quá cao xa mà làm thật tốt những điều trước mắt, hãy dồn hết sức vào những công việc mình yêu thích. Một ngày nào đó, công việc mình làm sẽ hiện hữu, trở nên lớn lao với bản thân mình, cuộc sống của mình.
Cảm ơn Minh An về cuộc trò chuyện này!
Võ Thị Minh An, sinh năm 1989 tại TPHCM.
Năm lớp 11 nhận học bổng toàn phần trị giá 30.000 USD tại Trường Brentwood (bang California, Mỹ). An là một nhà ủng hộ mạnh mẽ cho các hoạt động vì các nạn nhân Việt Nam bị nhiễm chất độc màu da cam. Năm 2007, An hợp tác với tổ chức Spiral Foundation để giúp gây quỹ hơn 50.000 USD trong vòng hơn 4 tháng. Năm 2008 học bổng 200.000 USD của Trường Đại học Mount Holyoke, Mỹ.
Năm 2009, An được mời diễn thuyết tại nhiều trường trung học và đại học ở Mỹ về chủ đề chất độc màu da cam.
Đoạt giải thưởng Knudson Churchill Scholarship Trust danh giá năm 2009 vì những đóng góp lớn trong lĩnh vực truyền thông.
An là đại diện Việt Nam tham gia hai diễn đàn lớn, World Urban Forum và World Youth Forum do cơ quan HABITAT thuộc Liên Hiệp Quốc tổ chức ở Vancouver, Canada. An được Đài phát thanh British Columbia mời chia sẻ về cơ hội phát triển cho giới trẻ Việt Nam cũng như là vẻ đẹp của ngôn ngữ và truyền thống Việt Nam.
Hồng Hạnh

Những nghề “cực hot”, thu nhập cao trong tương lai

Bạn đang muốn tìm một công việc có mức lương cao hơn công việc hiện tại của bạn? Hãy tham khảo một số công việc trong tương lai gần sẽ phát triển nhanh, mạnh mẽ và mức thu nhập thì vô cùng hấp dẫn:

Nhân viên cho vay thương mại
Những nhân viên này làm việc cho các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và những người cho vay khác. Muốn làm công việc này, bạn cần phải có kỹ năng tài chính tốt và có bằng kinh doanh, kinh tế, hoặc ngân hàng. Ngoài ra, nếu bạn muốn rút ngắn thời gian học thì bạn có thể tham gia các khoá học quản lý online hoặc tài chính online.

Theo Salary.com, thì mức lương khởi điểm trung bình cho nhân viên này tại Mỹ là từ 55.475 USD đến 71.382 USD, cộng thêm 3000 USD – 7000 USD tiền thưởng. Sau 6 đến 8 năm kinh nghiệm, những nhân viên này có thể kiếm được từ 95.015 USD đến 116.670 USD, thậm chí có thể lên đến mức lương cao nhất là 128.034 USD.

Nhà phân tích tài chính
Nhân viên phân tích tài chính phát triển các dự đoán doanh thu và các bài phân tích tài chính quan trọng cho các cá nhân hoặc công ty. Mức lương trung bình khởi điểm cho các nhà phân tích tài chính từ 40.632 USD đến 51.982 USD. Với 7 năm kinh nghiệm, mức lương của bạn có thể là 90.690 USD – 99.972 USD.

Quản trị dữ liệu cấp cao
Nhân viên quản trị dữ liệu cấp cao thiết kế, duy trì dữ liệu của công ty. Để làm việc trong lĩnh vực “màu mỡ” này, bạn cần phải có ít nhất một bằng cử nhân công nghệ thông tin. Bản báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho thấy các công việc quản trị dữ liệu cấp cao sẽ phát triển rất nhanh cho đến năm 2014. Do vậy, bạn sẽ không phải lo là không có việc trong tương lai. Mức lương: từ 90.690 USD đến 113.849 USD, thậm chí là lên đến 125.379 USD.

Quản trị an ninh mạng
Giống như những nhà quản trị dữ liệu, quản trị an ninh mạng là nhóm nghề nghiệp phát triển nhanh nhất ở Mỹ. Với công việc này, bạn sẽ là người giám sát an ninh và cấu trúc cho các hệ thống âm thanh, LAN/WAN, và mạng viễn thông của công ty. Để trở thành một nhà quản trị an ninh mạng, ít nhất bạn phải có bằng cử nhân công nghệ thông tin. Mức lương hàng năm cho công việc này là 61.117 USD – 100.685 USD, và mức cao nhất là 123.585 USD.

Y tá
Công việc cho y tá không bao giờ thiếu. Theo Bộ Lao động Mỹ, y tá là nhóm nghề nghiệp lớn thứ hai. Có 2 kiểu y tá: Y tá thông thường và y tá có bằng đại học. Do vậy, mức thu nhập sẽ khác giữa hai kiểu y tá này. Với y tá thông thường, mức lương trung bình khởi điểm là 53.398 USD – 68.263 USD. Tuy nhiên, nếu bạn là y tá trưởng thì mức lương của bạn sẽ là từ 74.965 USD và y tá trưởng trong phòng mổ thì mức lương từ 80.084 USD – 112.090 USD.

Giám đốc thiết kế giao diện web
So với các công việc thiết kế đồ hoạ, Bộ Lao động Mỹ dự đoán nhân viên thiết kế web với nhiều kinh nghiệm sẽ có thêm rất nhiều công việc tốt trong vòng 1 thập kỷ tới. Và trong số đó, giám đốc thiết kế giao diện web là những người có thu nhập cao nhất. Mức lương trung bình cho các nhân viên thiết kế mới vào nghề từ 121.310 USD đến 141.662 USD, và với giám đốc thiết kế giao diện web thì mức lương là 148.374 USD.

Quản lý nhà hàng
Những người quản lý nhà hàng làm việc cho các chuỗi nhà hàng, các hộp đêm, khách sạn, khu nghỉ mát và các sòng bạc. Bộ Lao động Mỹ dự báo sẽ có thêm rất nhiều cơ hội cho các quản lý nhà hàng làm công ăn lương trong tương lai. Mức lương trung bình cho vị trí công việc này là 53.255 USD đến 60.765 USD và mức trung bình cho các quản lý ở nhà hàng cao cấp là 70.546 USD.

(VietNamNetJobs)

NGUYỄN BÍCH NGỌC thẳng bước vào đại học HARVARD

Sinh năm 1989, Nguyễn Bích Ngọc trở thành người mang quốc tịch Việt Nam hiếm hoi tiếp theo đã đỗ vào ĐH Harvard.


Sáng 16/12/2008 trong căn nhà nhỏ ở phố Vũ Ngọc Phan (Hà Nội), Nguyễn Bích Ngọc check email như thường lệ…và gần như không tin vào mắt mình khi nhận được thư mời học bổng của ĐH Yale (Hoa Kỳ) danh tiếng. Giây phút ấy "Em đã bật khóc vì sung sướng. Con đường đến với giảng đường ĐH mơ ước đã trở thành hiện thực, dường như đơn giản đến không ngờ" như sau này Ngọc kể lại. Nhưng cơn sóng hạnh phúc chưa dừng lại, tháng 3/2009 Ngọc tiếp tục nhận được thư mời nhập học với học bổng ưu đãi của ĐH Princeton, rồi ĐH Columbia, ĐH Dartmouth, ĐH Georgetown…


Hình ảnh động của "Michelle Nguyen"

…4h sáng ngày 1/4/2009, Ngọc hồi hộp check mail, vì cô biết ở bên kia bán cầu những ngày tháng Tư là thời điểm để các giáo sư hàng đầu của Mỹ sẽ ra quyết định tiếp nhận những sinh viên ưu tú. Và cũng như ĐH Yale, giấy mời nhập học ĐH Harvard, Hoa Kỳ cùng học bổng hơn 50.000 USD/năm đến với Ngọc chỉ nhẹ nhàng qua lần click mở email cuối cùng. Lần này đánh thức cả nhà dậy.

4 năm trước, đoạt học bổng du học bậc phổ thông, tháng 9/2004, cô bé Ngọc, nữ sinh trường Hà Nội - Amsterdam tóc tết 2 bím, quần ngố, áo phông màu hồng lần đầu tiên bỡ ngỡ đặt chân xuống sân trường National Junior College (Singapore). Lớp chỉ có 2 học sinh là người Việt và 2 học sinh Trung Quốc, cô bé Việt Nam nhỏ nhắn lọt thỏm giữa đám học sinh người bản địa.

Môn học "kinh khủng" với cô học sinh giỏi trường "Am" là thể dục, một tuần thường xuyên có 2 tiết học thể dục. Đó thực sự là một cửa ải nặng nề với Ngọc, là chạy ngắn 100m tốc độ, là chạy bền 8 vòng sân vận động… Các bạn Singapore cao lớn lại thường đi bộ nhiều nên vượt qua môn chạy ngon lành, nhưng với Ngọc đó là một thách thức lớn.

Không còn lựa chọn nào khác, cô bé nghiến răng kiên cường gồng đôi chân nhỏ bé hoàn thành bước chạy 1 vòng sân vận động đầu tiên và về đích suýt lả đi trong tay bạn đồng môn. Cả đến khi phải thi kết thúc môn chạy cự ly dài "Em đã cố gắng chạy và về đích với 17 phút 19', trong khi điểm mốc tối đa cho phép để vượt qua môn là 17 phút 20'. Nhìn em về đích, thầy Thể dục phải phì cười và mừng rỡ chúc mừng cô học trò yếu đuối của ông đã vượt qua cửa ải…", Ngọc kể lại. Từ đó, cô bé đã dần cứng cáp.

Ngọc mê môn Lịch sử và kể rằng ở Sing hầu hết các môn học đều mở, giáo viên đưa ra các kiến thức, đồng thời tạo điều kiện để học sinh tự mình bày tỏ ý kiến và bảo vệ quan điểm của mình.

Cô gái nhỏ nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của giới trẻ ở Sing và từng giành nhiều giải thưởng cao ở những kỳ thi trí tuệ, sáng tạo, văn nghệ cấp quốc gia trong nhiều môn học khác nhau. Xuất sắc trong môn tiếng Anh, Ngọc vượt qua hàng nghìn thí sinh quốc tế đến từ các nước nói tiếng Anh để đoạt giải Nhất cuộc thi viết luận tiếng Anh "The royal commonwealth essay writing competition".

Ngọc còn đứng ra gây quỹ và tổ chức trại Hè miễn phí cho học sinh cấp II tại Sing, xây nhà tình thương giúp nạn nhân bão lụt trong các dịp nghỉ Hè, thu gom đồ cũ và quyên góp tiền cho người nghèo, làm phiên dịch miễn phí ở các bệnh viện…

Ngọc cũng trực tiếp tham gia vào khâu tổ chức cho những hội thảo quốc tế, Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN và đăng ký thực tập tại Bộ Ngoại giao Singapore theo giới thiệu của nhà trường. Michelle Nguyen - (tên quốc tế của Ngọc) đã tạo nên hình ảnh một cô gái luôn nhiệt tình với cuộc sống để "thuyết phục được mọi người rằng tôi là một người mà bạn sẽ muốn nói chuyện vào 4 năm sau!".


Đường tới Harvard

Càng đến gần ngày tốt nghiệp bậc phổ thông, đảo quốc Singapore dường như càng trở nên chật hẹp trong ước mơ của cô gái ham học hỏi. Ghi nhớ những cái tên như anh Tiến Anh, chị Thêu, chị Vân…(những SV Việt Nam từng đỗ và đang theo học tại ĐH Harvard), Ngọc âm thầm lập kế hoạch gửi đơn chinh phục các ĐH danh tiếng ở Mỹ.

Cô cũng nghiên cứu kỹ các bài luận (essay) và "Tôi tin không có gì là không thể đạt được. Điều cần là bạn phải biết marketing bản thân, hãy tìm và tạo nên điểm nhấn về mình. Đó là luật chơi cho những ai muốn nhập cuộc và giành chiến thắng tại các trường ĐH danh tiếng của Mỹ …." .

Ngọc tâm sự như vậy vào một chiều trung tuần tháng 6 Hà Nội đầy nắng, khi đã thực sự trở thành tân sinh viên của ĐH Harvard. Điểm nhấn ấy, với Ngọc đó chính là những năm tháng hoạt động sôi nổi ở trường phổ thông.

Theo cô, nền giáo dục Mỹ đánh giá cao những trải nghiệm và cảm xúc của cá nhân về cuộc sống. Trong essay hơn 1.000 chữ, Ngọc kể lại kỷ niệm thoáng qua về chiếc ghế cũ sơn xanh vẫn còn đó trong căn nhà nhỏ tại ngôi làng - quê cha Ngọc ở miền Trung Việt Nam, nơi ngày còn thơ bé cô về chơi với ông bà 10 năm về trước.

Chiếc ghế ấy là nơi người chú đã hy sinh trong chiến tranh vẫn thường ngồi. 4 năm sau, khi đã lớn lên, hiểu biết nhiều hơn, cô gái nhỏ mới cảm thấy một sự thôi thúc cần phải tìm hiểu về người chú đã hy sinh. Ngọc nhận được từ ông nội một cuốn vở đã cũ với lời dặn dò "hãy giữ gìn nó cẩn thận" và con sẽ hiểu khi đọc nó.

Đó chính là cuốn nhật ký được người chú của Ngọc viết trong 3 năm quân ngũ. Chú hy sinh khi mới ở độ tuổi mười chín, đôi mươi, đồng đội đã mang cuốn nhật ký đó về cho ông bà của Ngọc. Cuốn nhật ký thực sự là một kho tàng chứa đựng những hình ảnh chân thực và niềm tin trắng trong.

Và Ngọc viết trong bài luận của mình rằng: “…Tôi là một người yêu sách và đam mê đọc sách, nhưng chẳng bao giờ tôi có thể tưởng tượng được mình sẽ được gặp một "cuốn sách đặc biệt độc nhất", một "cuốn sách" mà có thể làm thay đổi cách suy nghĩ và cách sống của tôi, trong một góc nhỏ bụi bặm và tồi tàn giữa một ngôi làng Việt Nam nghèo khó.

Người lính 19 tuổi ấy đã kể lại một câu chuyện thật thà về những nỗi đau trải rộng hơn mọi biên giới của trí tưởng tượng con người. Không có chi tiết hư cấu, không một nhân vật thần tiên hay những cảnh tượng hùng vĩ. Chỉ có ký ức của một chàng trai trẻ với tất cả sức mạnh của nó.

Quyển nhật ký là cuốn sách ngắn nhất tôi đã từng đọc. Nó đã in dấu lên trí não tôi từ những trang đầu tiên và làm tôi khóc cho tới những dòng cuối cùng. Tôi đã nghiền ngẫm hơn 200 trang giấy ấy một cách chậm rãi, cẩn thận, với suy ngẫm về giá trị của hòa bình đã giành được.

Xã hội như cần, và sẽ tiến lên, bỏ lại đằng sau những ký ức buồn đau. Tôi cũng lớn lên để hiểu rằng những vết thương vẫn còn đó và nước mắt vẫn tuôn rơi cho những người phụ nữ không bao giờ trở thành người vợ để có cơ hội chơi đùa với đứa con xinh xắn trên bãi cỏ sau nhà.

Cho những người đã mất đi người thân yêu trong chiến trận, ký ức sẽ vẫn là vết thương đau đớn thầm kín trong trái tim họ… Đó là món nợ lớn của loài người...".

Đằng sau vóc dáng nhỏ nhắn, tính cách nhí nhảnh và hay lo lắng theo kiểu tuổi teen cho chút "nhan sắc" của mình, Nguyễn Bích Ngọc đầy tự tin ghi danh mình vào danh sách những cái tên Việt Nam đã bước tới ngôi trường Harvard. Tháng 8 này, Ngọc sẽ lên đường, cô bảo "Tôi tin mình đi rồi sẽ trở về "…




Nguồn: Sinh Viên Việt Nam

10 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG ĐẦU CHÂU Á
Theo : http://vnexpress.net
Thứ hai, 27/9/2010, 17:41 GMT+7

Trong bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất mới công bố tuần trước, đứng đầu ở châu Á là Đại học Hong Kong.
Tạp chí Times Higher Education (THE) hôm 16/9 vừa qua đã đưa ra danh sách 200 trường đại học có chất lượng hàng đầu thế giới. Các trường được đánh giá dựa vào năng lực giảng dạy và nghiên cứu, sự hợp tác quốc tế của giáo viên và sinh viên các trường đại học và khả năng của mỗi trường đại học trong việc chuyển những kết quả nghiên cứu thành lợi ích thương mại. Các vấn đề danh tiếng và di sản ít được xem trọng hơn mà nhấn mạnh vào nghiên cứu, giảng dạy và chuyển giao tri thức.

Thang điểm đánh giá cho các trường là 100 điểm.

Các trường đại học Mỹ vẫn thống trị các vị trí hàng đầu bảng xếp hạng của thế giới, với đại học Harvard đứng thứ nhất. Đại học Oxford và Cambridge của Anh cùng xếp thứ 6.

Ở châu Á, các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc đều có những trường được đánh giá cao. Sau đây là 10 trường đại học hàng đầu châu Á theo xếp hạng của tạp chí THE:

1/   Đại học Hong Kong, đạt 79,2 điểm:
Hiện nay đại học Hong Kong có 21.652 sinh viên, trong đó gần một nửa là học viên sau đại học và một phần tư sinh viên đến từ Trung Quốc đại lục và nước ngoài. Ảnh: Forbes.

2/Đại học Tokyo, đạt 75,6 điểm:
15 thủ tướng Nhật từng học ở trường đại học này. Trường được thành lập năm 1877 dưới thời Minh Trị với chính sách mở cửa. Hiện nay có 28.697 sinh viên thuộc 12 khoa và 12 viện đào tạo sau đại học. Trong trường có 11 viện nghiên cứu các hiện tượng như tia vũ trụ và động đất. Ảnh: Forbes.

3/Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang, Hàn Quốc, đạt 75,1 điểm:
Hiện nay, trường có gần 3.100 sinh viên và 355 nhân viên, giáo vụ. Trường cũng tự hào có viện công nghệ robot thông minh. Ảnh: Forbes.

4/Đại học Tổng hợp Singapore (NUS), đạt 72,9 điểm:
Trường được thành lập năm 1905 từ một trường cao đẳng y tế. Ngày nay, NUS có 14 khoa. Trường có ba địa điểm ở Singapore, cung cấp chương trình giảng dạy mở rộng và các khóa học đa ngành. Ảnh: Forbes.

5/Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, đạt 70,7 điểm:
Đại học Bắc Kinh được thành lập năm 1898, được coi là trường đại học dành cho triều đình. Trường mang tên như hiện nay từ năm 1912 và sáp nhập với đại học Y Bắc Kinh năm 2000. Trường có hơn 30.000 sinh viên với 2.900 học giả. Ảnh: Forbes.

6/ Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, đạt 69 điểm:
Trường được thành lập năm 1991. Hiện có 9.500 sinh viên theo học ở 5 trường cao đẳng: khoa học, kỹ thuật, quản lý và kinh doanh, nhân văn và khoa học xã hội và một viện đào tạo sau đại học. Ảnh: Forbes.

7/Đại học Khoa học và công nghệ Trung Quốc, đạt 66 điểm:
Trường hiện có 16.588 sinh viên với 3.600 giảng viên, gồm 22 viện sĩ và 432 giáo sư, 134 giáo sư thỉnh giảng. Ảnh: Forbes.

8/Đại học Kyoto, Nhật Bản, đạt 64,6 điểm:
Hideki Yukawa, người Nhật Bản đầu tiên đoạt giải Nobel về vật lý năm 1949 từng theo học trường này. Hiện trường có ba cơ sở với 27.700 sinh viên với 2.864 giảng viên. Ảnh: Forbes.

9/Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc, đạt 64,2 điểm:
Trường được thành lập năm 1911. Có 36 giáo sư của trường là thành viên Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc và 32 giáo sư thuộc Học viện Kỹ thuật. Trường có 28.000 sinh viên, trong đó có 2.400 là sinh viên nước ngoài. Ảnh: Tsinghua.edu.cn.

10/Viện khoa học và công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) đạt 59.5 điểm: 
KAIST được thành lập năm 1971. Năm 2009, KAIST sáo nhập với trường đại học Thông tin và truyền thông. Ngày nay KAIST có hơn 8.200 sinh viên và 567 học giả. Ảnh : KAIST.edu.



Trần Tú

Top các trường đại học danh tiếng nhất thế giới

Cập nhật lúc 19:58, Thứ Năm, 21/01/2010 (GMT+7)
,
Tạp chí giáo dục danh tiếng của Anh Times Higher Education (THE) và tổ chức xếp hạng các trường đại học trên thế giới QS công bố danh sách 100 trường đại học hàng đầu năm 2009. 
So với năm 2008 thì bảng xếp hạng năm vừa qua đã có một số biến động nhỏ. Ngoài trường Đại học Havard, ngôi trường vẫn giữ vị trí quán quân, thì ngay trong top 5, vị trí các trường đã có sự hoán đổi cho nhau. Trường đại học Cambridge của Anh, năm 2008 giữ vị trí thứ 3, thì đến năm 2009 đã soán ngôi vị á quân của trường đại học Yale (Mỹ) và đẩy trường này về vị trí cũ của mình. Có những trường ở vị trí 6, 7 năm 2008 như trường Đại học UCL, trường Imperial, sau 1 năm đã được thăng hạng lên vị trí thứ 4, và thứ 5. Trong khi đó trường đại học lâu đời nhất nước Anh, Đại học Oxford lại bị rớt 1 bậc. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về từng vị trí xếp hạng cũng như 1 số thông tin về các trường này. 

Đại học Harvard, ngôi trường đầu bảng 
Mô tả ảnh.
ĐH Harvard.
Đại học Harvard là một trường đại học tư thục tọa lạc ở thành phố Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ bao gồm 10 trường trực thuộc và là một thành viên của Ivy League (Nhóm các trường đại học hàng đầu ở Mỹ). Đây là trường đại học lâu đời nhất tại Hoa Kỳ, cũng là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên ở châu Mỹ và là tập đoàn đầu tiên tại Bắc Mỹ. Harvard cũng là tổ chức có nguồn cung ứng tài chính lớn thứ hai (sau Quỹ Bill & Melinda Gates)với khoảng 28,8 tỉ USD vào năm 2008.
Harvard thường xuyên có mặt top đầu trong các bảng xếp hạng giáo dục đại học quốc tế. Đại học Harvard không chỉ là sự hãnh diện của sinh viên Mỹ mà còn là niềm mơ ước của tất cả các sinh viên trên thế giới. Những sinh viên đã được bước chân vào giảng đường đại học Harvard cũng đều là những thiên tài của thế giới.
Đã từng có đến 7 vị tổng thống Mỹ được đào tạo tại Harvard và đã có tới 40 giải Nobel. Nơi đây được đánh giá là cái nôi sản sinh ra các tỷ phú giàu bậc nhất thế giới. Vì vậy người Mỹ có một câu nói khá nổi tiếng là muốn cho con bạn trở thành một trong những người giàu nhất, hãy gửi chúng tới Harvard.

Đại học Cambridge vươn lên vị trí á quân  
Mô tả ảnh.
ĐH Cambridge.
Sau 1 năm, ngôi trường đại học nổi tiếng của nước Anh này đã vươn lên được 1 bậc, từ vị trí thứ 3 lên vị trí á quân. Đây là viện đại học cổ xưa thứ hai tại các nước nói tiếng Anh, chỉ sau Đại học Oxford. Năm 1209, do xung đột giữa các sinh viên và dân thành thị, nhiều học giả của Đại học Oxford đã chạy đến thành phố Cambridge và lập nên Đại học Cambridge. Hệ thống đại học Cambridge có 31 trường cùng hàng nghìn chuyên ngành đào tạo khác nhau.
Trường Đại học Cambridge có truyền thống gần 1000 năm đào tạo những nhà lãnh đạo trên thế giới, những chuyên gia kinh doanh cũng như những nghệ sĩ. Mỗi năm, có hàng trăm tiến sĩ và thạc sĩ thành đạt từ nơi đây. Những buổi lễ trao bằng long trọng và xúc động được diễn ra định kỳ vào các tháng nhất định của mỗi quý và tuỳ vào thời gian lựa chọn của từng vị tiến sĩ. Họ là niềm tự hào và danh dự của người dân, nhưng họ cũng chính là những trí tuệ tuyệt vời mà nền giáo dục Cambridge đã khai sáng và nuôi dưỡng.

Đại học YALE ngậm ngùi tụt hạng 
Mô tả ảnh.
ĐH Yale.
Đây chính là trường đại học đã để trường Cambridge soán ngôi và đành ngậm ngùi nắm giữ vị trí thứ 3 (Năm 2008, trường đại học Yale xếp thứ 2).
Đây là một viện đại học tư thục ở New Haven, Connecticut, nước Mỹ được thành lập vào năm 1701 dưới tên Collegiate School. Yale là viện đại học lâu đời thứ ba của Mỹ và là một thành viên của Ivy League. Ngôi trường này cũng đã từng đào tạo nên 4 vị tổng thống Mỹ bao gồm Gerald Ford, George H. W. Bush, Bill Clinton và George W. Bush. Tờ báo Boston Globe đã viết rằng "nếu như có một trường có thể tuyên bố rằng đã giáo dục cho các lãnh đạo cao nhất của đất nước trong ba thập kỉ, thì đó là Yale.
Yale cũng là trường đầu tiên ở Mỹ cấp bằng tiến sĩ vào năm 1861. Đại học Yale không chỉ nổi tiếng vì nhiều nhân tài, chất lượng giáo dục đỉnh cao, mà còn là một trong những trường đại học to nhất nhì Hoa Kỳ, với hệ thống thư viện khoảng 13 triệu cuốn sách (hệ thống thư viện đứng thứ 2 của Mỹ).
Viện Đại học Yale thu được vốn hỗ trợ hàng năm khoảng 17 tỉ Đôla, đứng thứ hai chỉ sau Harvard. Trường có 3300 giảng viên, 5300 sinh viên đại học và 6000 sinh viên viên sau đại học. Yale được Cục Thuế Hoa Kỳ đưa vào trong danh sách các tổ chức phi lợi nhuận. Yale và Harvard là hai đối thủ của nhau trong tất cả các lĩnh vực giáo dục đại học.

Đại học UCL (University College London), cú nhảy ngoạn mục  
Mô tả ảnh.
Đại học UCL .
Từ vị trí thứ 7 năm 2008, Đại học UCL của nước Anh đã vươn lên vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng năm vừa qua.
Ngôi trường này được thành lập năm 1826, và là một trong những trường đại học có lịch sử lâu đời nhất ở Anh, chỉ sau trường Oxford và Cambridge. Hiện nay trường có khoảng  19.000 sinh viên, trong đó hơn 30% là sinh viên quốc tế đến từ gần 140 quốc gia trên thế giới.
Năm 2008, tổ chức Research Assessment Exercise (RAE) UCL đã xếp trường UCL là trường đại học có nhiều công trình nghiên cứu chất lượng tốt nhất ở London và xếp thứ 3 trong toàn vương quốc Anh.  Tổ chức này khẳng định rằng trường UCL đã có những thành tựu nổi bật về các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, y học cũng như các ngành nghệ thuật, khoa học xã hội và nhân văn. Ngôi trường này luôn có nhiều nguyên tắc trong việc đảm bảo cho chất lượng xuất sắc trong giảng dạy và nghiên cứu trong các ngành học kể trên. Đây cũng là trường đại học đầu tiên ở Anh chấp nhận sinh viên từ mọi tôn giáo, chủng tộc, tầng lớp xã hội và bình đẳng nam nữ.

Imperial College và Đại học Oxford đồng hạng ở vị trí thứ 5
Từ vị trí thứ 6 năm 2008, Imperial College đã lên hạng và nắm giữ vị trí thứ 5. Trường được thành lâp năm 1907 và là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu ở London. Nội dung đào tạo chính của trường là liên ngành nghiên cứu và cung cấp các cơ sở nghiên cứu. Các lĩnh vực đào tạo chủ yếu của trường là Khoa học kỹ thuật, Y học, và khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, Kinh doanh. Đây cũng là những khoa chủ chốt của Imperial College.
Mặc dù chỉ bị rớt 1 hạng từ vị trí thứ 4, xuống vị trí 5, đồng hạng với trường Imperial College, những đây cũng là điều đáng tiếc cho trường đại học nổi tiếng bậc nhất ở xứ sở sương mù. Đại học Oxford tọa lạc tại thành phố Oxford, Anh. Đây là trường đại học cổ nhất trong các nước nói tiếng Anh được thành lập vào thế kỉ 13. Đại học Oxford có 39 học viện (college), mỗi học viện có một cấu trúc và hoạt động riêng. 
Việc dạy học của hệ đại học chủ yếu là học theo kiểu phụ đạo, trong đó mỗi giáo sư phụ trách từ 1 đến 4 học viên làm việc hàng tuần khoảng 1 giờ tùy thuộc vào ngành học mà nội dung buổi học là về một bài luận hoặc bài tập.Mỗi tuần sinh viên thường có khoảng 2 buổi học kiểu này, các giáo sư có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của môn học hoặc lĩnh vực chuyên môn, có thể đến từ các trường khác trong đại học Oxford. Ngoài ra, sinh viên còn học bổ sung bằng các buổi nghe giảng, lên lớp, hội thảo được tổ chức theo chuẩn của bộ môn.
Theo xếp hạng của The Times năm 2007, đây là viện đại học tốt nhất Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.
Ngoài ra, đáng chú ý trong top các trường đại học tốt nhất thế giới năm 2009, Nhật Bản là gương mặt đại diện sáng giá cho châu Á với 6 trường được lọt vào danh sách này.
Đó là các trường: Đại học Tokyo xếp thứ 22, Đại học Kyoto xếp thứ 25, Đại học Osaka sếp thứ 43, Học viện công nghệ Tokyo xếp thứ 55. Hai trường Đại học Nagoya và Tohoku lần lượt chiếm giữ vị trí áp chót là 93 và 97.
Một số trường đại học khác của châu Á cũng nằm trong bảng xếp hạng này là Đại học Hồng Kông xếp thứ 24, Đại học quốc gia Singapore xếp thứ 30, Đại học quốc gia Seoul xếp thứ 47… 

Dưới đây là danh sách các trường lọt top












STT Tên trường Đất nước
1 Đại học Harvard Mỹ
2 Đại học Cambridge Anh
3 Đại học YALE Mỹ
4 Đại học UCL (University College London) Anh
5 Đại học IMPERIAL College London Anh
5 Đại học OXFORD Anh
7 Đại học Chicago Mỹ
8 Đại học PRINCETON Mỹ
9 Học viên công nghệ Massachusetts Mỹ
10 Học viện công nghệ California Mỹ
11 Đại học COLUMBIA Mỹ
12 Đại học PENNSYLVANIA Mỹ
13 Đại học JOHNS HOPKINS Mỹ
14 Đại học DUKE Mỹ
15 Đại học CORNELL Mỹ
16 Đại học STANFORD Mỹ
17 Đại học Quốcgia Australia Úc
18 Đại học Mcgill Canada
19 Đại học MICHIGAN Mỹ
20 Viện kỹ thuật liên bang Thụy Sỹ (ETH Zurich) Thụy Sỹ
20 Đại học EDINBURGH Anh
22 Đại học TOKYO Nhật Bản
23 Đại học LONDON (King’s College London) Anh
24 Đại học HONG KONG Hong Kong
25 Đại học KYOTO Nhật Bản
26 Đại học MANCHESTER Anh
27 Đại học CARNEGIE MELLON Mỹ
28 Đại học Sư Phạm PARIS Pháp
29 Đại học TORONTO Canada
30 Đại học Quốc gia Singapore Singapore
31 Đại học BROWN Mỹ
32 Đại học NORTHWESTERN Mỹ
33 Đại học California, Los Angeles Mỹ
34 Đại học BRISTOL Anh
35 Đại học Khoa học và Kỹ thuật HONG KONG Hong Kong
36 Trường Bách Khoa Paris Pháp
36 Đại học MELBOURNE Úc
36 Đại học SYDNEY Úc
39 Đại học California, BERKELEY Mỹ
40 Đại học BRITISH COLUMBIA Canada
41 Đại học QUEENSLAND Úc
42 Trường Đại học Bách khoa Liên bang LAUSANNE Thụy Sĩ
43 Đại học OSAKA Nhật Bản
43 Đại học TRINITY Dubline Ai Len
45 Đại học MONASH Úc
46 Đại học Trung văn Hồng Kông Hong Kong
47 Đại học Quốc gia SEOUL Hàn Quốc
47 Đại học NEW SOUTH WALES Úc
49 Đại học TSINGHUA Trung Quốc
49 Đại học AMSTERDAM Hà Lan
Từ 50 đến 100












Thứ hạng Tên trường Tên nước
­51 Đại học COPENHAGEN Đan Mạch
52 Đại học New York Mỹ
52 Đại học Bắc Kinh Trung Quốc
54 Đại học BOSTON Mỹ
55 Đại học Kỹ thuật MUNICH Đức
55 Viện Công nghệ TOKYO Nhật Bản
57 Đại học HEIDELBERG Đức
58 Đại học WARWICK Anh
59 Đại học ALBERTA Canada
60 Đại học LEIDEN Hà Lan
61 Đại học AUCKLAND New Zealand
61 Đại học Wisconsin - Madison Mỹ
63 Đại học AARHUS Đan Mạch
63 Đại học Illinois, Urbana-Champaign Mỹ
65 Đại học Công giáo LEUVEN Bỉ
66 Đại học BIRMINGHAM Anh
67 Đại học Kinh tế và Khoa học Chính trị London Anh
67 Đại học LUND Thụy Điển
69 Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc Hàn Quốc
70 Đại học YORK Anh
70 Đại học UTRECHT Hà Lan
72 Đại học GENEVA Thụy Sỹ
73 Đại học kỹ thuật NANYANG (NTU) Singapore
73 Đại học WASINGTON tại St.Louis Mỹ
75 Đại học UPPSALA Thụy Điển
76 Đại học California, San Diego Mỹ
76 Đại học TEXAS, tại Austin Mỹ
78 Đại học bắc California, Chapel Hill Mỹ
79 Đại học GLASGOW Anh
80 Đại học WASINGTON Mỹ
81 Đại học ADELAIDE Úc
82 Đại học SHEFFIELD Anh
83 Đại học công nghệ DELFT Hà Lan
84 Đại học Western Australia Úc
85 Đại học Dartmouth Mỹ
86 Học viện công nghệ GEORGIA Mỹ
87 Đại học PURDUE Mỹ
87 Đại học ST ANDREWS Anh
89 Đại học Dublin Ireland
90 Đại học EMORY Mỹ
91 Đại học NOTTINGHAM Anh
92 Đại học NAGOYA Nhật Bản
92 Đại học ZURICH Thụy Sĩ
94 Đại học BERLIN Đức
95 Đại học Quốc gia Đài Loan Đài Loan
95 Đại học SOUTHAMPTON Anh
97 Đại học TOHOKU Nhật Bản
98 Ludwig Maximilians, Đại học MUNICH Đức
99 Đại học LEEDS Anh
100 Đại học RICE Mỹ














Top 10 trường châu Á













Bảng xếp hạng châu Á Xếp hạng thế giới Tên trường Tên nước/ vùng lãnh thổ
1 22 Đại học TOKYO Nhật Bản
2 24 Đại học Hồng Kông Hồng Kông
3 25 Đại học KYOTO Nhật Bản
4 30 Đại học quốc gia Singapore Singapore
5 35 Đại học khoa học và công nghệ Hồng Kông Hồng Kông
6 43 Đại học OSAKA Nhật Bản
7 46 Đại học Trung văn Hồng Kông Hồng Kông
8 47 Đại học quốc gia SEOUL Hàn Quốc
9 49 Đại học TSINGHUA Trung Quốc
10 52 Đại học PEKING Trung Quốc


  •  Sinh Phạm (Tổng hợp)

'Top 10' ĐH châu Âu, Á, Mỹ

Cập nhật lúc 23:44, Thứ Ba, 12/09/2006 (GMT+7)
,

The Times Higher Education Supplement (THES) là một tờ báo có trụ sở tại London (Anh). Tờ báo này thường có các bài phân tích cụ thể các vấn đề liên quan tới giáo dục ĐH. Ngoài ra, THES còn được biết tới nhờ các bảng xếp hạng các trường ĐH trên thế giới và tại một số khu vực.

Soạn: AM 887363 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Cambridge-Trường ĐH hàng đầu tại Châu Âu
Dưới đây là Bảng xếp hạng các trường ĐH tại một số khu vực trong năm 2005 mà THES mới công bố:
1. Top 10 trường ĐH tại Châu Âu: 
Thứ hạng tại Châu Âu
Thứ hạng trên thế giới
Tên trường
Quốc gia
1
3
Anh
2
4
Anh
3
10
Pháp
4
11
Anh
5
13
Anh
6
21
ETH
Thụy Sĩ
7
24
Pháp
8
28
Anh
9
30
Anh
10
34
Thụy Sĩ
 2. Top 10 trường ĐH tại Bắc Mĩ: 
Thứ hạng tại Bắc Mĩ
Thứ hạng trên thế giới
Tên trường
Quốc gia
1
1
2
2
3
5
4
6
5
7
6
8
7
9
8
11
9
14
10
17
10
17
 3. Top 10 trường ĐH ngoài Châu Âu và Bắc Mĩ: 
Thứ hạng
Thứ hạng trên thế giới
Tên trường
Quốc gia
1
15
Trung Quốc
2
16
Nhật Bản
3
19
Australia
4
22
5
23
Australia
6
31
Nhật Bản
7
33
Australia
8
38
Australia
9
40
Australia
10
41
Trung Quốc
 (Thanh Hải – Theo thes.co.uk)