Hiển thị các bài đăng có nhãn TIN XÃ HỘI. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TIN XÃ HỘI. Hiển thị tất cả bài đăng

4/10/12

VỤ NHẬP GÀ THẢI TỪ HÀN QUỐC: Dùng cho gia súc nhưng lại bán cho dân


.


Một số doanh nghiệp tại Tp.HCM nhập gà thải từ Hàn Quốc về theo đường chính ngạch để cung cấp cho các nhà hàng, siêu thị. Đây là gà không còn giá trị dinh dưỡng, chỉ dùng chế biến thức ăn gia súc.

Theo ghi nhận của PV  ngày hôm qua (3/10) cho thấy, tại một số chợ, siêu thị trên địa bàn Tp.HCM, mặt hàng gà thải Hàn Quốc có mặt khắp nơi với giá khá cao so với sản phẩm gà công nghiệp trong nước.

Gà dai ... đắt hàng

Trong vai người tiêu dùng, chúng tôi tìm đến một siêu thị tư nhân trên đườngHoàng Văn Thụ (quận Tân Bình, Tp.HCM) để “lùng” mua gà Hàn Quốc. Khi đặt vấn đề cần mua gà Hàn Quốc, một nhân viên của siêu thị này nói: “Chị cần mua bao nhiêu cũng có chị ơi, nhưng phải đặt trước do hôm nay hụt hàng”.

Theo nhân viên này thì những ngày trước, số lượng gà thịt nhập khẩu từ Hàn Quốc về siêu thị có hàng thường xuyên, bán cũng rất chạy nhưng từ vài ngày trở lại đây, lượng hàng có ít hơn, khách muốn mua phải đặt trước.

Rời quầy hàng thịt tươi, chúng tôi cũng đặt vấn đề cần mua thịt gà chế biến sẵn của siêu thị này, thì được các nhân viên giới thiệu ngay: “Tất cả gà quay ở đây đều là gà nhập từ Hàn Quốc, nếu chị cần, chúng tôi có thể bán cho ngay”.
Gà dai Hàn Quốc được bày bán tại siêu thị BigC Hà Nội chiều 3.10.
Gà dai Hàn Quốc được bày bán tại siêu thị BigC Hà Nội chiều 3/10.
Theo quan sát của phóng viên, sản phẩm gà dai quay (của Hàn Quốc) bán trong siêu thị có giá 61.900 đồng/con, gà dai luộc có giá 74.000 đồng/con. Ngoài bán nguyên con, sản phẩm này còn được chặt nhỏ, bán từng phần với giá dao động từ 75.000 – 100.000 đồng/kg tùy từng bộ phận như cánh gà, đùi gà, ức gà…

Hầu hết các sản phẩm chế biến sẵn đều không có nhãn mác, nguồn gốc nguyên liệu, nơi chế biến… Khách hàng chọn mua sẽ được nhân viên quầy hàng gói vào một túi nylon, kèm theo vài gói gia vị như tương ớt, tương cà.

Khảo sát tại các chi nhánh khác của hệ thống siêu thị này tại đường Tô Hiến Thành (quận 10), đường Thoại Ngọc Hầu (quận Tân Phú), sản phẩm gà dai không nhãn mác cũng được bày bán rất nhiều. Không chỉ tại hệ thống siêu thị, sản phẩm gà dai Hàn Quốc cũng được bày bán tại nhiều chợ truyền thống trên địa bàn Tp.HCM như chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình), chợ Bà Chiểu(quận Bình Thạnh)...

Sẽ kiểm soát nhập gà

Trên thực tế, từ lâu Việt Nam được coi là thị trường “béo bở” để các doanh nghiệp nước ngoài “tống” những sản phẩm “tạp nham” từ cổ, cánh gà cho đến lục phủ ngũ tạng lợn và gần đây là gà dai loại thải từ Hàn Quốc. Đây là những sản phẩm chỉ được các nước sử dụng để chế biến thức ăn gia súc do một mặt sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, một mặt do không đảm bảo chất lượng.
Một số chuyên gia nhận định, sở dĩ gà loại thải được nhập về Việt Nam ngày càng nhiều là do, tâm lý người Việt Nam chuộng gà dai hơn gà công nghiệp, thêm vào đó, giá của các loại gà này cũng rẻ hơn so với gà tươi trong nước.

Ông Nguyễn Thanh Sơn – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, ngoài gà lậu còn có gà thải loại, chân gà, cánh gà... của Hàn Quốc được nhập chính thức (có giấy tờ kiểm dịch của cơ quan chức năng). Theo ông Sơn, gà thải loại của Hàn Quốc được nhập từ cuối tháng 8 đến nay, nhưng hiện chưa có con số thống kê cụ thể.
Theo đánh giá của Cục Chăn nuôi, do gà lậu và gà thải loại đã làm cho giá gà trong nước giảm mạnh, người chăn nuôi bị thua lỗ từ 5.000-7.000 đồng/kg gà, từ đó ảnh hưởng tới việc tái đàn của người chăn nuôi, nguy cơ thiếu thực phẩm dịp cuối năm có thể xảy ra rất cao.

Ông Diệp Kỉnh Tần- Thứ trưởng Bộ NNPTNT cho biết: “Trước đây, chúng ta cũng nhập khẩu hàng loạt các loại nội tạng trắng, nội tạng đỏ, nhập khẩu thịt… nhưng sau khi đưa ra quy chuẩn kỹ thuật (như bắt buộc về tỷ lệ đạm, các chất dinh dưỡng…), tình trạng nhập khẩu đã giảm mạnh”.

Do đó, ông Tần khẳng định: “Bộ NNPTNT sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng ngay quy chuẩn kỹ thuật về nhập khẩu gà và các sản phẩm từ gà. Đồng thời, Cục Chăn nuôi phải rà soát ngay và có báo cáo cụ thể về tình hình nhập khẩu gà thải của Hàn Quốc. Bởi nếu không kiểm soát được việc nhập khẩu gà thải loại và gà nhập lậu, sẽ “giết chết” ngành chăn nuôi trong nước”.
PGS-TS Trần Đáng (nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm): 

Nguy cơ gây nhiều bệnh

Gà già, gà thải loại, gà đông lạnh đương nhiên chất lượng dinh dưỡng không còn tốt, thậm chí còn biến chất. Khi nhập bất cứ loại thực phẩm nào thì việc kiểm dịch phải vô cùng chặt chẽ, nếu không có thể gây ra nhiều loại bệnh dịch như cúm H1N1, tả E.coli…

Ngoài ra, cần phải kiểm dịch chặt chẽ về dư lượng hóa chất tồn dư trong các loại thực phẩm này. Kháng sinh có thể được cho vào quá trình chăn nuôi để phòng bệnh, kích thích tăng trọng, tiêm vào gà trước khi giết thịt với mục đích kéo dài thời gian tươi ngon của thịt… Các chất tồn dư như kháng sinh có thể làm giảm sức đề kháng của người tiêu dùng, dị ứng nếu người ăn dị ứng với kháng sinh, gây ra kháng thuốc, kháng kháng sinh ở người.

Cho dù việc trộn hormon tăng trọng đã bị cấm sử dụng nhưng có thể người chăn nuôi vẫn lén lút sử dụng, vì thế, trong vật nuôi lâu năm có thể có dư lượng từ các chất tăng trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hormon của con người… Ngoài ra còn nhiều chất gây ung thư, tim mạch… có tác hại rất lớn đến con người.

Diệu Linh (ghi)

PGS-TS Hoàng Văn Tiệu (nguyên viện trưởng viện chăn nuôi quốc gia): 

Sẽ ảnh hưởng chăn nuôi trong nước

Người Việt Nam có sở thích tiêu thụ gà già (gà loại thải). Nguyên nhân là loại gà này dai, ngọt nước, thường được sử dụng cho các món bún, phở. Vì vậy, ở trong nước, gà già luôn đắt hơn gà non. Trong khi đó, ở nhiều nước, họ không có thói quen sử dụng loại gà già do nó bị xem là một thực phẩm có phẩm cấp thấp, giá bán cũng rất rẻ. Đây là lý do gà già được nhập từ các nước về Việt Nam.

Hiện tượng này tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi trong nước. Các cơ quan chức năng không thể cấm nhập khẩu loại gà này, vì sẽ vi phạm các cam kết của WTO. Giải pháp cần làm là có hàng rào kỹ thuật để kiểm soát việc nhập lậu, nhập khẩu loại gà này...

Sỹ Lực (ghi)
Theo Thuận Hải - Thanh Xuân
Dân Việt

19/4/12

Tỷ phú đứng sau cổ đông lớn nhất của FPT


Richard Chandler - người đứng đầu tập đoàn sở hữu Orchid Fund có số tài sản trị giá 4,6 tỷ USD và là người giàu thứ 4 tại Singapore. Quỹ đầu tư Orchid Fund hiện là cổ đông lớn nhất của Tập đoàn FPT.

Orchid Fund hiện là cổ đông lớn nhất FPT với tỷ lệ sở hữu 9,8%. Quỹ này thuộc Richard Chandler Corporation - một tập đoàn đầu tư có trụ sở tại Singapore. Tỷ phú Richard Chandler là người đứng đầu tập đoàn này.
Richard Chandler là một doanh nhân 53 tuổi người New Zealand. Theo Forbes, ông hiện sở hữu khối tài sản trị giá 4,6 tỷ USD, là người giàu thứ 230 trên thế giới và giàu thứ hai New Zealand. Tuy nhiên, từ năm 2008, ông đã chuyển đến định cư lâu dài tại đảo quốc Singapore và đang nằm trong top bốn tỷ phú giàu nhất nước này.
Tỷ phú Richard Chandler. Ảnh: Forbes.
Tỷ phú Richard Chandler. Ảnh: Forbes.
Trong thời gian sống ở New Zealand, ông cùng anh trai là Christopher Chandler đã thành lập một chuỗi cửa hàng bán lẻ cao cấp có tên Chandler House năm 1982. Đến năm 1986, họ bán Chandler House và thành lập công ty tư vấn Sovereign Global với vốn ban đầu 10 triệu USD.
Sovereign tập trung đầu tư vào các thị trường mới nổi như Hong Kong, Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc. Thương vụ nổi bật nhất của quỹ này là tại SK Group – Tập đoàn lọc dầu lớn nhất Hàn Quốc. Năm 2003, giá cổ phiếu của công ty này sụt giảm thảm hại sau một scandal lừa đảo khiến CEO và 9 lãnh đạo cấp cao khác phải ngồi tù. Khi ấy, Sovereign Global đang nắm trong tay 14,9% cổ phần tại đây. Họ đã thực hiện chiến dịch cải tổ quản trị doanh nghiệp tại SK Group trong vòng 3 năm. Nhờ đó, cổ phiếu của SK Group tăng vọt lên gấp năm và hai anh em nhà Chandler bỏ túi thêm hơn 700 triệu USD.
Năm 2006, Richard và Christopher Chandler tách ra hoạt đông riêng. Richard Chandler thành lập tập đoàn đầu tư có tên Richard Chandler Corp, chuyên rót vốn vào các thị trường mới nổi. Với khẩu hiệu “Xây dựng một thế giới thịnh vượng cho ngày mai”, tập đoàn này đầu tư vào hầu hết các lĩnh vực như viễn thông, năng lượng, thép và ngân hàng.
Richard Chandler nổi tiếng với việc mua lại các công ty gặp khó khăn và tái cơ cấu hệ thống quản trị doanh nghiệp tại đây để tạo ra lợi nhuận bền vững. Quỹ Mandolin Fund của tỷ phú này là cổ đông lớn nhất ở công ty gỗ Trung Quốc - Sino Forest sau khi chi 195 triệu USD để mua 19,5% cổ phần tại đây. Tháng 7/2011, Richard Chandler đầu tư 85 triệu USD vào LNG Junior Energy World Corporation của Australia. Thương vụ đó hiện đã giúp số tài sản của quỹ tăng thêm 40%. Đầu năm nay, ông cũng tiếp tục rót 160 triệu USD vào công ty khai thác và chế biến lâm sản Australia – Gunns.
Ngoài đầu tư, vị tỷ phú này còn rất quan tâm đến các trách nhiệm cộng đồng. Ông đã thành lập một quỹ từ thiện trị giá 100 triệu USD nhằm nâng cấp hệ thống giáo dục tại các nước đang phát triển.
Với FPT, Orchid Fund (quỹ thuộc Tập đoàn Richard Chandler Corporation) đã mua hơn 20 triệu cổ phiếu và trở thành cổ đông lớn nhất khi giá chứng khoán này quanh mức 50.000 đồng. Hiện tại, giá FPT là hơn 60.000 đồng một cổ phiếu.
Hà Thu (tổng hợp)

27/2/12

CƯỜI NGƯỜI

Tiểu phẩm hài Copy và Bơm vá được VTV3 trình chiếu mang lại những tiếng cười sảng khoái nếu như không có sự kiện của em Quỳnh Anh. Tiểu phẩm hài đã trở nên quá trơ trẽn và quá đáng, một đại diện truyền thông quốc gia mà còn công khai chế giễu một gia đình đang bị rất nhiều người lên án. Gia đình này sai rất nhiều khi "khoe" nhiều. Người đời dạy là phải khiêm tốn. Vậy gia đình này không khiêm tốn nên bị lên án là đúng. Nhưng cái gì cũng có chừng mực, giết người không gươm giáo còn thâm độc hơn. 
Đài TH quốc gia mà làm như thế này thì thật buồn. Tôi là người đã có con, tôi thấu hiểu sự thương con và bênh con đôi lúc không đúng. Nhưng nếu ai đã từng có con, hãy thử hỏi lại lòng mình xem mình đã sai và nghĩ con mình nhất  như thế bao lần. Tôi nghĩ nhà nước, bộ truyền thông phải có văn bản ngừng sự việc tại đây, ai sai thì tự trong tâm mỗi người đều biết. Có vay có trả, ai làm gì thì sau này nhận hậu quả, những ai chế giễu gia đình này, chắc gì sau này không gặp những sự việc còn đau đớn hơn. Gia đình này cũng nên tha thứ từ đây và ngẫng cao đầu bước tiếp, những gì trên mạng không phản ánh đúng những suy nghĩ của tất cả mọi người, chỉ những người rãnh tay và bất tài thường ganh ghét. Cười người hôm trước hôm sau người cười- câu này đúng lắm các bạn trẻ ạ. Các bạn chưa có con, khi nào các bạn có con các bạn sẽ hiểu. Chỉ những người không yêu con thì không hiểu mà thôi. Còn những người lớn đã lỡ cười người ta rồi thì cười một lần đủ rồi, đừng cười mãi  kẻo có lúc mình bị méo miệng.
Tôi rất bận nhưng thấy sự việc như thế này tôi cũng thấy đau lòng, nếu như mình và con mình trong một lúc nào đó vì quá thương con gây nên chuyện thì sao. Không ai nói trước được mình hay, cuộc sống là những cung bậc vui buồn, may mắn-bất hạnh, hạnh phúc - đau khổ luôn cận kề. Chúng ta chỉ nhìn người ta sai để mình rút kinh nghiệm, cười thì cũng cười, đó là bản chất của con người nhưng hãy cười một lần rồi hãy suy nghĩ và nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực hơn. 
Đạo diễn Bùi Thọ Thịnh, người phụ trách chương trình Thư giãn cuối tuần đang phát sóng trên VTV3 với tiểu phẩm hài Copy và Bơm vá phát sóng ngày 25/2.

Theo đạo diễn Bùi Thọ Thịnh, nhà đài không có ý định thóa mạ bé Quỳnh Anh, bởi Quỳnh Anh là cô bé vô tội. Mục đích của tiểu phẩm đưa ra là nhắc nhở các bậc làm cha, làm mẹ đang quá ảo tưởng vào con cái và chính họ là người làm cho con cái bị hư hỏng.
Gửi vị đạo diễn!
Tôi rất lấy làm tiếc vì thấy Đạo diễn thiếu suy nghĩ quá. Nếu có ai chửi, chế giễu  Đạo diễn, con Đạo diễn có vui không? 
Tôi thấy câu "Cười người hôm trước hôm sau người cười" đang ứng với Đạo diễn đấy! Đừng làm đau lòng người khác. Tôi nghĩ Đạo diễn nên xin lỗi gia đình kia, một tiếng xin lỗi chẳng mất tiền nhưng chúng ta thanh thản trong tâm hồn . Đôi lúc ta vô ý làm sai và làm đau lòng người khác, ai chẳng mắc sai lầm. NHưng những người làm Đài TH Quốc gia hãy "uốn lưỡi bảy lẩn" trước khi"nói". Xin cám ơn nhiều!

2/2/12

Nháo nhào cuộc sống thầy, trò khi đổi giờ

(Dân trí) - Ngày 2/2 - ngày đầu tiên các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội đồng loạt thực hiện khung giờ học mới, tuy nhiên không ít bất cập đã xảy ra. Cuộc sống thầy, trò và gia đình nhiều học sinh bị đảo lộn hoàn toàn.
 Hơn 17h, các tiết học đã kết thúc nhưng bãi xe của trường Trung học Phổ thông Lương Thế Vinh vẫn đầy ắp
 Bị "giam" đến 19h mới được về nhiều học sinh trường Trung học phố thông Lương Thế Vinh đói quay quắt phải xuống căng tin mua mì tôm ăn tạm
Học sinh trường Phổ thông trung học Việt Đức mua bánh mì, bánh khoai ăn tối 
Đợi quá lâu trước cổng trường, phụ huynh "liều" vào trường xin cho con về trước 19h nhưng không được chấp nhận vì đã có quy định 
Đồng hồ đã điểm 18h30 nhưng cô giáo trường Việt Đức vẫn say sưa giảng bài
Giờ mẹ (cô giáo trường Việt Đức) lệch pha giờ con, nên cô giáo phải đem con trai đến phòng hội đồng vừa học vừa đợi mẹ tan trường
Phụ huynh đứng hàng giờ trước cổng trường Việt Đức đợi con tan học
Đợi đến 19h con mới được về
19h tối, tiếng trống hết giờ vừa vang lên, học sinh nháo nhào chạy xuống cầu thang ra về
Ít ai có thể tưởng tượng được học chính khóa của học sinh Phổ thông từ 7h sáng đến 19h (12 tiếng ở trường) tối mới được về nhà
 Đứng trong giá rét đợi người nhà đến đón
  
 Đi học từ tờ mờ sáng, tan học khi thành phố đã bật đèn
Gia đình không đưa đón được một số em đứng trong giá rét chờ bắt xe buýt về nhà
Quá đói khi tan học lúc 19h tối, nhiều học sinh vội vàng tạt vào hàng quán ăn tạm
Đổi giờ, nhiều gia đình phải thay đổi nếp sống
 Nhiều học sinh ngoại thành bắt xe buýt đi học phải đến 21h tối mới về đến nhà.

Nguyễn Hùng - Quang Phong

10/10/11

THƯ GỬI CON , nhói lòng con trẻ!





Mấy ngày nay, trên các trang mạng xã hội, các diễn đàn xôn xao bàn tán về một bức thư của cha mẹ gửi đến những đứa con thân yêu của mình. Dưới đây là đoạn trích bức thư giản dị nhưng khiến những người làm con phải nhìn nhận lại chính mình.
Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu cho bố mẹ. Nếu như bố mẹ ăn uống rớt vung vãi... Nếu như bố mẹ gặp khó khăn ngay cả đến cái ăn cái mặc... Xin con hãy bao dung!
Con hãy nhớ những ngày, giờ mà bố mẹ đã trải qua với con, để dạy cho con bao điều lúc thuở bé.
Nếu như bố mẹ cứ lập đi lập lại hàng trăm lần mãi một chuyện, thì đừng bao giờ cắt đứt lời bố mẹ... mà hãy lắng nghe!
Khi con còn ấu thơ, con hay muốn bố mẹ đọc đi đọc lại mãi một câu truyện hằng đêm cho đến khi con đi vào trong giấc ngủ... và bố mẹ đã làm vì con.
Nếu như bố mẹ không tự tắm rửa được thường xuyên, thì đừng quở trách bố mẹ và đừng nên cho đó là điều xấu hổ.
Con hãy nhớ... lúc con còn nhỏ, bố mẹ đã phải viện cớ bao lần để vỗ về con trước khi tắm.
Khi con thấy sự ít hiểu biết của bố mẹ trong đời sống văn minh hiện đại ngày hôm nay, đừng thất vọng mà hãy để bố mẹ thời gian để tìm hiểu.
Bố mẹ đã dạy dỗ con bao điều... từ cái ăn, cái mặc cho đến bản thân và phải biết đương đầu với bao thử thách trong cuộc sống.
Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu cho bố mẹ.
Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu cho bố mẹ.
Nếu như bố mẹ có đãng trí hay không nhớ hết những gì con nói... hãy để bố mẹ đôi chút thời gian để suy ngẫm lại và nhỡ như bố mẹ không tài nào nhớ nổi, đừng vì thế mà con bực mình mà tức giận... vì điều quan trọng nhất đối với bố mẹ là được nhìn con, đưọc gần bên con và được nghe con nói, thế thôi!
Nếu như bố mẹ không muốn ăn, đừng ép bố mẹ!... vì bố mẹ biết khi nào bố mẹ đói hay không.
Khi đôi chân của bố mẹ không còn đứng vững như xưa nữa... hãy giúp bố mẹ, nắm lấy tay bố mẹ như thể ngày nào bố mẹ đã tập tềnh con trẻ những bước đi đầu đời.
Và một ngày như một ngày sẽ đến, bố mẹ sẽ nói với con rằng... bố mẹ không muốn sống, bố mẹ muốn từ biệt ra đi.
Con đừng oán giận và buồn khổ... vì con sẽ hiểu và thông cảm cho bố mẹ khi thời gian sẽ tới với con.

Hãy cố hiểu và chấp nhận, đến khi về già, sống mà không còn hữu ích cho xã hội mà chỉ là gánh nặng cho gia đình!... và sống chỉ là vỏn vẹn hai chữ "sinh tồn".
Một ngày con lớn khôn, con sẽ hiểu rằng, với bao sai lầm ai chẳng vướng phải, bố mẹ vẫn bỏ công xây dựng cho con một con đường đi đầy an lành.
Con đừng nên cảm thấy xót xa buồn đau, đừng cho rằng con bất lực trước sự già nua của bố mẹ.
Con chỉ cần hiện diện bên bố mẹ để chia sẻ những gì bố mẹ đang sống và cảm thông cho bố mẹ, như bố mẹ đã làm cho con tự khi lúc con chào đời.
Hãy giúp bố mẹ trong từng bước đi vào chiều...
Hãy giúp bố mẹ trong phút sống còn lại trong yêu thương và nhẫn nại...
Cách duy nhất còn lại mà bố mẹ muốn cảm ơn con là nụ cười và cả tình thương để lại trong con.
Thương con thật nhiều...
Bố mẹ...
Theo Pierre Antoine
(Việt kiều Pháp)

7/2/11

"Cách làm giàu khôn ngoan nhất là làm theo người giàu"

Theo VTC

"Làm việc chăm chỉ không bao giờ có thể giàu có, làm việc khôn ngoan mới nhanh giàu. Và cách làm giàu khôn ngoan nhất là làm theo người giàu", ông Ngô Quang Hùng - giám đốc Công ty tài chính 115, người rất thành công trong kinh doanh tài chính và BĐS, chia sẻ bí quyết với những ai muốn nhanh chóng trở thành triệu phú.
“Trước đây, tôi sống trong gia đình chưa bao giờ có được một bộ quần áo mới. Khi đi học, tôi phải viết bằng bút chì rồi tẩy đi nháp lại. Tận đến lúc lập gia đình và sinh được 2 đứa con, đứa đầu tiên tôi còn không có tiền mua đồ chơi cho cháu. Năm 2000, cháu thứ 2 không may bị mắc bệnh tim bẩm sinh, không có điều kiện để đưa cháu sang Singapore hoặc sang Mỹ - những nơi có điều kiện để mổ tim cho trẻ sơ sinh, vợ chồng tôi đã phải ký vào bản cam kết với bác sĩ Việt Nam về việc không đảm bảo cứu được tính mạng con khi phẫu thuật tại Việt Nam. Khi đó, tôi đã tìm ra được động lực, động cơ phải trở nên giàu có để bảo vệ những người yêu thương của mình", ông Hùng bắt đầu câu chuyện làm giàu của mình bằng những kí ức gian truân.

Có được động cơ cũng là lúc ông Hùng nhận ra rằng: Làm việc chăm chỉ không bao giờ có thể giàu có, làm việc khôn ngoan mới nhanh giàu. “Và cách làm giàu khôn ngoan nhất là làm theo người giàu nhất, người giàu làm gì, mình làm theo như vậy",  ông Hùng thẳng thắn.

Nói là như thế nhưng những ngày đầu tiên học làm giàu của ông không dễ dàng, suôn sẻ. Sau thời gian đắn đo, suy nghĩ, ông quyết định bỏ việc để tìm hiểu “người giàu là ai” và “họ làm gì?”.


351096316_ok_1
Ông Ngô Quang Hùng nhắn nhủ với những ai nuôi trí làm giàu: "Muốn bay như đại bàng thì không nên chơi với bầy gà, muốn thành công phải chơi và học hỏi với người thành công". (Ảnh: Phương Hạ)

Ông nghĩ rằng: Những người giàu sẽ có mặt nhiều nhất ở nơi tập trung nhiều tiền vì vậy suốt cả tuần ông lang thang khắp các ngân hàng theo dõi xem họ làm gì. Ông không khỏi ngạc nhiên khi phát hiện ra một nghịch lý: Những người đi bộ, đi xe đạp thì tới gửi tiền còn những người đi ô tô lại đến ngân hàng để vay tiền. Ông băn khoăn: Tại sao người nghèo đi gửi còn người giàu lại đi vay, để rồi tìm ra câu trả lời: Hóa ra, người giàu đi vay để mua BĐS, để thanh toán tiền vật tư…

Qua quan sát, ông tiếp tục nhận thấy: Cả người vay và người gửi đều không vui. Người vay thì phàn nàn vì thủ tục vay rườm rà, thời gian rất chậm, vốn được vay không được như họ mong muốn. Người đến gửi cũng buồn vì họ muốn lãi suất nhiều hơn, vì lãi suất hiện tại không cao như họ kỳ vọng. Chính vì thế, ông nảy ra ý tưởng thành lập Công ty tài chính 115 với 2 mục tiêu giúp người dân gửi tiền an toàn và lãi suất tốt hơn, cho người vay tiền được nhiều hơn và nhanh hơn.


Để có được sự giàu có, ông Hùng luôn quan niệm: “Số tiền nằm trong túi bạn không quan trọng bằng những gì nằm trong trái tim bạn”. Với ông, tiền đến từ người khác và để mở được chiếc ví ấy “trước hết phải mở được trái tim của họ, rồi đến mở bộ não, cuối cùng ví tiền sẽ tự mở ra”.

Theo ông Hùng: Muốn giàu có phải cho đi một cách điên cuồng để đổi về lợi nhuận không thể tin nổi. Ông đã từng khuyên nhủ những nhà kinh doang rằng: "Muốn marketing tốt bắt buộc phải sáng tạo. Sáng tạo chỉ đến khi bạn không chịu lùi bước và lúc nào cũng trăn trở về cái điều mình muốn đạt được. Cho đi điên cuồng là một trong những công cụ marketing tuyệt vời nhất".


784308339_ok3
"Hãy theo chân người giàu nếu muốn làm giàu nhanh chóng". (Ảnh chụp ông Hùng cùng Robert Kiyosaki - tác giả cuốn sách nổi tiếng "Dạy con làm giàu" - Ảnh tư liệu)

Ông kể: “Khi gặp một người bạn muốn mở tiệm rửa xe máy trên địa bàn Hà Nội với số vốn ít ỏi, tôi cho anh ấy lời khuyên. Ngay ngày hôm sau, anh treo một cái biển quảng cáo: “Rửa 300 chiếc xe miễn phí đầu tiên”. Sau đó không lâu, mỗi tháng anh thu về 50 triệu đồng. Còn một người bán kem đã loan tin: “Thứ 7 sẽ tặng kem miễn phí cho mọi người” và ngày thứ 7 ấy đông vô cùng, từ đó, như một thói quen, lần sau họ lại đến tiếp”.

Ngoài ra, để kiếm tiền không đủ, người giàu nhất là những người biết cách quản lý đồng tiền của mình. Nhà triệu phú này nhấn mạnh: “Quản lý tiền thì bạn mới có tiền để quản lý. Tất cả những người giàu nhất luôn làm việc chăm chỉ tới cần mẫn và họ sống thấp dưới mức sống mà lẽ ra họ đáng được hưởng, dùng tiền để mua tài sản và trở nên giàu có thêm. Và tài sản mà ông nói ở đây đó là kiến thức và thông tin.

Đối với một nhà kinh doanh, thông tin luôn đóng vai trò rất quan trọng. Ông Hùng cho rằng: Nguyên nhân của sự thất bại là do khâu chuẩn bị, "chúng ta thất bại không phải chúng ta không biết chiến đấu mà vì chúng ta không biết cách chuẩn bị mà thôi!”. Từ đó, theo ông Hùng, để chiến đấu thành công, bạn phải có 2 thứ: Đầu tiên là vũ khí, nó cũng giống như muốn kinh doanh thì phải có vốn, phải có nền tảng vật chất để tạo ra cơ hội và sự thành công. Thứ hai là phải có một nhà đào tạo, một huấn luyện viên giỏi để hướng dẫn cho bạn những kinh nghiệm, đường đi nước bước, cung cấp các thông tin tốt để đầu tư và kinh doanh có hiệu quả.

Trước đây, nhiều bạn trẻ yêu quý và cảm phục nhà tài chính tài ba này bắt đầu từ câu nói “bất hủ”: “Muốn bay như đại bàng thì không nên chơi với bầy gà, muốn thành công phải chơi và học hỏi với người thành công” và phương pháp làm giàu “bất hủ”: “Tìm ra 6 người giàu nhất, giỏi nhất, mỗi ngày gọi điện cho 1 người. Mỗi tuần gặp 1 người giỏi nhất. Một ngày nào đó tài sản của bạn sẽ bằng 6 người cộng lại chia cho 6”.


7 nguyên tắc sống của người giàu


Những nguyên tắc sống của người giàu mà ông Ngô Quang Hùng nêu ra dưới đây có thể là "cẩm nang" cho những ai khao khát làm giàu:

1. Rõ ràng. Biết mình muốn gì? Mục tiêu trong từng giai đoạn là gì?

2. Tập trung: Khi đã có mục tiêu phải toàn tâm toàn ý. Khi tập trung cao độ sẽ lóe lên những ý tưởng táo bạo.


3. Ra quyết định: không phải mọi quyết định đều đúng nhưng thời gian sẽ chứng minh cho bạn thấy đa số quyết định là đúng.

4. Làm việc chuyên nghiệp: Việc ra một đồng, cũng phải làm chuyên nghiệp.


5. Lời nói đi đôi với việc làm: Nói những điều mình làm và làm những gì mình nói.

6. Tập-Tập-Tập
Trước khi bắt tay vào làm bất cứ việc gì, đặc biệt là kinh doanh, các bạn đều phải tập. Sau lần tập thứ nhất, bạn sẽ mắc lỗi. Sau lần tập thứ 2 mắc lỗi ít hơn. Sau lần tập thứ 3, bạn mới có thể thành công. Kinh doanh ảo về bất động sản theo quy tắc 100-10-3-1 là minh chứng hùng hồn nhất cho điều này. Thành công là sự nở hoa trong nhọc nhằn.

7. Khi thất bại, hãy tự an ủi mình bằng cách đưa ra 4 điều tự vấn:
+ Mình đã học được điều gì tuyệt vời từ sự việc này?
+ Số tiền mình mất là một phần hay là tất cả tài sản của mình?
+ Mình chỉ mất tiền chứ không mất sinh mạng
+ Kẻ lấy trộm là nó chứ không phải là mình

17/1/11

Đại gia chi gần chục triệu ăn sáng

 
Đại gia chi gần chục triệu ăn sáng
Một bát phở có giá 750.000 đồng

Thứ Hai, ngày 17/01/2011, 07:20
(Tin tuc 24h) -
Có những người thường xuyên ăn một bát phở có giá 750.000 đồng mỗi sáng sớm, đến cuối tuần lại dẫn cả gia đình đi ăn cùng. Ước tính số tiền chi cho một bữa sáng như vậy cũng hết gần chục triệu đồng/1 tháng.


Thực phẩm “bẩn” len lỏi vào từng ngõ ngách, đe dọa sức khỏe, sinh mạng của người tiêu dùng. Trước thực trạng “đụng đâu cũng thấy chất độc”, một bộ phận những người có điều kiện kinh tế khá giả đã chịu chi những khoản tiền không nhỏ để ăn uống ở các nhà hàng sang trọng nhằm đổi lấy sự an toàn. Có những người thường xuyên ăn một bát phở có giá 750.000 đồng mỗi sáng sớm, đến cuối tuần lại dẫn cả gia đình đi ăn cùng. Ước tính số tiền chi cho một bữa sáng như vậy cũng hết gần chục triệu đồng.

Ăn một bát phở giá 750.000 đồng
Kể từ nửa năm trở lại đây, anh Thắng – chủ một công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản tại Hà Nội – thường đến ăn món phở khá nổi tiếng tại nhà hàng của một khách sạn trên đường Láng Hạ.
Loại phở này có 6 loại khác nhau với nhiều mức giá khác và chênh nhau tương đối lớn, gồm: Phở bò Kobe gyu ‘5’ giá 750.000 đồng/bát; phở bò Kobe ‘M’ giá 500.000 đồng/bát. “Bình dân” hơn là phở bò Wagyu Úc giá 220.000 đồng/bát. “Bình dân” hơn nữa là phở bò Mỹ giá 125.000 đồng/bát. 2 loại có giá thấp nhất là phở bò Úc ‘S’ giá 85.000 đồng/bát và phở nạm bò Mỹ giá 70.000 đồng/bát.
Tổng Giám đốc kiêm chủ nhà hàng này cho biết, loại phở giá 500.000 đồng/bát và 750.000 đồng/bát xuất hiện khoảng hơn 1 năm trở lại đây. Đặc điểm của loại thịt bò dùng cho loại phở này là khi cho vào miệng, miếng thịt sẽ tan nhanh, rất mềm, rất giòn, đậm đà và giàu dinh dưỡng. Thay vì nhà hàng nhúng thịt bò trước, khi ăn bát phở này, khách hàng sẽ tự tay nhúng lấy.
Đại gia chi gần chục triệu ăn sáng, Tin tức trong ngày, dai gia, an pho, an sang, ve sinh an toan thuc pham, ung thu, tin tuc 24h
Thay vì nhúng từ trước, khách hàng sẽ tự tay nhúng trực tiếp thịt bào để mọi chất bổ dưỡng đều đi vào bát phở. Giá cao nhất cho một bát phở này là 750.000 đồng
Hiện nay, số thực khách lựa chọn loại phở đắt nhất này xuất hiện ngày càng nhiều (chính ông chủ nhà hàng này cũng không ngờ món này lại hút khách đến vậy). Song, sự lựa chọn phổ biến nhất vẫn là phở bò Mỹ giá 125.000 đồng/bát và phở bò Wagyu Úc giá 220.000 đồng/bát. Điểm đáng chú ý là trong số những thực khách sử dụng các món phở trên, có nhiều người vì nhu cầu cá nhân chứ không vì phải tiếp khách hay phải chiêu đãi đối tác, vv..

Nhiều người nghe mức giá dành cho một bát phở như trên tỏ ra khá giật mình. Có người còn hóm hỉnh “quy đổi” 1 bát phở bò Kobe gyu ‘5” giá 750.000 đồng ra thành tiền dùng để đi nhậu thì thấy: Khoản tiền 750.000 đồng có thể thoải mái cho một bữa nhậu 4 người với rượu và nhiều món ăn đa dạng!

Nhưng những người như anh Thắng lại không nghĩ vậy. Anh Thắng cho rằng, với tình hình vệ sinh thực phẩm gần như bị thả nổi hiện nay, nếu ăn uống ở những nhà hàng nhỏ lẻ, quán ăn ven đường, … không có hệ thống kiểm tra chất lượng và phát hiện độc chất thì anh không yên tâm.

Anh Thắng bày tỏ: “Tôi không nghĩ tôi đến đây vì thích chơi sang. Đơn giản là vì tôi có thể trả 750.000 đồng cho 1 bát phở mà tôi nghĩ là ngon, an toàn và tôi cảm thấy an tâm, thoải mái vì điều đó”.
Trung bình mỗi tuần anh Thắng đến nhà hàng này ăn phở 2-3 lần. Vào cuối tuần rảnh rỗi hoặc muốn xả stress, anh cũng thường đưa cả vợ, 2 con và ông bà nội ngoại đến ăn cùng, mỗi người có thể chọn loại phở theo sở thích riêng của mình.

“Tôi thấy kinh tế Việt Nam hiện nay phát triển mạnh và sản sinh ra một tầng lớp giàu có, tiền với họ không phải là vấn đề quá quan trọng. Là chủ nhà hàng này, thời gian gần đây tôi thường xuyên tiếp những gia đình 3 thế hệ đến ăn phở vào mỗi sáng cuối tuần. Cả tiền đồ uống, café, hóa đơn thanh toán cho mỗi lần ăn sáng cũng có thể là gần chục triệu đồng”, chủ nhà hàng cho biết.

Thậm chí, có những vị khách thân quen ăn thường xuyên ở đây đã trên 2 năm, ngày nào nhà hàng cũng phải giữ một chỗ đặc biệt cho vị khách này. Toàn nhà hàng có khoảng 150 chỗ ngồi, nhưng vào giờ cao điểm (7-9h sáng) đều hết sạch chỗ ngồi. Đến ngày cuối tuần, theo lời ông chủ, thì nhiều khách muốn vào ăn còn phải lái xe ô tô chạy nhiều vòng bên ngoài để tìm chỗ đậu xe vì sân nhà hàng đã chật kín xế hộp.

Càng giàu càng ăn sạch
Không chỉ ăn sáng, nhiều người giàu ở Hà Nội chọn ăn trưa hoặc ăn tối cũng ở những nơi sang trọng, đắt đỏ để đạt được cảm giác an tâm.
Bà Thùy Anh, phụ trách truyền thông của khách sạn M. cho biết, khách sạn có đặc thù là thường phục vụ ăn cho khách nước ngoài, khách tham gia hội nghị hội thảo nên đối tượng đến ăn vì nhu cầu cá nhân trước đây xuất hiện không thường xuyên. Nhưng hiện nay thì tình hình đã đổi khác.
“Dù không có một thống kê nào về việc có bao nhiêu người đến đây ăn vì nhu cầu ăn uống cá nhân thông thường nhưng đối tượng cá nhân, hộ gia đình đến đây ăn xuất hiện ngày càng nhiều”, bà Thùy Anh nói.
Để đáp ứng được xu hướng này của khách hàng, khách sạn M. đã đưa ra ngày càng nhiều món ăn thuần Việt hơn và đưa ra một số “gói” sản phẩm cho khách hàng lựa chọn.
“Cuối tuần chúng tôi có gói ăn sáng kèm ăn trưa cùng, kéo dài từ 9h sáng đến 2h chiều. Giá cho mỗi suất ăn của người lớn là 620.000 đồng, chưa để đồ uống và 10% VAT cùng các chi phí khác. Trên thực tế, rất nhiều người lựa chọn những suất ăn như thế này, số gia đình đi đến 6-7 người vào cuối tuần rất phổ biến và họ đến khá thường xuyên”, bà Thùy Anh nói.

Còn tại chuỗi nhà hàng “bình dân” hơn, một giám đốc Marketing cũng cho biết, lượng khách gia đình đến ăn tại đây cũng chiếm đến khoảng 40%. Những đối tượng đi ăn nhỏ lẻ đến rất thường xuyên.
Các nhà hàng này còn đưa ra những thực đơn có lợi cho sức khỏe với những món ăn nhiều rau để khách hàng lựa chọn, bởi, hiện nay người có điều kiện kinh tế tốt thực sự không tiếc tiền để được sử dụng những gì có lợi nhất cho sức khỏe.

1/3 bệnh nhân ung thư có nguyên nhân liên quan đến cách ăn uống
Thống kê mới nhất của Bộ Y tế cho thấy: Tỷ lệ mắc ung thư (tỷ lệ chung cho tất cả các loại ung thư) ở nam giới Việt Nam năm 2010 là 181,3 người/100.000 người. Năm 2000, tỷ lệ này là 146,6 người/100.000 người.
Còn ở nữa giới, tỷ lệ này năm 2010 là 134,9 người/100.000 người. Trong khi đó, tỷ lệ ung thư năm 2000 ở nữ chỉ là 101,6 người/100.000 người.
Trả lời báo Tuổi Trẻ ngày 8/12/2010, bác sỹ Đặng Huy Quốc Thịnh, Phó Giám đốc bệnh viện Ung bướu TP HCM đã đưa ra một con số đáng lưu ý: “Số liệu nghiên cứu mới đây cho thấy 1/3 những người mắc bệnh ung thư là do có vấn đề trong ăn uống.
Nếu thức ăn hàng ngày nhiễm độc, ăn vào cơ thể, lâu ngày sẽ tích tụ gây bệnh. Hiện nay cũng có nhiều người ăn rau ít, chất béo nhiều, nhậu nhiều, trẻ em còn nhỏ nhưng cũng được đưa đi ăn ở các tiệm bán thức ăn nhanh – nơi có nhiều món ăn giàu chất béo, gây béo phì. Đó cũng là một yếu tố gây ung thư”.

Những đứa trẻ mưu sinh trong giá lạnh

Thứ Hai, ngày 17/01/2011, 15:30
 
Những đứa trẻ mưu sinh trong giá lạnh
Tranh thủ đánh giày kiếm tiền



(Tin tuc 24h) - Giữa cái lạnh cắt da, cắt thịt của mùa đông khắc nghiệt, trên phố thấp thoáng bước chân người vội vàng qua đường. Những đứa trẻ với đôi chân trần và chiếc áo mỏng manh vẫn ngày đêm lang thang giữa thành phố kiếm kế mưu sinh.

Hơn tuần qua, Nghệ An phải hứng chịu những đợt rét đậm, rét hại tăng cường tấn công. Người dân ra đường với nhiều lớp áo ấm mà vẫn cảm nhận được cái lạnh đến thấu xương. Đi dọc các tuyến đường trong TP Vinh, không hiếm cảnh những đứa trẻ lang thang tìm kế mưu sinh với đủ nghề, mong kiếm được chút tiền mua sách vở, quần áo cho một cái Tết yên ấm hơn.

Với đôi chân trần và manh áo mỏng khoác ngoài, đôi môi đã thâm đen vì lạnh, em Phạm Văn Thanh, 12 tuổi (quê ở xã Nghi Phong, Nghi Lộc, Nghệ An) lắp bắp: “Mấy hôm nay trời rất lạnh nhưng em vẫn phải đi đánh giày. Gia đình khó khăn nên em phải tự bươn chải cuộc sống. Nhiều hôm lạnh quá, tay chân tê buốt, em phải nghỉ tạm vào một góc hè nào đấy cho đỡ rồi lại tiếp tục công việc. Tham công tiếc việc nên em luôn phải tới trường với cái bụng đói vì không kịp ăn gì”.
Những đứa trẻ mưu sinh trong giá lạnh, Tin tức trong ngày, danh giay, te danh giay, tre lang thang, ret dam, tin tuc 24h
Nhìn dáng người nhỏ bé nhưng Hiếu đã có hơn 2 năm kinh nghiệm đánh giày giữa TP Vinh
Vất vả hơn Thanh là Hoàng, quê ở tận huyện Diễn Châu, được nghỉ học là Hoàng xin phép bố mẹ vào thành phố Vinh đánh giày. “Em chỉ tranh thủ được hai ngày cuối tuần để kiếm tiền thôi. May mắn vào những ngày nắng ấm, khách hàng nhiều thì em cũng kiếm được 50.000/ngày. Nhưng mấy hôm nay trời lạnh, người dân rất ít ra đường, làm chăm chỉ cả ngày nhưng em cũng chẳng kiếm được là bao”, Hoàng vừa xuýt xoa vừa nói.
Như hiểu được suy nghĩ của chúng tôi định hỏi, Hoàng phân trần: “Mặc thế này cũng lạnh lắm anh ạ, nhưng đi nhiều nên em cũng quen dần với thời tiết. Em chỉ thương mẹ và các em nhỏ ở nhà không một manh áo mùa đông để mặc mà vẫn vật lộn ngoài đồng với con tôm, mớ cá đi chợ".
Các em mưu sinh bằng nghề đánh giày chủ yếu ở độ tuổi từ 10 - 15 tuổi. Từ nhỏ, các em đã phải lăn lộn với miếng cơm, manh áo hàng ngày, số ít các em may mắn là còn đi học. Với các em, đánh giày là cái “cần câu cơm” nuôi sống bản thân và gia đình.

Vóc dáng nhỏ bé, xương xương giống cậu học sinh tiểu học, ít ai nghĩ Phan Văn Hiếu năm nay đã 13 tuổi. Kinh nghiệm hơn 2 năm đánh giày, lăn lộn trên các nẻo đường của thành phố Vinh, giúp Hiếu chịu đựng tốt với mọi thời tiết khắc nghiệt.
Hiếu tâm sự: “Em quen với những thời tiết như thế này rồi. Nhớ lại mùa đông năm 2008, lúc ấy em mới bắt đầu đi theo các anh học nghề đánh giày. Năm ấy lạnh lắm, em đi được hai ngày thì phải nhập viện vì bị viêm đường hô hấp nặng. Nhưng vì cuộc sống gia đình em còn nghèo và đói nên em tiếp tục phải theo nghề này ”.
Dễ mắc bệnh...

Thời tiết ngày một rét đậm, rét hại, không khí ngoài đường có lúc xuống dưới 12 độ C, khiến nhiều em tay chân cứng lại, miệng run run không nói thành lời, mặt tái mét đi vì lạnh. Ngoài công việc đánh giày, các em còn tranh thủ làm thêm các công việc khác như bốc vác, nhặt rác,… ai thuê gì các em cũng làm, không kể công việc nặng hay nhẹ chỉ với mong muốn kiếm thêm được chút tiền đem về cho gia đình.
Những đứa trẻ mưu sinh trong giá lạnh, Tin tức trong ngày, danh giay, te danh giay, tre lang thang, ret dam, tin tuc 24h
Giữa trời lạnh nhưng Thanh vẫn đi chân trần, môi em thâm đen vì lạnh, tranh thủ đánh giày kiếm tiền
Mặt tái nhợt đi vì lạnh nhưng đôi bàn tay nhỏ nhắn của Lê vẫn thoăn thoắt đưa cái móc bới tung đống rác để mong kiếm được chút phế liệu bán kiếm tiền phụ thêm vào tiền học. Lê vừa làm vừa nói: “Muốn có áo mới trong dịp tết sắp tới nên em phải dậy từ rất sớm để đi làm. Mấy hôm ni trời lạnh, lại có mưa nên kiếm được ít lắm, em rất lo lắng. Vì vậy, em hạ quyết tâm phải dậy sớm hơn một chút và làm về muộn hơn các bạn thì may ra mới kiếm đủ tiền mua áo mới đón tết anh ạ."
Trao đổi với chúng tôi, Bác sĩ Phạm Văn Diệu - PGĐ bệnh viện Nhi Nghệ An cho biết: “Vấn đề trẻ em ra đường mặc không đủ ấm khi gặp thời tiết rét đậm, rét hại sẽ dẫn đến nhiều chứng bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy… nguy hiểm hơn là các bệnh về máu, nhịp tim… Vì vậy, chúng tôi khuyên mọi người hãy mặc đủ ấm trước khi ra đường, đảm bảo chế độ ăn uống tốt và hạn chế đi ra đường”.
Dưới cái lạnh tê buốt, những trẻ em lang thang đường phố vẫn ngày đêm lặn lội tìm kế sinh nhai. Vì miếng cơm manh áo, vì những mơ ước giản dị trên ghế nhà trường mà các em đã quên đi cái lạnh đến cắt da, cắt thịt của mùa đông, băng qua giá rét để kiếm tiền nuôi sống bản thân, gia đình, học hành. Cuộc sống các em đang còn đầy rẫy những khó khăn, vất vả nhưng trên khuôn mặt các em luôn nở những nụ cười hạnh phúc mỗi khi có khách gật đầu đồng ý đánh giày.
24H.COM.VN (Theo Dân trí )

9/1/11

Thói quen xấu khiến trẻ thừa cân



Chế độ ăn không phù hợp khiến trẻ thừa cân
Thừa cân, béo phì thực sự là nỗi ám ảnh với nhiều người, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên vì các em đang trong giai đoạn phát triển tâm lý và thể chất.

Nguồn: 
Gia đình
Ở lứa tuổi này, có nhiều yếu tố có thể dẫn đến béo phì, thừa cân bao gồm cả lối sống không lành mạnh, những thói quen xấu, bệnh tật, chế độ ăn không phù hợp...
Theo các chuyên gia, một số nguyên nhân trực tiếp và phổ biến nhất gây ra bệnh béo phì ở thanh thiếu niên được liệt kê sau đây:
Uống nhiều nước ngọt
Sau giờ học, tập thể dục hay giải lao, các em thường vào căng-tin để mua nước giải khát uống. Các loại nước này có thể giúp các em giải khát ngay lập tức nhưng về lâu dài lại tác động xấu đến sức khỏe vì tích tụ một lượng lớn calo. Hơn nữa, những thức uống có ga, có đường, si-rô cũng chứa hàm lượng đường fructose cao.
Tốt nhất nên chọn nước suối tinh khiết thay vì nước ngọt. Loại nước này không chỉ vừa rẻ mà còn tốt cho sức khỏe của thanh thiếu niên.
Xem tivi trong khi ăn
Theo các nhà khoa học, xem phim và nghe nhạc trong khi ăn có thể gây đau bụng, đau dạ dày. Ngoài ra, đau dạ dày cũng là nguyên nhân gây thừa cân ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là thanh thiếu niên.
Bỏ bữa sáng
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng, cung cấp đầy đủ năng lượng cho hoạt động trong ngày. Tuy nhiên, nhiều cô gái tuổi "teen" lại thường bỏ bữa sáng vì nghĩ rằng có thể giảm được trọng lượng. Thực tế, nếu bỏ qua bữa ăn sáng, chắc chắn bạn sẽ trở nên mệt mỏi vì bộ não và cơ thể thiếu "nhiên liệu", đó là lý do tại sao bạn ăn nhiều hơn trong những bữa ăn tiếp theo của ngày. Hậu quả là tăng cân nhanh chóng.
Thiếu ngủ
Thiếu ngủ trong một thời gian dài có thể gây ra cả hai vấn đề cho tinh thần và thể chất của thanh thiếu niên. Nhất là vào các mùa thi cử, kiểm tra, các em thường ngủ ít hơn vì phải dành nhiều thời gian cho việc học tập.
Điều này cũng là nguyên nhân của các chứng đau đầu, trầm cảm, khó thở và đặc biệt là béo phì. Do đó, việc cần làm là sắp xếpthời khóa biểu phù hợp cho học tập và vui chơi, thư giãn, giải trí; không uống cà phê sau 4 giờ chiều và dành quá nhiều thời gian để xem tivi hay ngồi trước màn hình máy tính.