Hiển thị các bài đăng có nhãn VIỆT NAM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VIỆT NAM. Hiển thị tất cả bài đăng

28/12/10

Bảo vệ Tổ quốc bằng tư duy mới và tầm nhìn thời đại

Tác giả: ANH PHƯƠNG

Cuối năm 2009, một loạt tờ báo nước ngoài dành đất để bàn về các hợp đồng mua sắm vũ khí của Việt Nam, với những câu hỏi về nguy cơ chạy đua vũ trang trong khu vực và những đồn đoán về động cơ đằng sau.

"Hoàn toàn không có chuyện Việt Nam chạy đua vũ trang, bởi quan điểm của Đảng, Chính phủ Việt Nam là xây dựng được một nền quốc phòng đủ mạnh để tự vệ, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ", Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng đã lên tiếng trong một hội nghị tổ chức tại Đà Nẵng đầu năm 2010.
Thông điệp phát đi từ một hội nghị trong nước dù sao vẫn khó vọng tới được những người bạn bên ngoài biên giới Việt Nam, những người đang mang sự nghi kị khi mối quan tâm đến sự lớn mạnh của quân đội Việt Nam lớn hơn cùng với sự gia tăng về vị thế của đất nước này. Việc đầu tư xây dựng và phát triển quân đội không còn là câu chuyện riêng của mỗi quốc gia khi hội nhập.
Với những nỗ lực và hành động cụ thể, thiết thực trong năm ASEAN vừa qua, quân đội Việt Nam có lẽ đã chứng tỏ với khu vực và thế giới tin về một Việt Nam hòa bình, hòa hiếu với chính sách quốc phòng tự vệ, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và không xâm phạm ai.
Đàm để không phải đánh
Người phụ trách đối ngoại của Bộ Quốc phòng, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng nói rõ: trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay, không thể mở rộng quan hệ quốc tế mà thiếu lòng tin. Quốc phòng lại là lĩnh vực nhạy cảm nhất, nên tăng cởi mở, minh bạch trong hoạt động quốc phòng, tăng cường hợp tác quốc phòng chính là để xây dựng và củng cố lòng tin.
Ảnh Lê Anh Dũng
"Chuyên nghiệp và cởi mở đến khó tin", một phóng viên nước ngoài thường trú tại Hà Nội có mặt tại phiên họp báo trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN đã phải thốt lên như vậy.
Từng đọc nhiều sách báo về những người lính Việt Nam, quen với câu chuyện về sự dũng cảm, tính nguyên tắc của những người trong quân ngũ, và cả tính nhạy cảm, bí mật của lĩnh vực này, năm 2010 là một sự trải nghiệm mới mẻ của anh phóng viên nọ để có cái nhìn khác, chân xác hơn về lính Cụ Hồ thời đại mới.
Lịch sử của dải đất Việt Nam quá nhiều thương đau chiến tranh gắn liền với những hi sinh và chiến công của người lính. Những thắng lợi trên chiến trường của quân đội tạo đà để những nhà ngoại giao hoàn thành sứ mệnh đàm phán vì tự do, độc lập và hòa bình cho tổ quốc. Thế nhưng, giờ đây, bàn đàm phán không còn là lãnh địa riêng của những nhà ngoại giao chuyên nghiệp.
Ngay cả người Việt Nam cũng không khỏi ngỡ ngàng trước hình ảnh lạ về anh bộ đội Cụ Hồ. Không chỉ còn là ba lô, súng ống, và đạn dược, vũ khí... những bài tập vất vả nơi thao trường... và những hi sinh nơi chiến trường, màu xanh áo lính đã ghi dấu ấn trong tâm trí người Việt ở vị trí khác: bên bàn hội nghị, giữa những cuộc tiếp tân, những cái bắt tay...
"Có việc thì đi, cần vũ khí thì mua, giống như tất cả các nước khác. Hợp tác với nhiều nước nhưng không phương hại tới lợi ích của nước thứ ba", vị tướng già của binh đoàn Trường Sơn, tướng Đồng Sỹ Nguyên cũng đã nói như vậy.
Hàng chục hội nghị lớn nhỏ của giới quân sự đã được tổ chức tại Việt Nam trong năm 2010. Một loạt các vấn đề lớn đã được đặt lên bàn thảo luận của những người mặc quân phục các quốc gia, dưới sự chủ trì của chủ nhà Việt Nam, bao gồm những vấn đề lợi ích sát sườn của Việt Nam như tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Chưa bao giờ, tần suất đi của bộ đội Việt Nam ra các nước, cả trong khu vực và các nước lớn đối tác lại dày như năm nay, cả chính thức và không chính thức, nhằm tham vấn.
Không chỉ đi, quân đội Việt Nam còn vời bạn đến với mình, để hiểu và tin, để cùng thảo luận, thỏa thuận và hợp tác thực.
5 chuyến thăm chính thức cấp Bộ trưởng Quốc phòng đến Việt Nam cùng với việc hàng loạt các tàu hải quân các nước cập cảng, ghé thăm Việt Nam trong một năm... là quá đủ để thấy nhu cầu đi và đến của quân đội Việt.
Chỉ riêng để chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng ADMM+ lần đầu tiên được tổ chức, ngay từ đầu năm 2010, khó có thể đếm được bao nhiêu chuyến tham vấn đã được Việt Nam tổ chức, đến từng nước thành viên ASEAN, ban thư kí ASEAN cũng như các đối tác cộng.
Từ việc chưa thật rõ ý kiến của các nước ASEAN về hiện thực hóa ADMM+ và hầu như không có thông tin về thái độ của các nước đối tác đối thoại với tiến trình này, Việt Nam đã lắng nghe, nắm bắt, cập nhật và chia sẻ thông tin với các nước qua tham vấn, từ đó tạo đồng thuận để có được cơ chế hợp tác mới.
Đó là chưa kể việc Việt Nam tranh thủ các hội nghị, diễn đàn khu vực và quốc tế như Đối thoại Shangri-La, Đối thoại Nhật Bản - ASEAN, các hội nghị ARF... để vận động cho tiến trình này.
"Chưa từng có nước chủ tịch ADMM nào tổ chức tham vấn toàn diện như Việt Nam, vừa phản ánh trách nhiệm cao vừa cho thấy tầm nhìn và cách tiếp cận đúng đắn của nước chủ tịch", Phó Tổng thư kí ASEAN đã nhận xét như vậy.
Sau 4 năm chuẩn bị, khi thời gian tiến tới ADMM+ đầu tiên chỉ còn tính bằng ngày và công tác chuẩn bị đã cơ bản được hoàn tất, các đoàn công tác của Bộ Quốc phòng Việt Nam vẫn tiếp tục lên đường để giúp các nước làm công tác chuẩn bị và sẵn sàng phối hợp với các nước đưa các sáng kiến mới ra Hội nghị hướng tới Hội nghị ADMM+ đầu tiên thành công tốt đẹp.
Ảnh Lê Anh Dũng
Cao điểm thách thức kĩ năng ngoại giao chuyên nghiệp của các anh lính Cụ Hồ phải kể đến thời điểm từ cuối tháng 7 năm 2010, sau ARF tại Hà Nội. Bầu không khí trong khu vực "tích điện" với phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton về tình hình Biển Đông, và phản ứng của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì, bỏ ra khỏi phòng họp 30 phút và trở lại với thái độ cứng rắn.
Những người quan tâm đến an ninh khu vực nín thở lo cho Việt Nam trong vai trò chuẩn bị hội nghị ADMM+ vào tháng 10 tới ở Hà Nội, với băn khoăn, liệu Biển Đông, mối quan tâm lớn của các nước lớn và khu vực có được nêu ra tại Hội nghị.
Sẽ là thất bại chung nếu Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc vắng mặt nhưng cũng là thất bại không của riêng Việt Nam nếu Biển Đông hoàn toàn vắng bóng trong chương trình nghị sự.
Hội nghị ADMM+ với cách tiếp cận mềm về Biển Đông đủ làm hài lòng tất cả các bên là minh chứng hùng hồn cho sự ngoại giao chuyên nghiệp của những người vốn bị mặc định gắn với súng đạn, binh đao.
Một nhận thức mới, một tư duy mới về quân đội, về quốc phòng đang ngày càng sáng tỏ, với những nỗ lực "đàm" thay vì tập trung lo nhiệm vụ "đánh" như trước đây.
Đổi tư duy
Hợp tác trong quốc phòng không còn chỉ ở việc hỗ trợ khí tài, đạn dược, không chỉ cắt cử cố vấn... để giúp quân đội Việt Nam ăn no, đánh thắng như trong thời chiến.
Cái nhìn về quân đội Việt Nam cũng không còn là sự nghi kị, thăm dò bởi đã "đánh thắng hai đế quốc to", với số lượng quân đông đảo nhất khu vực, với sức mạnh quân sự được xếp hàng đầu thế giới như khi Việt Nam vừa ra khỏi chiến tranh, bắt đầu hội nhập khu vực.
Cùng với sự hội nhập của đất nước, từ những hợp tác mang tính thăm dò ở khu vực những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ 20, rồi khởi động hợp tác quốc phòng đa phương ở cấp thấp trong khuôn khổ ASEAN sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức khu vực, quân đội Việt Nam đã tích cực, chủ động hội nhập cùng khu vực và thế giới.
Tướng Đồng Sỹ Nguyên từng chỉ ra, mối lo về ngoại xâm, về chiến tranh đã bớt, nhưng Việt Nam lại đối mặt với "những hình thức xâm lăng mới hiện nay tinh vi hơn, khó nhận biết hơn trước rất nhiều như xâm lăng kinh tế, xâm lăng văn hóa, nước lớn chèn ép, bắt chẹt nước nhỏ về kinh tế".
Lực lượng quân đội mạnh, vũ khí trang bị tốt là cần nhưng sẽ là chưa đủ để thực hiện bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia. Như Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng phụ trách đối ngoại, Bộ Quốc phòng đã nói: Quốc phòng đồng nghĩa với bảo vệ tổ quốc, mà kế sách bảo vệ tổ quốc cao nhất của cha ông ta là củng cố hòa bình và không để ai xâm lược nước mình...
Chỉ vài năm trước, có lẽ vẫn còn không ít dè dặt đối với hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ thì nay, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam khi trả lời trên Thanh Niên mới đây đã khẳng định Việt Nam hoan nghênh sự có mặt của Mỹ ở khu vực này. Nếu nhìn từ lịch sử, không thể không nói đây là một bước đổi mới tư duy "địch- ta".
Thực tế, "cỗ máy chiến tranh" Mỹ từng gây đau thương cho đất nước này đã trở lại trên tư cách mới, những đối tác. Những tàu sân bay, tàu khu trục ghé cảng Việt Nam, mời sĩ quan quân đội Việt lên tham quan, trao đổi.. đã truyền đi thông điệp về sự thay đổi nhận thức và hành động của những cựu thù.
"Đối với một nước không lớn như Việt Nam, sự hiện diện và ảnh hưởng của các nước lớn như Trung Quốc, Mỹ ở khu vực là một thực tế khách quan. Không có gì phải lo ngại về vấn đề này... Cách ứng xử tốt nhất của Việt Nam là giữ vững đường lối độc lập, tự chủ, tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế, sẵn sàng hợp tác với tất cả các bên vì lợi ích chung, vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực",ông Nguyễn Chí Vịnh giải thích.
Từ tư duy đó, quân đội Việt Nam đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác với tất cả quân đội các cường quốc, một minh chứng cho đường lối đối ngoại quốc phòng đúng đắn như một phương sách bảo vệ tổ quốc cao nhất - xây dựng và củng cố môi trường hòa bình, an ninh và ổn định để đất nước phát triển.
Bảo vệ tổ quốc, hơn lúc nào hết, cần những cái đầu tỉnh táo, hiểu thời cuộc, hiểu mình và hiểu người. Và những người lính Cụ Hồ trong thế kỉ 21 đang tạo dựng một hình tượng mới như vậy về mình.
Nguồn Vietnamnet

24/12/10

Tổng giám đốc chứng khoán trẻ nhất Việt Nam


Sau gần 3 năm làm việc tại Công ty Chứng khoán VNDirect, Nguyễn Hoàng Giang được hội đồng quản trị bổ nhiệm vào vị trí tổng giám đốc dù mới 24 tuổi.
Quyết định bổ nhiệm chính thức được đưa ra hôm 6/10, vài tháng sau khi hội đồng quản trị VNDirect đặt vấn đề bổ nhiệm. Và Giang trở thành vị tổng giám đốc trẻ nhất trong ngành tài chính ngân hàng Việt Nam từ trước tới nay.
Tốt nghiệp Đại học Nebraska (Mỹ) chuyên ngành toán kinh tế - khoa học máy tính, Nguyễn Hoàng Giang là một trong bốn sinh viên xuất sắc nhất của trường được nhận học bổng Phillip Schrager. Giang cũng là một trong những giảng viên trẻ tuổi nhất của Khoa Toán thực hành, trường đại học Nebraska.
Tháng 1/2008, Nguyễn Hoàng Giang bước vào ngành chứng khoán với vị trí cộng tác viên phòng giải pháp nghiệp vụ tại Công ty chứng khoán VNDirect. Chỉ hơn một năm sau, anh đã trở thành Trưởng phòng giải pháp nghiệp vụ và quản trị rủi ro, rồi tiếp đến là Giám đốc Khối phát triển sản phẩm và giải pháp nghiệp vụ.
Cũng trong năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn cầu tạo ra những cơn bão dữ dội đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Giá của tất cả các cổ phiếu cũng như khối lượng giao dịch tụt thê thảm, VNDirect cũng như tất cả các công ty chứng khoán khác đều phải chịu những tác động nặng nề.
Chính vì những rủi ro quá lớn đã xảy ra, ban lãnh đạo công ty thay đổi chiến lược. Thay vì tìm kiếm các nguồn nhân lực tốt nhất và đặt họ ở bộ phận kinh doanh, công ty dành nguồn lực trẻ, có tiềm năng vào bộ phận quản trị rủi ro và giải pháp nghiệp vụ - một mảng còn rất mới ở thị trường chứng khoán Việt Nam.
Và cậu sinh viên mới tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Giang được giao nhiệm vụ kiến trúc sư trưởng của hệ thống quản trị rủi ro cũng như giải pháp nghiệp vụ của công ty trong giai đoạn mới. Những đóng góp của anh ở bộ phận này là một trong những nhân tố giúp công ty có kết quả kinh doanh tốt và giảm thiểu được rủi ro trước những biến động dữ dội của thị trường. Năm 2009, VNDirect có lợi nhuận sau thuế 212 tỷ đồng và 9 tháng đầu năm 2010 là 195 tỷ đồng.
Nguyễn Hoàng Giang trở thành tổng giám đốc của một công ty chứng khoán lớn khi mới 24 tuổi. Ảnh: Hoàng Hà
Nguyễn Hoàng Giang trở thành tổng giám đốc của một công ty chứng khoán lớn khi mới 24 tuổi. Ảnh: Hoàng Hà
Trong cuộc họp lãnh đạo cao cấp cách đây vài tháng, khi nhận được đề nghị làm tổng giám đốc từ bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty, Nguyễn Hoàng Giang rất bất ngờ. “Việc đầu tiên là tôi tìm cách chuyển ‘quả bóng’ này cho một người khác mà tôi nghĩ rằng sẽ xứng đáng và tốt hơn”, anh tâm sự.
Tuy nhiên, sau khi được toàn bộ ban lãnh đạo thuyết phục, Giang đã tự tin nhận lời, với tâm niệm: “Đó là một cơ hội lớn và tại sao lại không thử?”.
Bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty bộc bạch thông thường mọi người quen với việc tổng giám đốc tại công ty chứng khoán phải giỏi kinh doanh nhất. "Tuy nhiên, chúng tôi có lý do riêng khi chọn người phụ trách bộ phận quản lý rủi ro và xây dựng hệ thống giữ vị trí này. So với nhiều thành viên khác tại công ty, Giang không phải là người giỏi kinh doanh nhất nhưng Giang có khả năng hợp tác tốt với người khác và biết giúp mọi người cùng lái con tàu VNDirect”, bà Hương khẳng định.
Nhìn vào những bảng thành tích của Giang ngày hôm nay, ít ai biết rằng, Giang từng trải qua những tháng ngày gian khó. Khi học lớp 4, bố của Nguyễn Hoàng Giang mất trong một tai nạn giao thông. Gánh nặng gia đình đè lên vai người mẹ - một giáo viên phổ thông với 2 con nhỏ (Giang và cô em gái lúc đó 4 tuổi). Vào trung học, Giang tự hứa với mình là sẽ tìm mọi cách để đi học nước ngoài mà phải học ở Mỹ để sau này kiếm nhiều tiền giúp mẹ.
Đỗ Đại học Bách khoa Hà Nội với 28,5 điểm, Giang vẫn nuôi mộng đi Mỹ và cậu tìm được một suất học bổng tại Đại học Nebraska (Mỹ). Tuy nhiên, trường không có học bổng toàn phần nên Giang vẫn phải chi trả một phần tiền học phí, tiền ở và sinh hoạt hằng ngày mà điều này vượt quá khả năng tài chính của gia đình. Một người họ hàng biết chuyện đã cho Giang vay tiền.
Năm đầu tiên tại Mỹ, cứ 5h sáng Giang đến nhà ăn của trường Nebraska để làm bánh pizza và 10h thì cắp sách đến giảng đường. Anh cho biết, khi mới sang không quen biết ai nên tìm việc làm thêm rất khó. Việc làm bánh pizza trong trường dù vất vả, ít người thích nhưng dễ tìm nhất.
Sang năm thứ 2, cùng với kết quả học tập tốt về môn toán, Giang tìm được một chân trợ giảng rồi tiến đến giảng viên của môn này cho các sinh viên chuyên ngành khác. Ngoài công việc làm thêm là giảng viên, Giang tham gia một dự án phát triển website, và còn được chọn là đại diện cho trường đi quảng bá hình ảnh…
Người trở thành tổng giám đốc của VNDirect không phải là người giỏi nhất công ty. Ảnh minh họa: Hoàng Hà
Tân tổng giám đốc của VNDirect không phải là người giỏi kinh doanh nhất công ty. Ảnh: Hoàng Hà
Giang tâm sự, trở thành tổng giám đốc khi tuổi còn quá trẻ ở một công ty chứng khoán vốn lên tới 1.000 tỷ đồng là một thách thức rất lớn. Tuy nhiên, điều quan trọng không nằm ở việc thể hiện mình giỏi ra sao, mà là biết ai mạnh điểm gì để cùng họ hoàn thành mục tiêu.
“Tất nhiên, tôi cũng không tự huyễn hoặc mình về vị trí mới bởi biết rằng mình còn cần phải học rất nhiều thứ, đặc biệt là từ những đồng nghiệp trong công ty”, anh nói.
Anh cho biết, điều khiến anh thích nhất ở ngành chứng khoán là luôn được tiếp xúc với lĩnh vực mới và tìm hiểu nhiều mô hình kinh doanh khác nhau. “Nếu mình làm chuyên ngành máy tính thì chủ yếu biết máy tính nhưng nếu làm chứng khoán khi đầu tư vào ngành mía phải hiểu được cách thức kinh doanh của họ, khi đầu tư vào ngành bất động sản cũng phải hiểu chủ doanh nghiệp tạo tiền ra sao… Cũng từ đó mà chúng tôi luôn tìm được những ý tưởng mới và điều này khiến chứng khoán có sức hấp dẫn đặc biệt”, anh nói.
Hoàng Ly
Nguồn  VNEXPRESS

12/10/10

Mỗi người Việt Nam gánh 600 USD nợ công VnExpress


Mỗi người Việt Nam gánh 600 USD nợ công
Với nợ công chiếm 51,7% GDP, mỗi người dân Việt Nam gánh gần 600 USD nợ nần, theo tạp chí The Economist trong bảng đồng hồ nợ toàn cầu.
>>Niềm đam mê du thuyền của ông chủ Kềm Nghĩa
>> "Bùng nổ" chung cư giá thấp
>> iPhone 4 xách tay tiếp tục tăng giá
Ý tưởng đồng hồ nợ không mới. Bất cứ ai đi đến quảng trường Thời đại ở New York đều có cơ hội chiêm ngưỡng chiếc đống hồ nợ của Mỹ. Lần này, Tờ The Economist cũng tạo một cái đồng hồ như thế nhưng chỉ khác là cho toàn thế giới.
Chiếc đồng hồ tính nợ thế giới do tờ báo này thống kê vẫn đang tích tắc không ngừng và cứ mỗi giây con số lại tăng thêm vài trăm nghìn USD.
Tính đến 17h30 chiều qua theo giờ Hà Nội, tổng số nợ toàn cầu mà đồng hồ đo được là 27.395 tỷ USD, sang đến 15h chiều nay đã lên đến 39.792 tỷ USD.
Mỗi người Việt Nam gánh 600 USD nợ công
Đồng hồ đo nợ công toàn cầu của The Economist tính đến 15h chiều nay.

Theo bản đồ nợ của The Economist, trong năm 2010 con số nợ chi tiết của Việt Nam là 50.716.438.356 USD (50,7 tỷ USD), chiếm 51,7% GDP. Điều này có nghĩa là với dân số 87,6 triệu, mỗi người Việt Nam gánh 578,65 USD nợ công.
Cũng theo thống kê này, kể từ năm 2001 đến nay, số nợ trên đầu người của Việt Nam ngày càng tăng. Hồi 2001, tỷ lệ nợ công trên GDP tương đương 26,6% và nợ công đầu người chỉ là 106 USD.
Dự báo cho năm 2011 khả quan hơn khi mặc dù nợ công tăng thêm gần 6 tỷ USD, nhưng tỷ lệ so với GDP giảm xuống còn 50,9%. Tuy nhiên, vào lúc đó, nợ công đầu người là 638 USD.
Mỗi người Việt Nam gánh 600 USD nợ công
Thống kê nợ công của Việt Nam năm 2009.

Trong số các quốc gia được liệt vào hàng nợ cao, có Mỹ, Canada và các nước Tây Âu. Ví dụ, tại Pháp, mỗi người dân phải gánh gần 32.000 USD nợ công còn ở Hy Lạp, con số này là 34.000 USD. Thống kê của The Economist được tính toán dựa trên báo cáo hàng quý của các quốc gia, theo dõi 99% lượng GDP của toàn cầu.
Mới đây, IMF đưa ra cảnh báo tỷ lệ thất nghiệp, nợ công cao và hệ thống ngân hàng yếu ớt sẽ là những mối nguy hại đối với sự thịnh vượng toàn cầu. "Nền kinh tế toàn cầu sẽ chỉ mở rộng 4,2% vào năm sau, thay vì 4,3% như trong dự báo cách đây ba tháng", báo cáo cập nhật mới nhất của IMF viết. Tuy nhiên, dự báo cho năm nay lại được điều chỉnh tăng thêm 0,2% lên 4,8%.
Thanh Bình

11/10/10

Bí mật quân cảng Cam Ranh - Việt Nam

http://www.vinamaso.net
Trong những ngày gần đây mọi người đang tích cực bầu chọn cho Vịnh Hạ Long vào Top 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới. Chắc hẳn khi nhắc tới các vịnh đẹp nhất trên thế giới người ta thường nhắc đến Vịnh Hạ Long hoặc Vịnh Nha Trang, nhưng thực tế ở Việt Nam còn có một vịnh khác được xếp vào hàng những vịnh đẹp và quan trọng nhất trên thế giới đó chính là Vịnh Cam Ranh - Khánh Hòa, tại sao một địa danh nổi tiếng và quan trong như thế thì rất ít người Việt Nam được biết đến đó, câu trả lời thật đơn giản bởi ai cũng biết Vịnh Cam Ranh thuộc quân cảng Cam Ranh, một trong những quân cảng thuộc loại tốt nhất, quan trọng nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Đó là bí mật quân sự, đã là bí mật quân sự thì tốt nhất chúng ta không lên biết làm gì.

1.Đặc điểm và vị trí địa lý của quân cảng Cam Ranh

Vịnh Cam Ranh thuộc thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Theo nhiều nhà địa lý quốc tế, có 3 cảng biển tự nhiên tốt nhất thế giới lad San Francisco của Mỹ, Rio de Janéro của Brazil và Cam Ranh của Việt Nam.Vịnh Cam Ranh với vẻ đẹp nguyên sơ, đặc trưng duyên hải Trung Bộ, có diện tích gần 60km2. Chỗ hẹp nhất khoảng 10km, rộng nhất 20km, độ sâu trung bình từ 18 - 20m. Vịnh gần như khép kín bởi bán đảo Cam Ranh từ phía bắc chạy phủ kín cả phía đông, phía tây. Phía nam vịnh là đất liền, chỉ mở ra một cửa lớn - được ví như một cánh tay ôm lấy vịnh, tạo thành một vành đai nên mặt nước. có khả năng đón nhận nhiều hạm đội một lúc, nhiều tàu chiến tàu ngầm và các tàu có trọng tải trên 100.000 tấn có thể ra vào dễ dàng bất cứ lúc nào trong năm,
Về địa chất hải dương, đáy vịnh gần như bằng phẳng, cấu tạo bởi loại cát pha bùn khá chắc, thuận tiện cho việc thả neo. Vịnh Cam Ranh được bán đảo che chắn nên khá kín gió, là nơi trú bão tốt cho tàu thuyền. Phía ngoài vịnh có một số đảo và cù lao án ngữ, trong đó có điểm cao thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống đèn biển và ra-đa hàng hải, năm 1905 nhiều khu trục hạm của Nga đã vào Vịnh Cam Ranh để tránh bão
Du thuyền trên vịnh như "đi trên thảm" bởi không có sóng lớn... Quanh năm nắng ấm chan hòa, bầu trời trong xanh . Ngoài ra đây là một Quân cảng cơ động nhất cho các tàu chiến, máy bay chiến đấu, tàu ngầm và nhiều phương tiện tác chiến khác cùng hoạt động do Vịnh có ưu điểm là chỉ cách đường hàng hải quốc tế 1 giờ tàu biển (cảng Hải Phòng cách 18 giờ). Thủy triều trong vịnh khá đều đặn, hằng ngày hai con nước lên xuống tương đối đúng giờ. Vịnh Cam Ranh có thể hoàn toàn kiểm soát hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, vì vậy chúng ta cũng có thể tin tưởng về khả năm dành lại Hoàng Sa Trường Sa bằng quân sự là hoàn toàn có cơ sở. Thực tế nhờ có quân cảng Cam Ranh mà nước ta vẫn kiểm soát đáng kể một vùng biển Đông rộng lớn.
“...Cam Ranh mở rộng ra cả vùng biển Đông. Nó cách Hong Kong 690 dặm, Manila 690 dặm, Singapore 698 dặm... Cam Ranh là pháo đài tự nhiên lý tưởng, còn đô đốc Courbet thì nói đó là một đồn phòng vệ của Thái Bình Dương... Tất cả tàu nước ngoài cỡ lớn đi Trung Hoa, Nhật Bản hoặc từ đó quay trở về có thể dừng lại ở Đông Dương vì phải đi qua trước vịnh Cam Ranh để nhìn rõ ngọn hải đăng ở mũi Padaran.... "
(Trích bài viết của nhà báo Robert Réallon, đăng trên báo Le Petit Parisien, và được trích đăng lại trên L’Ami du Peuple Indochinois số 16 -1-1934)
Không chỉ có ưu điểm về Hải Quân mà Cam Ranh còn ưu thế vượt trội về không quân và lục quân phia Tây Nam là tuyên phòng thủ Tây nguyên, phia nam là cửa ngõ Sài Gòn với sân bay Tân Sân Nhất, các lực lượng không quân và tăng thiết giáp tạo cho Cam Ranh thành một pháo đài bất khả xâm phạm. Có lúc sân bay Cam Ranh có tần suất hạ cánh và cất cánh cao nhất thế giới.
Chứa được cùng một lúc nhiều máy bay chiến đấu máy bay vận tải, tàu chiến, tàu ngầm, các phương tiện chiến tranh khác, và đặc biệt có thể chứa hàng vạn thuy quân lục chiến. Nếu kinh tế Việt Nam phát triển chúng ta có thể xây dựng Cam Ranh thành một quân cảng quân sự bậc nhất trong hành lang tây Thái Bình Dương. Mà thực tế thì ngày nay quân cảng Cam Ranh đã góp phần quan trọng đối với an ninh của Viêt Nam, duy trì hòa bình ổn định các nước trong khu vực và thế giới. Trường Sa tạm thời vẫn an toàn bởi chính phủ ta vẫn duy trì cảng quân sự ở đây, mặc dù Trung Quốc đang rất muốn chúng ta mở cửa biến Cam Ranh thành cảng kinh tế. Trung Quốc thừa hiểu khả năng phòng thủ của Việt Nam như thế nào, chúng ta vẫn kiểm soát được biển Đông khi mà Quân cảng Cam Ranh vẫn được duy trì và tăng cường sức mạnh.

2.Lịch sử vùng Vịnh

- Trong Cuộc chiến tranh Nga - Nhật dành kiểm soát Mãn Châu và Triều Tiên, Nga Sa Hoàng đã tung hạm đội Baltique vào cuộc do Bắc Băng Dương đóng băng hạm đội phải đi vòng qua Ấn độ Dương. Rời biển Nga ngày 16-10-1904, Ngày 8-4-1905, người ta phát hiện ra nó ở ngoài khơi Singapore, Ngày 12-4 hạm đội đến vịnh Cam Ranh và đậu lại gần một tháng để chờ tiếp viện. Ngày 8-5, tàu tiếp viện đến: một tàu bọc thép cũ, tàu Nicolar 1, một tuần dương hạm cũ và ba tàu tuần duyên, hơn bảy tàu tiếp viện. Từ lúc này Rojestvenski chỉ huy 45 chiến hạm và nhiều tàu tiếp viện và ông có thể phái một phần đi Thượng Hải. Như vậy là từ năm 1905 Quân Cảng Cam Ranh đã có thể tiếp nhận được một hạm đội mạnh nhất thế giới rồi.
- Trước thế kỷ 20, Cam Ranh còn là một vùng đất rất ít người ở. Năm 1939, toàn quyền Đông Dương Pháp ban hành nghị định thành lập địa lý hành chính Ba Ngòi. Năm 1965, thị xã Cam Ranh được thành lập do cắt một phần đất của quận Cam Lâm. Đến năm 1970, thị xã Cam Ranh tiếp tục được củng cố với hai quận Bắc và Nam.
- Năm 1935 và 1954, Nhật Bản và Pháp cũng đã từng đóng quân ở Cam Ranh
- Ngày 18-10-1946, thị xã Cam Ranh là nơi diễn ra cuộc hội kiến giữa Hồ Chủ tịch và cao ủy Pháp D’Argenlieu. Cuộc gặp gỡ được tổ chức trên thiết giáp hạm Suffren, có các vị chỉ huy hải, lục, không quân Pháp và nhà báo nước ngoài. Có thể thấy rằng từ rất sớm Cam Ranh đã có vị trí cực kỳ quan trọng trong mắt các nhà chiến lược quân sự.
- Từ năm 1965 - 1972, Mỹ đóng quân ở đây và Mỹ đã chi hơn 300 triệu USD để cải tạo mở rộng cảng, xây dựng Cam Ranh thành căn cứ quân sự tổng hợp và căn cứ hậu cần cho lực lượng hải-lục-không quân và tên lửa của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á. Cam Ranh có những kho lớn chứa máy bay, có sân bay có thể dành cho máy bay quân sự cỡ lớn như B-52 hạ cánh. Trên thế giới hầu như không có căn cứ quân sự nào có quy mô và tính năng tổng hợp lớn như Cam Ranh.
- Sau năm 1975, Cam Ranh được tổ chức lại là đơn vị hành chính cấp thị trấn và huyện cho đến năm 2000. Thị xã Cam Ranh được tái lập năm 2000 trên cơ sở thị trấn Ba Ngòi có diện tích tự nhiên 690km2, dân số khoảng 209.000 người, thu nhập bình quân đầu người/năm 2002 là 3.263.200 đồng. Hiện có 27 phường, xã với năm hồ, công trình thủy lợi cung cấp nước ngọt tiêu dùng và tưới tiêu.
- Năm 1978, Liên Xô thuê lại căn cứ Cam Ranh với thời hạn kết thúc năm 2004, nhưng đã rút sớm hai năm.
- Từ đó đến nay thì cả Mỹ và Trung Quốc đều nhòm ngó đến Quân cảng Cam Ranh và Mỹ đã ngỏ ý muốn thuê lại cảng này. Đến nay Quân cảng Cam Ranh vẫn hoàn toàn năm trong sự kiểm soat của chúng ta. Cảng Cam Ranh mãi mãi vẫn là bến bờ thân yêu nối liền giữa Hoàng Sa - Trường Sa với Việt nam.

3.Cam Ranh niềm tự hào của Việt Nam

Chúng ta tự hào về một Vịnh Hạ Long được bình chọn làm 7 kỳ quan của thế giới, chúng ta cũng tự hào về Vịnh Cam Ranh trong hàng trăm năm qua đã bị các nước lớn xâm chiếm, tranh dành nhưng cuối cùng nứơc ta vân giữ vững chủ quyền ở đây, đánh đuổi được ngoại xâm ra khỏi đây.Ngày nay cũng vậy còn Trường Sa còn Cam Ranh thì chúng ta hoàn toàn hy vọng một ngày nào đó Hoàng Sa phần còn lại của Trường Sa sẽ trở về với dân tộc Việt Nam. Chừng nào lãnh thổ đất nước còn chưa toàn vẹn thống nhất thì chừng đó chúng ta còn tiếp tục đâu tranh. Hãy góp phần tích cực xây dựng nước ta mạnh về kinh tế mạnh về quốc phòng.

27/9/10

SẮC THU HÀ NỘI

Nguồn: http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/09/3BA20CBD/

Lộc vừng lấm tấm nở bên hồ Gươm, hoa sữa thơm ngào ngạt, hoa hướng dương vàng rực theo những những bánh xe tỏa đi khắp phố..., Hà Nội đang ở thời điểm đẹp nhất của năm.


Hoa lộc vừng nở bên Tháp Rùa, hồ Gươm.


Ánh nắng nhẹ man mát chiếu qua từng kẽ lá.


Từng chùm hoa sữa thơm ngào ngạt.


Em nhỏ nâng niu từng cánh hoa lộc vừng trên trang sách nhỏ


Các thiếu nữ Hà thành bên nhành liễu rủ mặt Hồ Gươm.


Mùa thu cũng là mùa lá rụng. Con đường Phan Đình Phùng như đẹp hơn sau cơn mưa.


Những con đường thủ đô dường như thơ mộng hơn khi mùa hoa hướng dương lại về.


Cô Liên, làng Tây Tựu cho hay hoa hướng dương được nhiều bạn trẻ mua tặng nhau từ đầu thu.


Nhắc đến mùa thu cũng không thể không nhắc đến cốm Làng Vòng, một đặc sản của mùa thu Hà Nội.