4/10/10

TRANH CHẤP Ở CHÂU Á CỦNG CỐ VỊ THẾ CỦA MỸ

TRANH CHẤP Ở CHÂU Á  CỦNG CỐ VỊ THẾ CỦA MỸ
http://vnexpress.net  Thứ sáu, 24/9/2010, 17:20 GMT+7

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN, cũng như sự tham gia của Mỹ trong một loạt vấn đề nóng ở Đông Á thời gian qua cho thấy nước này đang trở lại khu vực, bài phân tích dưới đây của The New York Times cho thấy.
Trong nhiều năm qua, một trong những câu chuyện được nói đến nhiều nhất ở châu Á là khi Trung Quốc trỗi dậy, các nước láng giềng của họ sẽ bị cuốn vào quỹ đạo của nó và ngả vào vòng tay của một siêu cường mới. Và trong một kịch bản như thế, người mất mát chính là Mỹ, quốc gia đang dồn cả tiền bạc cũng như ảnh hưởng của mình vào các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan; nền kinh tế gặp khó khăn và đang mất dần chỗ đứng ở châu Á.
Tuy nhiên, tình trạng căng thẳng và tranh chấp ngày càng rõ rệt giữa Trung Quốc với các nước láng giềng trong thời gian gần đây đã cho Mỹ một cơ hội để giành lại vị trí trong khu vực - một cơ hội mà chính quyền của Tổng thống Obama mong chờ tận dụng.
Một người Hong Kong, Trung Quốc, trên con tàu định tiến ra khu vực đảo tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản, trong lúc cẳng thẳng giữa hai nước đang lên cao. Ảnh: AFP.
Washington đã nhắc đến tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á trên Biển Đông, bất chấp quan điểm của Bắc Kinh cho rằng đây là vấn đề nội bộ. Mỹ cùng với Hàn Quốc đã tiến hành những cuộc tập trận nhằm giúp Seoul đáp trả những lời đe dọa từ Bình Nhưỡng. Trung Quốc phản đối những cuộc tập trận này, và nói rằng các hoạt động diễn tập xâm phạm vào vùng nước mà quân đội Trung Quốc hoạt động.
Trong khi đó, căng thẳng ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong vụ tàu cá Trung Quốc bị Nhật bắt giữ đang đẩy Tokyo trở lại gần hơn với người đồng minh lâu năm bên kia bán cầu.
Bối cảnh này được phản ánh trong dịp hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo thế giới đang diễn ra ở Mỹ. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã từ chối một cuộc gặp với người đồng nhiệm Nhật là Naoto Kan. Ông Ôn còn đe dọa sẽ "có hành động tiếp theo" nếu Tokyo không thả thuyền trưởng tàu đánh cá "ngay lập tức và vô điều kiện".
Hôm nay, Tổng thống Mỹ Obama sẽ gặp các nhà lãnh đạo Đông Nam Á và có thể Mỹ sẽ cam kết giúp họ giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông một cách hòa bình.
"Mỹ thật là khôn", Carlyle A. Thayer, giáo sư Học viện Quốc phòng Australia chuyên nghiên cứu về an ninh châu Á, bình luận. "Họ khôn khi chìa tay với các nước trong khu vực này".
"Ở khắp nơi nơi, Trung Quốc có thể nhận thấy rằng bầu không khí đang thay đổi mạnh mẽ", Thayer nói thêm.
Khẳng định chủ quyền lãnh thổ - ở khắp nơi từ Tây Tạng đến Đài Loan và Biển Đông - vốn từ lâu là ưu tiên hàng đầu của những người theo đường lối dân tộc ở Trung Quốc. Tuy nhiên điều này gây khó khăn cho những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc khẳng định sự trỗi dậy hòa bình, và có thể tạo nên sự xa cách với các nước láng giềng.
Một bằng chứng rõ ràng của tình trạng này là sự căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong vụ va chạm giữa tàu đánh cá và tàu tuần tra đôi bên. Sự vụ xảy ra tại khu vực tranh chấp gần một số đảo mang tên Senkaku trong tiếng Nhật và Điếu Ngư trong tiếng Trung. Các đảo này là đối tượng tuyên bố chủ quyền của cả Bắc Kinh lẫn Tokyo.
Tranh chấp này, cũng như sự việc trực thăng Trung Quốc lượn phía trên tàu khu trục Nhật hồi tháng 4, có thể giúp cho liên minh quân sự Nhật - Mỹ thêm vững chắc. Các nhà phân tích cho rằng những vụ đối đầu như thế có thể sẽ nhắc nhở các quan chức Nhật Bản - vốn từng chủ trương đưa chính sách đối ngoại của họ nghiêng thêm về phía Bắc Kinh - rằng họ vẫn cần dựa vào Mỹ để có được thế cân bằng.
Một người Nhật Bản leo lên sửa ngọn hải đăng trên đảo mà nước này gọi là Senkaku (Trung Quốc gọi Điếu Ngư) như một hành động biểu tượng để khẳng định chủ quyền. Ảnh chụp năm 1996, AFP.
"Nhật Bản sẽ không có cách nào khác là tiến sâu hơn nữa vào trong vòng tay của Mỹ, củng cố hơn nữa quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ và sức mạnh quân sự của bản thân", Huang Jing, một học giả nghiên cứu về quân sự Trung Quốc, công tác tại Đại học Quốc gia Singapore, bình luận.
Hồi tháng 7, tại diễn đàn an ninh khu vực ASEAN, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nhắc đến vấn đề Biển Đông, bà nói rằng Mỹ sẵn sàng giúp để tìm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp trên Biển Đông, nơi được cho là dồi dào tài nguyên dầu, khí và hải sản. Phía Trung Quốc chủ trương giải quyết vấn đề với từng nước riêng rẽ, nhưng bà Clinton mong muốn có những cuộc đối thoại đa phương. Tự do hàng hải ở Biển Đông là vấn đề mà Mỹ quan tâm, Clinton nói.
Hôm nay Tổng thống Obama có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo của 10 nước ASEAN. Hãng thông tấn AP cho hay, theo một dự thảo tuyên bố chung mà họ có được, các bên sẽ phản đối "việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực của bất kỳ bên nào nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông".
Đầu tuần này, phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc Khương Du lên tiếng chỉ trích bất kỳ nỗ lực làm trung gian nào của Mỹ. "Chúng tôi phản đối việc một nước không có gì liên quan đến biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) can dự vào tranh chấp ở đây", bà Khương nói.
Bắc Kinh cũng phản đối các kế hoạch tập trận của Mỹ và Hàn Quốc ở Hoàng Hải, nơi Trung Quốc tuyên bố là khu vực đặc quyền quân sự. Tuy nhiên giới phân tích cho rằng sự phản đối này càng khiến Hàn Quốc ngả thêm về phía Mỹ.
Giới chức Mỹ ngày càng quan tâm đến tiến trình hiện đại hóa, cũng như khả năng vươn xa bờ và thái độ ngày càng tự tin hơn của hải quân của Trung Quốc. Hồi tháng 3, một quan chức Trung Quốc nói với các quan chức Nhà Trắng rằng Biển Đông là một phần trong "lợi ích cốt lõi" của chủ quyền quốc gia, ngang với Tây Tạng và Đài Loan.
Một số sĩ quan quân đội và nhà phân tích Trung Quốc cho rằng Mỹ đang muốn ngăn cản họ. Hồi tháng 8, một phó đô đốc của Trung Quốc viết trên nhật báo của quân đội nước này rằng, một mặt Washington "muốn Trung Quốc thực hiện vai trò trong các vấn đề an ninh khu vực". "Mặt khác", ông này viết tiếp, "lại đang ngày càng xiết chặt vòng vây quanh Trung Quốc và liên tục thách thức các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc".
Một số nước châu Á đã cảm thấy muốn ngả về phía Mỹ nhiều hơn. Hồi tháng 4, vụ việc trực thăng Trung Quốc lượn phía trên khu trục hạm Nhật khiến nhiều người Nhật Bản lo lắng, nhất là khi thủ tướng lúc đó là Yukio Hatoyama đang khiến Mỹ tức giận vì thái độ quyết tâm di dời căn cứ không quân của Mỹ ở Okinawa.
Thủ tướng kế nhiệm, ông Naoto Kan, đã tìm cách xoa dịu và thắt chặt hơn các mối quan hệ với Washington, nhấn mạnh rằng liên minh với Mỹ là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản.
"Tranh chấp với Trung Quốc là yếu tố khiến cho mối quan hệ với Mỹ trở nên quan trọng hơn", giáo sư chính sách công Fumiaki Kubo của trường Đại học Tokyo, bình luận.
Thanh Mai (lược dịch từ NYT)

BẠN GÁI TỰ LÀM ĐẸP

BẠN HÃY TỰ CHẾ 5 LOẠI KEM DƯỠNG ẨM CHO LÀN DA:

  Lê Nhi (Theo home-family) - Theo PLXH

Để đối phó với làn da khô, bong tróc và có vảy trong mùa thu đông này, các bạn gái hãy bỏ chút thời gian tự chế kem dưỡng ẩm cho mặt tiền nhé!





Kem dưỡng ẩm có vai trò quan trọng trong việc giữ da sạch, mềm mại, mịn màng trong suốt mùa thu đông. Bạn có thể mua kem dưỡng ẩm từ các thương hiệu lớn nhưng chúng vừa đắt đỏ vừa có thể chứa một số hóa chất bất lợi cho da bạn.




Do đó, hãy thử một số các chất dưỡng ẩm tự chế được liệt kê dưới đây để sẵn sàng tạo sự khác biệt cho làn da của mình nhé!


1. Kem dưỡng ẩm bằng dâu tây


Lấy một thìa dầu ôliu, một muỗng canh dầu thực vật, 1 muỗng canh dầu dừa và 2 giọt vitamin. Đổ tất cả nguyên liệu trên vào một chiếc bình và sau đó thêm vào 2 muỗng canh dâu tây đã được nghiền nát.




Lắc đều tất cả hỗn hợp trên lại để pha trộn tất cả các thành phần với nhau. Và sau đó, bạn nhớ bảo quản hỗn hợp này trong tủ lạnh để đắp mặt nhé.


2. Kem dưỡng da bằng lô hội


Bạn có biết việc chuẩn bị các loại kem dưỡng ẩm bằng lô hội là khá dễ dàng? Lấy một lượng bằng nhau của gel lô hội và nước khoáng. Đun nó cho đến khi ở dạng sền sệt sẽ trở thành một loại kem và lưu hỗn hợp này trong một cái bình.




3. Kem dưỡng da cho da thường


Trộn 1 cốc nước và 1/2 chén cánh hoa hồng tươi, đun nóng chúng cho đến khi sôi. Để dung dịch nước này mát trở lại và lọc cánh hoa hồng ra.




Sau đó thêm glycerin, nước lô hội. Sau đó lưu trữ nó trong tủ lạnh.


4. Kem dưỡng da cho da mụn


Dùng nước ép từ 3 quả chanh, 1 thìa sữa chua và 1 muỗng cà phê mật ong rồi trộn chúng với nhau.




Thêm vào hỗn hợp đó 1 quả trứng đánh vào và khuấy đều. Bôi lên mặt và để khoảng 15 phút và sau đó rửa sạch với nước ấm.


5. Kem dưỡng ẩm bằng nước ép trái cây


Nếu bạn muốn tự chế những loại kem dưỡng đơn giản hơn, bạn chỉ cần áp dụng nước ép trái cây tươi thoa lên mặt và sau đó để trong khoảng 10 phút và rửa sạch lại bằng nước ấm.


Đây là một chất dưỡng ẩm tự nhiên và một tuyệt vời cho làn da bạn mỗi ngày.




Lưu ý:


Đây là 5 loại kem dưỡng ẩm tự chế tốt nhất có thể cho bạn một làn da rạng rỡ tuyệt vời. Bạn cũng có thể thử nghiệm những loại kem dưỡng ẩm riêng của bạn với các thành phần khác mới lạ và đa dạng hơn.




Tuy nhiên, trước khi tiến hành làm những loại kem dưỡng ẩm riêng của mình, bạn cần phải có một ý tưởng và công dụng về các thành phần khác nhau sẽ được sử dụng để làm kem dưỡng ẩm nhé!
3 ÍCH LỢI KHÔNG NGỜ CỦA MẬT ONG ĐỐI VỚI DA MỤN:
  Theo PLXH

Đã có thêm một cách trị mụn hiệu quả cho chúng mình rùi nè! Nguyên liệu lại luôn có sẵn trong nhà nhé!







Theo Trung tâm sức khỏe Đại học Texas, mật ong là 1 thực phẩm phổ biến trong mỗi gia đình. Nó có chứa các loại đường phong phú giúp tạo ra một môi trường mà vi khuẩn không thể tồn tại được. Nước mật ong rất có lợi vì nó giúp loại bỏ vi khuẩn và các tế bào da chết. Do đó, nếu bạn đang bị một ổ dịch của các loại mụn tấn công, hãy sử dụng mật ong để nhận được nhiều ích lợi của nó nhé!




Chống vi khuẩn


Thoa mật ong trên làn da bị mụn trứng cá có thể giúp rửa trôi một số vi khuẩn. Theo Jennifer Eddy - trường Đại học Wisconsin thì mật ong có chứa các tác nhân kháng khuẩn và tiết ra chất hydrogen peroxide. Sự kết hợp của các tác nhân kháng khuẩn và hydrogen peroxide giúp loại bỏ nhiễm trùng cho da mặc dù nhiễm trùng này có thể khó được chữa trị hiệu quả bằng các phương pháp khác.


Ngoài ra, chất kháng sinh trong mật ong thực sự giúp ngăn chặn nhiễm trùng định kỳ, khiến tình trạng mụn của bạn không phát triển xấu đi hoặc biến thành các nang mụn nghiêm trọng hơn.




Trả lại làn da mềm mại, mịn màng


Khi những nốt mụn không được điều trị kịp thời, chúng chắc chắn sẽ làm da mặt tiền của bạn trở nên xấu xí và thô sần, thậm chí để lại sẹo nữa chứ.




Khi ấy, bạn có thể sử dụng mật ong để thoa trên những vùng da bị ảnh hưởng do mụn để giúp làn da mịn màng và mềm mại hơn.


Nguyên nhân, do mật ong có chứa chất chống oxy hóa có thể trợ giúp làn da trông tươi trẻ và khỏe mạnh hơn. Phần lớn chất sáp mật ong giúp giữ cho làn da mềm, mịn và thậm chí sáng màu hơn. Do đó, bạn hãy sử dụng ngay lợi thế này của mật ong để có thể giúp bạn lấy lại sự mịn màng ngay cả với những nốt mụn đã bị kích thích và trở nên xấu xí nhất nhé!




Làm sạch da


Một trong những nguyên nhân gây ra mụn trứng cá là do làn da bị nhiễm khuẩn nặng nề. Điều này tạo cơ hội cho lũ vi khuẩn gây hại xâm nhập trên da và dẫn đến nhiễm khuẩn nặng, thậm chí chúng còn có thể xuất hiện các khối u và u nang bên dưới da.


Theo nhiều nghiên cứu thì sự dính kết của mật ong sẽ giúp kéo sạch bụi bẩn và các tạp chất nhiễm khuẩn gây hại ra khỏi làn da bạn. Nó có thể giúp làm sạch và tẩy trùng da.




Đắp mật ong là một cách tuyệt vời để điều trị mụn trứng cá và kiểm soát tình trạng mụn trứng cá trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, mật ong có thể giúp giảm tắc nghẽn cho các tuyến bã nhờn - nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng da, giúp bạn "bye bye" với nỗi lo bị mụn trứng cá tấn công.
7 BƯỚC ĐƠN GIẢN TỰ CHẾ KEM TRỊ MỤN: 



Đây là cách điều trị mụn an toàn chỉ với các thực phẩm tự nhiên có thể đã có sẵn ở trong nhà bạn rùi đấy!




Mụn có thể khiến bạn bị lúng túng, có thể bị đau và thậm chí có thể phải sở hữu những  vết sẹo dài xấu xí trên khuôn mặt và các khu vực khác như cổ, lưng và ngực.




Tất cả mọi người, từ tuổi teen đến những người lớn tuổi đều có thể bị mụn hoành hành. Những loại kem trị mụn hoặc các sản phẩm trị mụn có thể quá đắt tiềnvới bạn và thường gây ra tác dụng phụ cho da chẳng hạn như khô da, da bong ra từng mảng.


Chỉ ngồi đấy than vãn, đau khổ với mụn và hy vọng nó sẽ đi biến mất trong ngày một ngày 2 không phải là một lựa chọn tốt cho bạn lúc này. Thay vì không can thiệp gì cả, bạn hãy tự chế loại kem trị mụn để điều trị mụn cho riêng bạn. Đây là cách điều trị mụn an toàn chỉ với các thực phẩm tự nhiên có thể đã có sẵn ở trong nhà bạn rùi đấy.




Những nguyên liệu bạn sẽ cần:


* Bột yến mạch (loại cũ)


* Mật ong


* Dấm táo nguyên chất


* Dầu cây chè


* Máy xay sinh tố hoặc máy chế biến thực phẩm


* Cái chứa (lọ, chai, bình, hộp...)


Cách thực hiện:


Bước 1:


Đổ 1/4 tách bột yến mạch vào máy chế biến thực phẩm hoặc máy xay sinh tố. Xay kỹ cho đến khi bột yến mạch có dạng bụi và tán thành bột.




Bước 2:


Thêm một muỗng canh mật ong nguyên chất và một muỗng canh dấm táo mèo vào bột yến mạch vừa xay, bạn sẽ có một hỗn hợp pha trộn rất tốt cho da mụn.


Bước 3:


Mang hỗn hợp bột yến mạch vừa pha chế trên cho vào một chiếc lọ, hộp (đã được rửa sạch và lau khô từ trước) có nắp đậy kín. Khuấy thêm 2 giọt dầu cây trà vào trong lọ hỗn hợp bột yến mạch.




Bước 4:


Rửa sạch mặt với sữa rửa mặt kháng khuẩn. Vỗ nhẹ da mặt bạn cho đến khi da khô tự nhiên hoặc lau qua nó bằng chiếc khăn bông mềm mại.




Bước 5:


Sử dụng kem trị mụn tự chế để thoa làm mặt nạ cho toàn bộ khuôn mặt bị mụn của bạn. Hãy chắc chắn khi thoa kem, bạn đã tránh xa các mô mắt nhạy cảm.




Bước 6:


Để kem lưu lại trên khuôn mặt bạn khoảng 15 phút và sau đó rửa sạch lại với nước ấm. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng kem đặc chế này cho các vùng da bị mụn khác của cơ thể.




Bước 7:


Lưu trữ hộp kem trị mụn tự chế ở nhà bằng cách để nó trong một hộp kín ở trong ngăn mát tủ lạnh và cố gắng sử dụng nó đều đặn chỉ trong một tuần thui nhé!

CHUYỆN TÌNH LÝ QUANG DIỆU









Chuyện tình Lý Quang Diệu - Kỳ 1: Chỉ có cái chết mới chia lìa lứa đôi 
 
Theo: http://www.thanhnien.com.vn 

Ông bà Lý Quang Diệu và Kha Ngọc Chi mừng sinh nhật thứ 80 của ông Lý vào năm 2003 -  Ảnh: Straits Times
Luôn nép mình sau chồng, người tình trọn đời của ông Lý Quang Diệu, bà Kha Ngọc Chi, được ghi nhận “có đóng góp to lớn cho đất nước” trong vai trò một nội tướng thâm hậu. Đương kim Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long là kết quả tình yêu của họ.
Trang nhất tờ Straits Times số hôm qua không có tin nào khác ngoài bài Vĩnh biệt bà Lý, phu nhân ông Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Cộng hòa Singapore.
12.5.2008 là một ngày tôi nhớ mãi. Hôm đó, cha con ông Lý Quang Diệu và đương kim Thủ tướng Lý Hiển Long ra tòa án đối chất với Chủ tịch đảng Dân chủ Singapore đối lập Chee Soon Juan, trong vụ kiện xúc phạm danh dự mà cha con ông Lý là nguyên đơn. Đây là một sự kiện cột mốc trong lịch sử Singapore. Cánh phóng viên nước ngoài như tôi có mặt tại phiên tòa từ sáng sớm. Nhưng đến 6 giờ chiều cha con ông Lý vẫn không đến.
Về sau mới có tin, hôm đó vợ ông Lý, bà Kha Ngọc Chi, bị một loạt những cơn đột quỵ gây xuất huyết não. Kể từ đó, bà nằm liệt giường, không nói được, dù vẫn còn tri giác. Có lẽ sự biến đó đã khiến cha con ông Lý không đến tòa theo kế hoạch.

Tuổi già nước mắt như sương
Con gái ông Lý, bác sĩ Lý Vỹ Linh trong bài xã luận My dear Mama (Người mẹ yêu quý của tôi) đăng trên báo Straits Times hôm 29.8 vừa qua có đoạn: “Nhưng tôi không thể làm được gì để giúp mẹ trở lại như trước khi bà bị cơn đột quỵ khủng khiếp quật ngã vào ngày 12.5.2008. Từ đó đến nay, bà vật vã liệt giường… Người đau khổ nhất và lặng lẽ chịu đựng mỗi ngày chính là ba tôi”.
Hồi năm 2009, bà Lý Vỹ Linh cũng viết một bài khác kể rằng, khi mẹ bà lâm cảnh “chân mỏi tay run”, mỗi bữa cơm ông Lý ngồi bên cạnh, nhặt từng hạt cơm bà đánh rơi, bỏ vào chén mình, ăn ngon lành.
Trong cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng 9 năm nay với nhà báo Seth Mydans của tờ New York Times, ông Lý lần đầu tiên kể về tình trạng của vợ mình: “Bà ấy nằm tại nhà và được các y tá chăm sóc. Trước đây, chúng tôi ở chung phòng, nay thì tôi chuyển sang phòng kế bên. Tôi đã quen với âm thanh khò khè và tiếng rên mỗi khi cổ họng bà ấy bị khô và người ta phải bơm chất Biothene vào để hút đàm ra. Thật là đau đớn”, ông Lý buồn bã.

Hôm 29.9, ngay trước kỷ niệm 60 năm ngày cưới chính thức, ông Lý Quang Diệu phải nhập viện vì viêm phổi. Và 5 giờ 40 phút chiều 2.10, bà Kha Ngọc Chi trút hơi thở cuối cùng tại nhà bên cạnh con gái Vỹ Linh. Lúc đó, ông Lý vẫn nằm trong bệnh viện, con trai út Hiển Dương đến thăm mẹ buổi sáng và đã ra về; con trai cả, Thủ tướng Lý Hiển Long, thì vừa đến thành phố Antwerp, để dự Hội nghị Á-Âu (ASEM8). Thủ tướng Lý đã bay về nước ngay trong đêm.

Chọn cho bà một sự ra đi nhẹ nhàng hay cứ tồn tại trong đớn đau là điều luôn dằn vặt ông: “Tôi có thể đuổi hết các y tá. Khi đó những người giúp việc không biết cách làm cho bà ấy thở được… và kết thúc mọi đau đớn”. Nhưng, “một bác sĩ nói với tôi: Có thể ông nghĩ mình sẽ thấy nhẹ nhàng hơn khi bà ấy ra đi, nhưng rồi ông sẽ buồn và cảm thấy trống vắng. Vì ít ra, bà vẫn là một con người ở đây, một người mà hằng ngày ông có thể trò chuyện cùng và hiểu được những gì ông nói”.
Ông Lý đồng tình với lời khuyên đó: “Đã 2 năm, rồi tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9, tổng cộng là 2 năm 4 tháng. Điều đó đã trở thành một phần trong cuộc sống của tôi”. Và ông nói chỉ có thể làm những gì tốt nhất cho bà cảm thấy dễ chịu mà thôi, như là tìm những y tá giỏi, biết cách đỡ bà ngồi và xoa bóp cho bà; trang bị giường bệnh viện có túi hơi, để lưng bà không bị lở loét.

Vẫn đẹp như ngày đầu
Nhưng ông Lý không để nỗi đau quật ngã mình: “Tôi phải làm gì? Tôi không thể ngã quỵ. Cuộc sống phải tiếp diễn. Tôi cố làm cho mình bận rộn suốt ngày”. Dù ở tuổi 87, ông Lý vẫn giữ chức Bộ trưởng Cố vấn trong nội các với lịch làm việc dày đặc các chuyến công du, đón tiếp chính khách, học giả nước ngoài, nói chuyện trước công chúng Singapore và thế giới.
Và hằng đêm, ông đến bên giường nói chuyện với người vợ yêu thương: “Tôi kể cho bà ấy nghe công việc tôi làm trong ngày và đọc những bài thơ mà bà ấy yêu thích. Bà ấy hiểu và cố thức để nghe tôi”. Kiêu hãnh và Định kiến, Lý trí và Tình cảm của Jane Austen, truyện thơ The Canterbury Tales của Geoffrey Chaucer, Kim của Rudyard Kipling, thơ Shakespeare… là những tác phẩm ông chọn đọc cho bà nghe. Thời trẻ, bà Chi học chuyên văn và đặc biệt yêu thích văn chương Anh.

“Thi thoảng trong những khoảnh khắc lặng yên, ký ức những ngày bên nhau đẹp đẽ lại trở về”, ông Lý tâm sự với Seth Mydans. “Con gái tôi vừa tìm được hàng chục bức ảnh cũ và ảnh kỹ thuật số lưu trữ tại Tập đoàn báo chí Singapore Press Holdings. Khi tôi nhìn lại chúng, tôi nghĩ mình may mắn làm sao. Tôi đã có 61 năm hạnh phúc bên bà ấy. Chúng tôi rồi sẽ phải ra đi. Tôi không chắc ai sẽ ra đi trước, bà ấy hay là tôi. Vì vậy tôi nói với bà ấy, rằng tôi đang nhẩm lại lời nguyền lứa đôi của tín đồ Cơ đốc giáo. Tôi nhớ nó thế này: Hãy yêu, gìn giữ và vun đắp, trong đau ốm hay khỏe vui, lúc thuận lợi, khi khó khăn, chỉ có cái chết mới chia lìa chúng ta”. (Còn tiếp)
Thục Minh
(Văn phòng Singapore)

Chuyện tình Lý Quang Diệu - Kỳ 2: Mấy núi cũng trèo 
 
Lý Quang Diệu và Kha Ngọc Chi trong những ngày ở Anh - Ảnh: tư liệu của ông Lý Quang Diệu do báo Straits Times thu thập
Lý Quang Diệu chỉ có một người yêu duy nhất, Kha Ngọc Chi, nữ sinh con nhà giàu học giỏi nhất Đại học Raffles cách đây 2/3 thế kỷ.
Từ đối thủ thành ý trung nhân
Năm 1940, Thế chiến 2 lan khắp châu Âu, ước mơ sang Anh du học của các học sinh thuộc địa như Lý Quang Diệu tạm gián đoạn. Ông nhận học bổng Anderson danh giá nhất nước và theo học luật tại Đại học Raffles. Cuối học kỳ đầu tiên của năm nhất, ông xếp đầu trường về môn toán. “Nhưng tôi bàng hoàng nhận ra rằng tôi không chiếm vị trí số 1 cả môn tiếng Anh lẫn môn kinh tế. Tôi xếp sau một cô tên Kha Ngọc Chi. Tôi thất vọng và cảm thấy khó chịu”, ông Lý kể trong hồi ký Câu chuyện Singapore: 1923 - 1965 xuất bản năm 1998. “Tôi đã gặp cô Kha hồi năm 1939. Bấy giờ cô ấy là nữ sinh duy nhất ở trường Trung học Raffles toàn con trai. Cô Kha được hiệu trưởng mời phát phần thưởng cuối năm cho các học sinh giỏi. Lần đó, tôi nhận được từ tay cô ấy 3 quyển sách”, ông viết trong hồi ký.
Rồi cuộc chiếm đóng của người Nhật ở Singapore ập đến vào đầu năm 1942. Trường lớp đóng cửa. Bà Kha Ngọc Chi về nhà phụ giúp gia đình. Lý Quang Diệu, con cả trong một gia đình có 4 trai 1 gái, đi làm công, rồi lao ra chợ đen buôn đủ thứ: rượu ngoại, thuốc lá, nữ trang... Ở chợ đen, anh gặp Yong Nyuk Lin, một cựu sinh viên ở Đại học Raffles và hùn hạp với người này mở xưởng sản xuất hồ dán. Tựa như duyên trời định, em vợ ông Yong chính là cô Kha Ngọc Chi và qua tiếp xúc, tình cảm đầu đời giữa họ đã nảy sinh.
“Tháng 9.1944, chúng tôi đã trở nên đủ gần gũi để tôi mời Nyuk Lin, vợ anh ta và Ngọc Chi (từ nay tôi gọi là Chi thôi) đi dự sinh nhật thứ 21 của tôi tại một nhà hàng Tàu ở khu Great World. Đó là lần đầu tiên tôi mời nàng ra ngoài”, ông Lý viết. Vào thời đó ở Singapore, một cô gái chấp nhận ra ngoài cùng một chàng trai, dẫu là có anh chị của cô đi cùng, thì điều đó không thể không mang một thông điệp nhất định!
Đám cưới bí mật ở Anh
Cuối năm 1945, Nhật rút khỏi Singapore, Ngọc Chi đi làm thủ thư ở Thư viện Raffles. Ngày ngày, Quang Diệu cuốc bộ đưa cô về nhà. Có lần, anh chở Chi về bằng xe máy, khiến mẹ cô nổi giận. Gia đình cô vốn giàu có, cha làm ngân hàng, ở nhà biệt thự và có xe hơi đưa rước đến trường hằng ngày. Vì thế, ngồi sau xe máy của một người đàn ông là điều không thể chấp nhận đối với một tiểu thư như cô. “Thiên hạ sẽ nghĩ sao? Ai mà dám lấy con chứ!”, mẹ cô la mắng.
Đêm giao thừa năm 1946, Quang Diệu thổ lộ với Ngọc Chi rằng anh không có ý định quay lại Đại học Raffles để hoàn thành chương trình cử nhân luật mà sẽ đi Anh du học, và hỏi cô có thể chờ anh 3 năm. “Chi hỏi tôi có biết Chi lớn hơn tôi hai tuổi rưỡi. Tôi nói rằng tôi biết và đã cân nhắc kỹ điều này. Khó lòng tìm được một người có cùng hoài bão với tôi như Chi. Chi nói sẽ chờ đợi tôi”, hồi ký viết. Nhưng họ quyết định không nói với cha mẹ hai bên, bởi “quá khó để các bậc cha mẹ đồng ý một sự hứa hẹn dài đằng đẵng như vậy”. Theo hồi ký Câu chuyện Singapore: 1923-1965, đúng vào sinh nhật thứ 23 của mình, ngày 16.9.1946, Quang Diệu bước lên con tàu Britannic, rời Singapore sang Anh. Ngọc Chi đứng trên bến cảng, nước mắt chảy dài, vẫy tay tạm biệt người yêu. Chàng trai Quang Diệu cũng không cầm được nước mắt. Vài tháng qua, họ đã quấn quýt bên nhau thật nhiều.
Cuối tháng 7.1947, tin vui từ Singapore bay sang Anh: Ngọc Chi đã giành được học bổng của nữ hoàng. Quang Diệu vui mừng khôn xiết trước viễn cảnh cùng người yêu ở Cambridge. Nhưng lúc ấy đã quá muộn để Ngọc Chi có thể tìm được trường vì đầu tháng 10 năm học mới sẽ bắt đầu. Quang Diệu vắt giò lên cổ chạy khắp Đại học Cambridge nhờ vả. Nhờ tài thuyết phục và lòng nhiệt thành của anh cộng với thành tích học tập sáng chói của Ngọc Chi, Hiệu trưởng trường Girton chấp nhận dành cho cô chiếc ghế dự phòng cho những trường hợp đặc biệt ở khoa luật. Đầu tháng 10, Ngọc Chi đến Liverpool, Quang Diệu đã chờ sẵn ở bến cảng tự bao giờ. Họ lên xe lửa về London, chơi ở đó 5 ngày, rồi xuôi về Cambridge.
Hạnh phúc được ở cạnh nhau nhưng họ cũng gặp phải những trở ngại. Quang Diệu “được” một giám thị nhắc nhở rằng trường Girton không ủng hộ chuyện sinh viên nhận học bổng kết hôn ngay khi đang học. Thế nhưng, đôi uyên ương vẫn quyết tâm kết hôn vào tháng 12.1947. “Chúng tôi quyết định lặng lẽ kết hôn vào dịp nghỉ lễ Giáng sinh, và giữ bí mật. Ba mẹ Ngọc Chi sẽ vô cùng thất vọng nếu chúng tôi xin phép họ. Trường Girton có thể sẽ phản đối. Hội đồng quản trị học bổng nữ hoàng có thể sẽ gây khó khăn”, cựu thủ tướng viết trong hồi ký. Trong kỳ nghỉ lễ, 2 người đi chơi tại Stratford-upon-Avon, quê hương đại văn hào William Shakespeare, và bí mật kết hôn sau khi thông báo cho nhân viên hộ tịch địa phương. “Trên đường, chúng tôi ghé London, tôi mua cho Chi một chiếc nhẫn bạch kim. Sau 2 tuần ở Stratford-upon-Avon, chúng tôi trở về Cambrigde, Chi treo nhẫn vào sợi dây chuyền đeo ở cổ”.
Mặc dù đã cưới nhau, 2 người vẫn “ai ở nhà nấy”, vẫn học hành chăm chỉ. “Vào cuối tuần và một vài buổi tối khác, tôi đạp xe lên trường Girton. Ngọc Chi nấu cho tôi những món ăn Singapore bằng cái bếp gas ở đầu hè”, ông viết. Họ tiếp tục như thế cho đến kỳ thi cuối cùng vào tháng 5.1949. Quang Diệu đoạt ngôi sao danh dự duy nhất cho những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc của khóa học. Ngọc Chi cũng xuất sắc không kém. Họ gọi điện về Singapore báo cáo thành tích học tập cho gia đình, nhưng chuyện kết hôn thì vẫn giấu biệt. (Còn tiếp)

Chuyện tình Lý Quang Diệu - Kỳ 3: Đẹp duyên cưỡi rồng 
 
Khi ông Lý Quang Diệu chọn con đường chính trị và trở thành người đứng đầu đất nước, bà Kha Ngọc Chi cũng trở thành một nội tướng thâm hậu. 

Tháng 8.1950, sau khi hoàn thành khóa huấn luyện hành nghề luật sư, Quang Diệu và Ngọc Chi trở về Singapore. Tìm việc làm xong, anh đến nhà Ngọc Chi xin phép làm đám cưới. Cha Ngọc Chi đùng đùng nổi giận. Ông chờ đợi thân phụ của Quang Diệu đến ngỏ lời chứ không phải là một cậu thanh niên 27 tuổi. Nhưng cuối cùng, đám cưới chính thức của hai người cũng diễn ra tốt đẹp tại khách sạn Raffles vào ngày 30.9.1950. Ngày 10.2.1952, đứa con đầu lòng của họ ra đời. Lý Quang Diệu tham vấn một chuyên gia phiên dịch tại Tòa án tối cao Singapore để tìm cái tên hay nhất cho con. Vị này phán đứa bé ra đời vào ngày mầu nhiệm nhất trong năm theo lịch Trung Quốc - ngày thứ 15 của nguyệt kỳ đầu tiên trong năm con rồng. “Vì thế chúng tôi quyết định đặt tên con là Hiển Long, tức con rồng vinh hiển. Thằng bé đem lại cho chúng tôi niềm hạnh phúc vô biên”, ông Lý viết trong hồi ký. Sau đó, họ sinh thêm con gái Vỹ Linh (1955) và con trai út Hiển Dương (1957). Cả 3 đều học rất giỏi và thành đạt. Lý Hiển Long nay là đương kim Thủ tướng Singapore, Lý Vỹ Linh là bác sĩ thần kinh nhi nổi tiếng, còn Lý Hiển Dương là một doanh nhân thành công.

Tháng 9.1955, Lý Quang Diệu cùng vợ và em trai Lý Kim Diệu thành lập Công ty luật Lee & Lee do ông đứng đầu. Trước đó, cuối năm 1954, ông cùng các cựu du học sinh tại Anh thành lập Đảng Hành động nhân dân (PAP), ra tranh cử nghị viên và chính thức bước vào con đường chính trị. Tháng 6.1959, ông thắng cử và trở thành Thủ tướng Singapore, trao quyền điều hành công ty lại cho vợ và em trai. Qua hơn 6 thập niên, Lee & Lee hiện là một công ty tầm cỡ ở Singapore.

“Tòa tháp sức mạnh”
Trong tập hồi ký thứ hai Từ Thế giới thứ ba lên Thế giới thứ nhất - Câu chuyện Singapore: 1965 - 2000 xuất bản năm 2000, ông Lý viết: “Những người cộng sản khiến tôi có ấn tượng bởi sự quan trọng mà họ đặt vào người phụ nữ... Họ biết người vợ có ảnh hưởng lớn như thế nào đến sự dấn thân vì lý tưởng của chồng... Tôi thật sự may mắn. Chi chưa bao giờ nghi ngờ hay do dự về lý tưởng chiến đấu của tôi, bất chấp kết cục thế nào”.
Với ông Lý, bà Kha là chỗ dựa của gia đình: “Bởi tôi biết Chi có công việc của một luật sư. Nếu cần, bà ấy có thể tự lo cho mình và các con, nên tôi không phải lo lắng về tương lai của bọn trẻ”. Điều đó giúp ông toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp chính trị của bản thân và tương lai của đất nước. Với các con, bà Kha là một người mẹ mẫu mực, tuyệt vời. Thủ tướng Lý Hiển Long từng kể trong nhiều cuộc nói chuyện trước công chúng: “Khi chúng tôi còn nhỏ, mẹ tôi là một luật sư bận rộn. Nhưng thay vì ăn trưa với khách hàng, hôm nào bà cũng về nhà ăn cơm với chúng tôi, chăm sóc và bảo ban anh em tôi chu đáo”.
Trong sự nghiệp chính trị của mình, ông Lý thừa nhận bà Kha là “một tòa tháp sức mạnh”. Suốt 31 năm ông làm thủ tướng (1959 -1990), vợ ông lặng lẽ hỗ trợ đắc lực trong quan hệ đối nội lẫn đối ngoại của ông: “Bà ấy giúp tôi hàng đống công việc, giúp tôi tiết kiệm được rất nhiều thời gian, như sửa bản thảo các bài diễn văn, sửa đề cương tôi sẽ trình trước Quốc hội hoặc trả lời phỏng vấn. Bà ấy quen thuộc với ngôn ngữ của tôi nên dễ dàng đoán ra từ ngữ tôi dùng mà các nhân viên tốc ký không thể lần ra được”.

Trong các chuyến công cán cùng chồng, bà Kha tiếp xúc với phu nhân của các chính khách mà ông Lý gặp gỡ. Sau đó, bà nhận định khá chính xác về vị chính khách thông qua cách hành xử và giao tiếp của vợ ông ta. Trong những lần thăm Trung Quốc, sau một ngày làm việc bận rộn, ông bà Lý trở về khách sạn và đem những cuốn băng ghi âm các cuộc tiếp xúc ra nghe lại. Khi đó, bà Kha giải thích cho chồng hàm ý trong từng từ ngữ, từng cử chỉ mà các lãnh đạo Trung Quốc thể hiện, bởi bà rất giỏi tiếng Hoa và hiểu sâu sắc văn hóa Trung Quốc.

Ông Lý cũng tiết lộ rằng, khi ông đàm phán để sáp nhập Singapore với Malaysia vào năm 1962, vợ ông đã dự cảm được một kết cục không như mong muốn, nhưng ông không nghe. Thực tế đã chứng minh bà đúng: Sau 2 năm nhập chung, ngày 9.8.1965, Singapore buộc phải tách khỏi Malaysia...

Bóng tà
Tôi gặp bà Kha Ngọc Chi lần duy nhất vào ngày 11.1.2008 tại Trung tâm hội nghị Suntec. Ở tuổi 87 và từng trải qua bao cơn bạo bệnh, bà vẫn theo chồng đến dự buổi đối thoại về tuổi già. Ngồi ở hàng ghế cử tọa, bà nhìn ông trên sân khấu và móm mém cười mỗi khi ông nhắc đến chuyện nhà. Đó có lẽ là lần cuối bà xuất hiện trước công chúng, trước khi ngã bệnh liệt giường sau đó đúng 4 tháng.

Bà Kha đã ra đi, ông Lý còn lại một mình. Trong cuộc đối thoại ngày 11.1.2008, ông Lý nói: “Mẹ tôi mất ở tuổi 74 vì đột quỵ. Ba tôi mất ở tuổi 94. Vì vậy, tôi tính toán mình có thể ra đi trong khoảng 74 đến 94 tuổi. Nhưng tôi đã qua cái hạn 74 rồi. Hạn tiếp theo sẽ là 87, ba tôi ngã bệnh ở tuổi đó”. Ông Lý vừa bước sang tuổi 87 được hơn nửa tháng.

Người dân Singapore đang lo lắng cho sức khỏe của ông Lý sau mất mát quá lớn. Đêm 4.10, sau khi khách viếng linh cữu bà Kha đã ra về hết, ông Lý bước từng bước chậm chạp đến bên bà. Gần như bất động, ông lặng nhìn bức ảnh đặt ở chân quan tài trong vòng chừng 1 phút, rồi quay đi. Trông ông yếu hơn hẳn hôm 1.10 khi tiếp Tổng giám đốc Hiệp hội hàng không quốc tế Giovanni Bisignani ngay tại Bệnh viện đa khoa Singapore.
Thục Minh
(Văn phòng Singapore)