2/11/11

CÁCH ĐĂNG KÝ THI GIẢI TOÁN TRÊN MẠNG

Bạn vào trang web : violympic.vn

Dưới chữ ĐĂNG NHẬP có chữ Đăng ký thành viên
Bạn bấm vào Đăng ký thành viên , sẽ hiện ra bảng sau : 



Đăng ký thành viên
Khi đăng ký ,bạn nên điền thông tin chính xác của mình. Các mục bắt buộc phải điền thông tin có đánh dấu (*)
Ví dụ: Để đăng ký thành viên Ngô Bảo Châu
Mục họ và tên đệm bạn điền: Ngô Bảo
Mục tên bạn điền : Châu
Mục tên đăng nhập: Bạn có thể dùng số, chữ cái viết liền không dấu ( chú ý tên đăng nhập của tất cả các thành viên phải khác nhau)
Họ và tên đệm(*) (Ngô Bảo)
Tên(*) (Châu)
Tên đăng nhập(*) (Gõ không dấu)
Mật khẩu(*)
Gõ lại mật khẩu(*)
Địa chỉ Email
Điện thoại
Ảnh đại diện
Đối tượng
Tỉnh/Thành phố(*)
Quận/Huyện(*)
Trường(*)
Nếu tên trường chưa có trong danh sách,hãy gửi yêu cầu bổ sung về địa chỉ violympic@moet.edu.vn
Khối(*)
Lớp(*)
Ngày sinh(*)   (Ngày/Tháng/Năm)
Mã bảo vệ (*) 
Nhập mã (*)
Quy định của ViOlympic
1. Tất cả học sinh cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở đều có thể đăng ký thành viên để tham gia cuộc thi giải toán qua internet do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức từ năm học 2008 – 2009.
2. Chỉ những học sinh đăng ký với các thông tin chính xác : Họ và tên, ngày sinh, lớp, trường, huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) được Ban tổ chức cấp trường xác nhận mới được trao các giải thưởng của cuộc thi.
3. Các đối tượng không dự thi chính thức vẫn được xếp hạng trên website nhưng không được trao thưởng.
4. Các thành viên cần tự rèn luyện thông qua cuộc thi và không được thiếu trung thực khi thi.
5. Các thành viên chấp hành Thể lệ của cuộc thi và mọi thông báo từ Ban tổ chức cấp quốc gia được công bố trên website.
6. Các thành viên tham gia thi trên trang website phải có kế hoạch học tập và tu dưỡng toàn diện, không để việc tham gia thi ảnh hưởng tới mọi mặt hoạt động khác trong nhà trường.
7. Thành viên quên Tên đăng nhập hoặc Mật khẩu thì phải đăng kí thành viên lại và thi lại tất cả các vòng thi hiện có. Ban tổ chức không hỗ trợ việc tìm lại Tên truy cập hay Mật khẩu.
(*) 


 



1/ Họ và tên đệm : Họ và chữ lót của bạn
2/ Tên : Tên của bạn
3/ Mật khẩu : gõ 6-8 ký tự mà bạn dễ nhớ (ví dụ ngày sinh 05032001, số điện thoại,....)
4/ Gõ lại mật khẩu: bạn gõ giống như trên mật khẩu
5/ Địa chỉ Email , Điện thoại, Ảnh đại diện : có thì gõ vào, không thì thôi
6/ Đối tượng : bạn click vào mũi tên chọn
7/ Tỉnh thành, Quận/huyện, Trường, Khối : bạn click vào mũi tên chọn
8/ Lớp : bạn gõ lớp của bạn vào ( ví dụ 8A2,  3/4...)
9/ Ngày sinh : bạn click vào mũi tên chọn
10/ Nhập mã : bạn nhìn thấy chữ gì ở dòng Mã bảo vệ  thì đánh vào
11/ Click vào ô vuông :(*) 


29/10/11

Tân sinh viên nháo nhác học ngoại ngữ cấp tốc



Vừa chân ráo chân ướt nhập trường được vài tuần nhưng không ít tân sinh viên đã nháo nhác đổ xô đi học ngoại ngữ cấp tốc. Lý do chính là vào ĐH rồi nhưng vốn ngoại ngữ của không ít sinh viên là con số 0 tròn trĩnh. 
Học tiếng Anh từ lớp 3, lên ĐH vẫn "tịt"
Nguyễn Thị Phương (Tuyên Quang), tân sinh viên Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường cho biết, mới nhập học được hai tuần nhưng em đã phải đi học thêm tiếng Anh. Không chỉ có mình Phương mà rất nhiều bạn khác trong lớp em cũng trong tình trạng nháo nhào đi học thêm như vậy.
Một giờ học ngoại ngữ trong trường ĐH
Một giờ học ngoại ngữ trong trường ĐH
Phương giải thích, sở dĩ  phải đi học vì em chẳng biết tí gì về ngoại ngữ cho dù em đã học môn này từ lớp 3 (!).
Nguyễn Lan Hương (Nghệ An), tân sinh viên ĐH KHXH&NV HN phân trần, lâu nay em chỉ tập trung học các môn thi ĐH nên gần như không để ý đến môn ngoại ngữ. Bây giờ đỗ ĐH rồi mới té ngửa khi vào giờ ngoại ngữ em không hiểu giáo viên nói gì. Chính vì thế, em buộc phải đi học lớp tiếng Anh cấp tốc nếu không chắc chắn sẽ không theo được các bạn trong lớp.
Theo cô Trần Thu Hương, quản lý Trung tâm ngoại ngữ ĐH Quốc gia Hà Nội, mỗi dịp đầu năm học, số lượng sinh viên đăng ký học ngoại ngữ cơ bản khá đông. Phần lớn các em là sinh viên ngoại tỉnh nên việc học ngoại ngữ gặp rất nhiều khó khăn vì hầu hết các em đều không nắm được những kiến thức sơ đẳng nhất.
Nhiều tân sinh viên thừa nhận mặc dù được học ngoại ngữ của mình ngay từ bậc tiểu học nhưng do đây là một môn học khó, đòi hỏi phải có sự say mê và tập trung nên đã có một bộ phận không nhỏ học sinh nông thôn thấy chán và bỏ lửng, học chỉ mang tính đối phó chứ không thu nạp được kiến thức.
Báo động tình trạng học lệch
Hình ảnh khá phổ biến trong các trường ĐH hiện nay là không ít tân sinh viên cặm cụi tập viết, phát âm từng từ tiếng Anh. Đây chính là hậu quả của việc học lệch, học để thi của rất nhiều sinh viên từ khi còn trong các trường phổ thông.
Không chỉ có ngoại ngữ, tình trạng học lệch đang rất phổ biến và đáng báo động là tình trạng này được nhiều sinh viên xem như chuyện… đương nhiên. Sinh viên khối xã hội mù tịt kiến thức khoa học tự nhiên như toán, lý, hóa… còn sinh viên khối tự nhiên, khoa học cơ bản lại chẳng biết gì về văn học, lịch sử hay địa lý.
Mặc dù tại các cấp học phổ thông, các nhà trường rất cố gắng trong việc trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản cho học sinh, nhưng chính tình trạng học để thi, học để lấy thành tích… đã đẩy một bộ phận không nhỏ học sinh vào tình trạng học lệch. Lên đến ĐH, việc lệch kiến thức này lại càng trầm trọng hơn vì khi đó, các trường ĐH chỉ đào tạo chuyên sâu vào một chuyên ngành nào đó chứ không thể cung cấp toàn bộ các kiến thức nền tảng được. Chính vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi sinh viên tốt nghiệp ĐH lại thiếu rất nhiều kiến thức và kỹ năng cơ bản.
Thực trạng này sẽ còn tiếp tục tái diễn nếu không có sự thay đổi cơ bản từ gốc, từ cách học, cách thi hiện nay.
Tuấn Đức
Nguồn : laodong.com.vn