Hiển thị các bài đăng có nhãn TIN THẾ GIỚI. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TIN THẾ GIỚI. Hiển thị tất cả bài đăng

17/12/10

Nhân vật của năm: chọn "kết nối" thay vì "phơi bày"

Tác giả: MỸ HÒA (TỔNG HỢP)


Mark Zuckerberg thay vì Julian Assange
Chọn người đã kết nối hơn 500 triệu người với nhau, hay người phơi bày những bí mật chấn động và khiến các chính phủ phải một phen hoảng loạn? Cuối cùng Time đã lựa chọn "kết nối".

Facebook đạt tới hơn nửa tỷ người sử dụng, còn bộ phim dựng về cuộc đời chủ nhân của trang mạng xã hội này thì làm mưa làm gió và đang đứng ở "ngưỡng cửa" của giải Oscar... Năm 2010 có lẽ thực sự là năm ghi dấu ấn của vị CEO trẻ trung nổi tiếng - Mark Zuckerberg.
Tuy nhiên, việc Zuckerberg "soán ngôi" Julian Assange - cha đẻ Wikileaks - vào phút chót vẫn là một bất ngờ lớn. Một tuần trước đây, vị trí này dường như đã được dành cho Assange, người sáng lập WikiLeaks và đang gây chấn động cả thế giới bằng việc tiết lộ những bí mật quân sự, ngoại giao trọng yếu của Mỹ và nhiều nước khác.
Phải chăng việc Julian Assange là nhân vật còn gây quá nhiều tranh cãi, chưa kể những cáo buộc liên quan đến lạm dụng tình dục và cưỡng hiếp 2 phụ nữ, đã khiến ông "trượt" ở vòng chung kết.
Tạp chí PC World của Mỹ lý giải bất ngờ này từ góc độ: tình thế khiến Time phải cân nhắc: Chọn người đã kết nối hơn 500 triệu người với nhau, hay người phơi bày những bí mật chấn động và khiến các chính phủ phải một phen hoảng loạn. Và Time đã chọn giải pháp "thân thiện và an toàn".
Còn theo Time: "Facebook đã hòa nhập vào cơ cấu xã hội Mỹ, và không chỉ có người Mỹ, mà cả nhân loại: gần một nửa số người Mỹ có tài khoản Facebook, nhưng 70% người sử dụng Facebook sống bên ngoài nước Mỹ. Đó là một thực tế vững chắc trong đời sống xã hội trên toàn cầu. Chúng ta đã bước vào thời đại của Facebook, và Mark Zuckerberg là người đưa chúng ta đến đó".
Cây bút kỳ cựu Lev Grossman của Time thì viết: "Trong chưa đầy 7 năm, Zuckerberg đã liên kết 1/12 nhân loại vào một mạng đơn nhất, và bằng cách đó, tạo ra một thực thể xã hội gần như lớn gấp đôi nước Mỹ. Nếu Facebook là một đất nước, nó sẽ lớn thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Facebook ra đời như một trò vui, nhưng nó đã biến thành một cái gì đó thực tế, làm thay đổi cách con người quan hệ với nhau trên một quy mô rộng khắp".
Lướt Facebook giờ đây dường như đã trở thành một trong những sinh hoạt hàng ngày không thể thiếu, cũng như các hoạt động thở, ăn, uống, ngủ của hàng trăm triệu người trên trái đất. Facebook không chỉ mang đến cách mới để làm những điều cũ mà mang đến cách mới cho mọi việc.
Khi tâm lý công chúng thay đổi cũng kéo theo những thay đổi trong trải nghiệm của chúng ta về thế giới, đặc biệt là chuyển biến về chính trị.
Đối với nhiều người, chính trị thay đổi cũng đồng nghĩa với thay đổi trong các diễn tiến toàn cầu. Trong khi đó, với những người khác, sự thay đổi này tác động trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của họ.
WikiLeaks có thể thay đổi mọi thứ một cách liên tục, trang mạng này đưa ra cam kết sự minh bạch, cởi mở. Theo đó, WikiLeaks có thể thay đổi liên kết giữa các chính phủ, hay giữa chính phủ với công dân của họ.
Nếu đến cuối cùng, việc tiết lộ của WikiLeaks đồng nghĩa với công chúng được biết nhiều hơn, và bớt bị lừa dối hơn, thì Assange rõ ràng là người đã có công cải thiện thậm chí cứu sống nhiều người.
Trong khi đó, Facebook đã mang đến sự thay đổi về ý nghĩa và trải nghiệm mới trên nhiều phương diện đời sống.
Về điều này, Tổng biên tập Time nhận xét: "Ở khía cạnh nào đó, Zuckerberg và Assange có thể coi là hai mặt của một đồng xu. Trong khi Assange tìm cách tấn công các định chế lớn, các quan chức chính phủ thông qua sự minh bạch miễn cưỡng, thì Zuckerberg lại giúp người ta tự nguyện chia sẻ thông tin với những lập trường riêng".
Bản thân Facebook cũng sẽ phải trải qua những biến cố thăng trầm, nhưng những gì mà nó đem lại vẫn luôn là những phát hiện mới lạ về xã hội hậu công nghiệp.
Song cũng phải khẳng định một điều, có thể sẽ có những thay đổi khác xuất hiện, nhưng ảnh hưởng rộng rãi của Facebook vẫn không thể mất đi.
Với những so sánh đó, chúng ta có thể thấy Zuckerberg và Assange dường như là "kẻ tám lạng người nửa cân". Cả hai đều đã mang lại những bước ngoặt lớn lao ở tầm thế giới, tuy rằng theo cách thức khác nhau.
Nếu những gì WikiLeaks tạo ra là sự chấn động, tác động mạnh và ngay lập tức, thì Facebook lại là cái gì đó lan tỏa phi thường và mang một "quyền lực mềm" vững bền. Cuối cùng Time danh tiếng đã có sự lựa chọn của mình: Zuckerberg thay vì Assange. Nhưng đối với độc giả, câu hỏi vì sao lại vậy, và ai "xứng" hơn có lẽ sẽ lại là một cuộc tranh luận mới.
Mark Zuckerberg thay vì Julian Assange
Tạo ra những bước ngoặt trong thế giới của bước ngoặt
Là một CEO trong thế giới công nghệ và có mặt trong danh sách những tỷ phú giàu nhất, có thể nói Zuckerberg ở giữa đông đảo "quần hùng", những con người tạo nên bước ngoặt và là những cá tính không thể trộn lẫn. Trong "lãnh địa" của những con người này, không có sự dừng lại: thay đổi, chấp nhận mạo hiểm là phương tiện tồn tại.
Nhưng với những gì đã tạo ra, Zuckerberg vẫn là một gương mặt rất khác biệt: "Ở tuổi 26, Zuckerberg bằng tuổi Nữ hoàng Anh Elizabeth khi bà là gương mặt của năm 1952. Nhưng Zuckerberg không thừa hưởng một đế chế, cậu ấy tạo ra nó", tạp chí Time khẳng định. Có một điều thú vị là, trong năm nay, nữ hoàng Elizabeth cũng tạo một trang Facebook, tham gia "đế chế" của Zuckerberg.
Cùng nuôi khát vọng mạnh mẽ làm ra những điều khác thường, cũng bỏ học giữa chừng và vấp phải không ít khó khăn như một số tỷ phú danh tiếng, nhưng có vẻ như chặng đường thành công nhanh chóng của Zuckerberg từ một chàng sinh viên 19 tuổi là sự rút ngắn rất lớn so với những bậc "tiền bối" giỏi giang của anh.
Mark Zuckerberg là trường hợp hiếm hoi trong giới tỷ phú khi làm giàu nhờ công việc toàn thời gian đầu tiên của mình. Facebook là mạng xã hội do anh lập ra khi đang là sinh viên năm thứ hai của trường Đại học Harvard, và nó đã thành công rực rỡ cho đến tận bây giờ.
Tốc độ thành công của Zuckerberg hẳn cũng làm không ít bậc tiền bối phải nể. Thật vậy, ở Mỹ chưa có ai "phất" nhanh bằng Mark Zuckerberg. Anh chỉ mất có 6 năm để trở thành tỉ phú thứ 35 trên thế giới. Trong khi đó, Warren Buffett, nhà đầu tư huyền thoại của nước Mỹ, người từng đứng đầu danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2008 với khối tài sản lên đến 62 tỉ USD, mất đến 30 năm mới có 1 tỉ USD đầu tiên.
Từ 2 tỷ USD của năm 2009, đến tháng 9/2010, Zuckerberg đã có trong tay 6,9 tỷ USD. Hiện nay, Zuckerberg còn giàu hơn cả CEO của Apple, Steve Jobs.
Giờ đây cái tên Facbook và chủ nhân của nó đã trở thành đối thủ đáng gờm đối với ngay cả những "nhà khổng lồ" như Google, eBay... Không ngừng thể hiện tham vọng chinh phục cả những địa hạt mà đã có rất nhiều kẻ "bỏ mạng" vì đã mạo hiểm cạnh tranh, Facebook đã cho thấy "đứa trẻ" chưa đầy 7 tuổi này làm được những gì.
Mới đây, Mark Zuckerberg đã có những phát ngôn có tính thách thức các dịch vụ của Google, khi công bố dịch vụ thư điện tử của riêng mình.


Mark Zuckerberg cho rằng cách thức con người trao đổi thư điện tử ngày này là quá chậm chạp và cứng nhắc. Vì thế, với sự ra đời của dịch vụ Fmail mới, theo nhà sáng lập Facebook, hơn 500 triệu thành viên của mạng xã hội này sẽ có thể sử dụng dịch vụ thư điện tử mới.


"Chúng tôi không nghĩ rằng hệ thống thư tín tương lai sẽ giống như thư điện tử hiện nay và mong muốn mọi người đều có khả năng giao tiếp bằng phương tiện họ thích: thư điện tử, văn bản hoặc tin nhắn Facebook", Zuckerberg phát biểu với báo chí tại San Francisco. Thư điện tử và những lời phát biểu dự đoán thay đổi có tính "cách mạng" của thư điện tử khiến dư luận đặt biệt hiệu cho dịch vụ email mới của Facebook là "Gmail Killer" (Sát thủ của Gmail).


Không những vậy, theo tờ Businessweek, trong thế giới internet, Facebook hiện là hãng dịch vụ lớn thứ 3 tại Mỹ về giá trị, với khoảng 41 tỷ USD. Mỗi cổ phiếu của Facebook trên thị trường thứ cấp hiện có giá khoảng 16 USD.


Kết quả được tính trên giá trị cổ phiếu hiện tại của doanh nghiệp cho thấy, Facebook đã chính thức vượt qua đối thủ nặng ký là trang đấu giá trực tuyến Ebay (39,3 tỷ USD) được niêm yết trên sàn Nasdaq.


Như vậy, trong số các công ty web của Mỹ, hiện Facebook chỉ đứng sau Amazon với 74,4 tỷ USD và Google là 192,9 tỷ USD.


Không dừng chân ở thế giới mạng, Mark Zuckerberg còn đặt tham vọng sẽ thống lĩnh trên điện thoại di động giống như đã làm được với mạng xã hội. Mới đây, Facebook đã giới thiệu những kế hoạch vươn cánh tay sang lãnh địa di động.
Facebook cho biết, các doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm của mình thông qua điện thoại di động, trực tiếp đến người tiêu dùng. Hãng cũng tiết lộ kế hoạch đăng nhập một lần cho phép người dùng truy cập vào các ứng dụng khác trên điện thoại và sử dụng mật khẩu song song với Facebook.
Như nhiều người thường nói, tương lai còn ở phía trước, và với một chàng tỷ phú mới 26 tuổi, thì tương lai đó quả thật là rất dài và rộng mở, còn rất nhiều đỉnh cao chờ Zuckerberg chinh phục.
Làm từ thiện là không chờ đợi
"Người ta hay đợi về già mới cho từ thiện. Tại sao phải đợi lâu như vậy. Có rất nhiều thứ có thể làm ngay từ bây giờ"- Mark Zuckerber tuyên bố như vậy khi quyết định gia nhập câu lạc bộ tỷ phú làm từ thiện.
Tỷ phú trẻ tuổi của Facebook cho biết anh sẽ cho từ thiện phần lớn tài sản cá nhân của mình. Mark Zuckerberg cho biết: "Trong bối cảnh ngày càng có nhiều người trẻ thành đạt trong kinh doanh, hiện đang có cơ hội lớn để chúng ta cho từ thiện khi còn trẻ, để theo dõi các cố gắng từ thiện này tiến triển ra sao".
Ở tuổi 26, Mark Zuckerberg đã được cả thế giới biết đến không chỉ với tư cách một trong những tỷ phú trẻ nhất, mà anh còn nổi tiếng bởi tấm lòng nhân ái. Đầu năm nay, Zuckerberg đã tặng số tiền 100 triệu USD, chia làm nhiều năm, cho hệ thống trường công Newark, New Jersey.
Nhiều người đánh giá, hành động đó là một biểu tượng đầy tính thuyết phục, khi một thanh niên 26 tuổi quyết định dành tặng tới 100 triệu đôla cho một trường học trong hạt mà anh ta ko có chút gắn bó, để chiến đấu, để đấu tranh vì nền giáo dục.
Còn bây giờ, chàng trai trẻ đang đứng ngang hàng với các cự phú lão làng của ngành truyền thông như Carl Icahn, 74 tuổi và Barry Diller, 68 tuổi, và những nhân vật có "máu mặt" khác trong "Giving Pledge" - tổ chức được sáng lập bởi hai nhà sáng lập nên Microsoft là Bill Gates và Warren Buffett, cũng được xem như nỗ lực muốn bắt những người giàu nhất nước Mỹ phải làm và đóng góp nhiều hơn nữa cho cộng đồng xung quanh họ.
Hội viên của "Giving Pledge" cần cam kết (tuy không hẳn là bắt buộc) đóng góp ít nhất một nửa gia sản của họ cho hoạt động từ thiện trong hoặc sau khi họ qua đời. Bằng việc giảm độ tuổi làm từ thiện xuống thấp, Zuckerberg cũng chính thức đặt ra một tiền lệ mới mang tính thử thách cho những triệu và tỷ phú trẻ phất lên nhờ công nghệ: khiến tầng lớp này phải nghĩ đến việc không chỉ làm thế nào để ngày một giàu thêm, mà còn là họ sẽ làm thế nào để dùng tài sản đó sao cho có ích với cộng đồng xung quanh.
Nói về hiện tượng này, Jason Franklin, một giáo sư tại đại học New York, kiêm chủ tịch của quỹ từ thiện phi lợi nhuận Border Giving, cho biết: "Những người ở độ tuổi trẻ làm từ thiện có xu hướng biết nhìn xa trông rộng. Nói một cách đơn giản, một người làm từ thiện khi về già vì ông ấy muốn con cháu mình có một thế giới mới tươi đẹp hơn, còn những người trẻ cho đi tài sản của họ để chính họ sẽ được hưởng một thế giới mới tươi đẹp hơn."
Nguồn Vietnamnet

6/12/10

WikiLeaks lên kế hoạch đối phó


Ông Julian Assange cảnh báo rằng nếu bất kỳ chính phủ nào tìm cách kiềm chế hoạt động của ông, một loạt tài liệu mới về những bí mật nhà nước và thương mại sẽ được công bố rộng rãi
>> Vòng phong toả WikiLeaks ngày càng chặt 
>> Chỉ một tuần, WikiLeaks đã biến đổi thế giới 
>> Mỹ bác tin định “thủ tiêu” trang mạng WikiLeaks


Ông Julian Assange, nhà sáng lập website WikiLeaks, đã phát tán trên internet những tập tin được mã hóa, bên trong có chứa nhiều tài liệu mật chưa kiểm duyệt, để những người ủng hộ tải về.
Theo báo Sunday Times (Anh) hôm 5-12, động thái nói trên là một phần của kế hoạch được ông Assange và những người ủng hộ lập ra khi họ đối mặt với nhiều mối đe dọa cả về pháp lý lẫn tính mạng.          
Ông Assange cho biết: “Chúng tôi lâu nay đã phân phối những bản sao được mã hóa của những tài liệu chưa được công bố. Tất cả những gì chúng tôi cần làm là cung cấp mật khẩu cho số tài liệu đó”.
Theo ông Assange, nếu bất kỳ chính phủ nào tìm cách kiềm chế hoạt động của ông, một loạt tài liệu mới về những bí mật nhà nước và thương mại có thể sẽ được công bố rộng rãi.
2112736464_16_chot
Ông Julian Assange cảnh báo sẽ có thêm nhiều tài liệu mật mới được công bố
 trong trường hợp những hoạt động của ông bị cản trở. Ảnh: AP


Ông Assange xác nhận đang nắm trong tay những tài liệu quân sự về nhà tù vịnh Guantanamo, đoạn video quay một vụ không kích của Mỹ giết chết thường dân ở  Afghanistan, những tài liệu về Tập đoàn Dầu khí BP (Anh) và Bank of America (Mỹ).
Một trong những tập tin nói trên – gọi là insurance.aes256 - đã xuất hiện từ tháng 7 và được hàng chục ngàn người ủng hộ tải về từ website WikiLeaks. Các chuyên gia cho biết tập tin này được mã hóa rất tinh vi và hầu như không thể giải mã được.
Bộ Quốc phòng Mỹ nói họ biết về sự tồn tại của tập tin “bảo hiểm” nói trên nhưng chưa thể biết được nội dung bên trong. Tập tin này có dung lượng đến 1,4 GB, đủ lớn để chứa toàn bộ tập tin được WikiLeaks công bố trong năm nay và những dữ liệu bổ sung.
Trong một diễn biến liên quan, nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ website Switch (Thụy Sĩ) tuyên bố không có lý do gì để ngưng cung cấp dịch vụ đối với WikiLeaks bất chấp những lời kêu gọi của Mỹ và Pháp.
WikiLeaks hôm 3-12 buộc phải chuyển sang sử dụng tên miền wikileaks.ch mà Switch cung cấp sau khi tên miền cũ wikileaks.org bị Công ty EveryDNS.net (Mỹ) thu hồi trước những sức ép chính trị trong nước.
Dù vậy, Đảng Swiss Pirate, một đảng ủng hộ WikiLeaks ở Thụy Sĩ, hôm 5-12 cho hãng tin AP biết máy chủ chính của website ở Pháp đã ngưng hoạt động mà không rõ lý do. 
Tại Úc, Ngoại trưởng Kevin Rudd nói cảnh sát đang điều tra ông  Assange, người sinh trưởng ở nước này, để xác định xem liệu ông có vi phạm điều luật nào hay không. Theo ông Rudd, ông Assange chắc chắn sẽ bị truy tố công khai ở Úc nếu phạm pháp.
Theo Người lao động.

Nước cờ khó cho CEO của Fiat

Thứ hai, 06/12/2010 - 10:30 AM
CEO Sergio Marchionne của Fiat và Chrysler
Đó là quyết định có bán Alfa Romeo cho tập đoàn Volkswagen của Đức hay không, khi thương hiệu này khá danh tiếng nhưng lại trường kỳ thua lỗ trong suốt nhiều năm qua.
Sự tự tin của Sergio Marchionne đã giúp ông giải quyết được nhiều vấn đề mà không nhiều các lãnh đạo khác của ngành ô tô có thể làm được, nhưng không phải quyết định nào cũng dễ dàng với ông.

Hồi tháng 9, chủ tịch Volkswagen, ông Ferdinand Piech đã thẳng thừng tuyên bố muốn mua thương hiệu Alfa Romeo của Fiat.

Theo ông Piech, Volkswagen - và chỉ có Volkswagen - mới có thể đưa thương hiệu thua lỗ trường kỳ này của Fiat đến chỗ làm ăn có lãi.

Ông Marchionne sau đó đã tuyên bố muốn giữ lại Alfa Romeo. Nhưng theo nhiều nguồn tin, Fiat và Volkswagen đã ngồi vào bàn đàm phán việc chuyển nhượng Alfa từ 4 tháng nay.

Nhưng ông Marchionne vẫn chưa quyết định được là có bán thương hiệu này hay không. Đó không chỉ là vấn đề giá cả. Ông đã yêu cầu cấp dưới lập hồ sơ đánh giá Fiat sẽ thế nào nếu không có Alfa.

Và kết quả mà cấp dưới của ông đưa ra là: Nếu bán Alfa Romeo, tập đoàn Fiat sẽ có vị trí tốt hơn trên thị trường trong 2 năm tới, khoảng thời gian được cho là khó khăn nhất trong kế hoạch cải tổ của Fiat.

Nhưng nếu Fiat có thể tồn tại mà không cần bán Alfa Romeo - và nếu họ có thể tái cơ cấu thương hiệu này thành công, thì Alfa Romeo sẽ có vai trò quan trọng trong sự hồi sinh của Fiat.

Bài toán nan giải

Cho đến nay, Alfa Romeo là thất bại lớn nhất của ông Marchionne. Thương hiệu này đã không có lợi nhuất trong 6 năm qua, và có thể là trong cả thập kỷ.

Doanh số tiêu thụ năm nay khó có khả năng vượt 120.000 xe, cách rất xa mục tiêu 300.000 xe mà Fiat đã đặt ra.

Hồi tháng 4 năm nay, ông Marchionne đã công bố kế hoạch đẩy doanh số của Alfa lên 500.000 xe vào năm 2014. Nhưng giới phân tích tỏ ra nghi ngờ.



“Có thể Alfa đạt được doanh số nửa triệu xe mỗi năm, nhưng chỉ là sau khi thương hiệu này được bán cho Volkswagen,” chuyên gia phân tích Arndt Ellinghorst của Credit Suisse nhận định vào tháng 6.

Dưới đây là 4 “cái được” của Fiat nếu bán Alfa Romeo:

-- Thu về từ 1,5 - 2 tỷ euro tiền mặt (2 - 2,6 tỷ USD). Fiat Auto sau khi “rũ bỏ” Alfa sẽ là doanh nghiệp về cơ bản không còn nợ nần;

-- Cắt giảm được ít nhất 1,5 tỷ euro (2 tỷ USD) chi phí phát triển sản phẩm, vì Fiat sẽ không phải ra mắt 5 mẫu xe Alfa Romeo mới từ năm 2012 đến 2014 như kế hoạch;

-- Tăng lợi nhuận của năm 2011 và 2012, vì không còn phải gánh lỗ của Alfa - dự kiến khoảng 200 triệu euro (262,3 triệu USD);

-- Đưa Dodge trở lại châu Âu như một thương hiệu xe thể thao, định vị trên thương hiệu Fiat.

Và 6 lý do Fiat nên giữ Alfa Romeo lại:

-- Nếu có thể tồn tại qua 3 năm tới, Fiat sẽ vươn lên vào năm 2014 với tỷ suất lợi nhuận cao hơn và gần như không còn nợ nần, theo Công ty chứng khoán Mediobanca;

-- Fiat có thể huy động 2 tỷ euro (2,62 tỷ USD) bằng việc bán các công ty Magneti Marelli, Comau và Teksid, sản xuất phụ tùng ô tô, máy công cụ và lốc máy. Sau đó, Fiat sẽ không phải bán Alfa nữa, và có thể tập trung hơn vào ngành chế tạo ô tô. Các nhà đầu tư sẽ thích như vậy hơn;

-- Một Alfa được cải tổ có thể đạt tỷ suất lợi nhuận khoảng 10%. Như vậy sẽ giúp Fiat đạt lợi nhuận 3,5 tỷ euro/năm (4,59 tỷ USD) như ông Marchionne đã hứa vào năm 2014;

-- Fiat có thể tiết kiệm chi phí bằng việc để Alfa Romeo và Chrysler dùng chung cơ sở gầm bệ, động cơ, hộp số… Ngoài ra, Alfa có thể đem về doanh số 500.000 xe/năm, giúp Fiat và Chrysler đạt lợi thế kinh tế trên quy mô. Khoảng 300.000 trong tổng số 500.000 xe mà Alfa dự kiến tiêu thụ được từ năm 2014 sẽ được phát triển trên cơ sở gầm bệ, động cơ, hộp số… chung với Chrysler;

-- Vì Alfa Romeo sẽ dùng chung kết cấu khung xe với Jeep, nên Fiat có thể sản xuất các xe này cùng nhau ở các thị trường có tốc độ tăng trưởng cao như Trung Quốc và Nga;

-- Không có Alfa Romeo, tập đoàn Fiat sẽ khó đạt được một sản lượng hợp lý và lợi nhuận kha khá với xe cỡ lớn và cỡ trung bình. Ngoài một vài mẫu siêu xe thương hiệu Ferrari, Fiat sẽ buộc phải bổ sung lợi nhuận từ các phân khúc lợi nhuận thấp như sẽ nhỏ và siêu nhỏ.

Bán hay không bán Alfa Romeo là một bài toán nan giải ngay cả với một người rất giỏi trong việc đưa ra quyết định như ông Marchionne.

Nếu ông tin rằng Fiat có thể cầm cự được qua hai năm tới, ông nên giữ Alfa Romeo lại. Nhưng nếu ông còn chút nghi ngờ, có lẽ đã đến lúc phải bán.

Theo Autoweek

Julian Assange - 'Người hùng' không chốn dung thân

Với những người ủng hộ thì sáng lập viên trang Wikileaks Julian Assange là người hùng của sự thật, còn với với những người chỉ trích, anh là kẻ chỉ thích làm rùm beng những thứ nhạy cảm khiến nhiều người gặp nguy.
>

Ảnh:
"Người hùng" bị truy đuổi Julian Assange. Ảnh: AP
Cuộc sống của Julian Assange đã thay đổi hoàn kể từ khi anh và các cộng sự cho ra đời trang Wikileaks năm 2006. Khi đó, người đàn ông Australia 39 tuổi này đã quyết định sử dụng kinh nghiệm trong những năm tháng làm hacker khét tiếng và chỉ số thông minh được bạn bè tán tụng để xây dựng trang Wikileaks, mà sau đó được mệnh danh là "quả bom sự thật".
Sự nổi tiếng của Wikileaks gắn liền với việc thu thập những thông tin bí mật với khối lượng lớn, lưu trữ chúng bằng công nghệ làm sao để chính phủ và các tổ chức khác không thể thu hồi, sau đó công bố trên phạm vi toàn cầu. Những đợt công bố thông tin gây chấn động của Wikileaks gồm 250.000 thư tín ngoại giao của Mỹ vừa qua cùng hơn 90.000 tài liệu mật của Mỹ về chiến tranh Afghanistan và 400.000 tài liệu tương tự về Iraq, đều diễn ra trong năm nay.

Tuổi trẻ "dữ dội"

Julian Assange sinh ra tại thành phố Townsville, bang Queensland, miền bắc Australia năm 1971 và có một tuổi thơ "dữ dội". Cha mẹ anh gặp nhau trong một lần đi biểu tình phản đối chiến tranh tại Việt Nam và có lẽ điều này đã góp phần khiến đứa con của họ mang trong mình một tinh thần "ưa nổi loạn". Sự bất ổn về cư trú bắt đầu đeo bám Assange ngay từ khi còn thơ với 37 lần phải đổi trường học, vì cha mẹ điều hành một nhà hát lưu động nay đây mai đó.
Những nguồn tin từ Australia cho rằng Assange đã bỏ nhà đi bụi từ năm 17 tuổi và có thời gian sống vất vưởng ở thành phố Melbourne. Dù yêu thích toán và vật lý, Internet mới là niềm đam mê đích thực của cậu thanh niên có bản lý lịch khác người này. Niềm đam mê đã dẫn dắt Assange trở thành một phần của thế giới ngầm trong làng máy tính khi ở độ tuổi mới lớn. Anh tìm cách học làm hacker để đột nhập vào tài khoản email của những người giàu có hoặc có ảnh hưởng, rồi khai thác bí mật của họ.
Duy trì lối sống ưa tự do nhưng Assange đã lên chức bố ngay từ năm mới 18 tuổi. Đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma, năm 1995, Assange đã suýt phải vào bóc lịch trong nhà tù vì 25 cáo buộc liên quan đến tội danh tấn công hệ thống máy tính. Cuối cùng Assange lĩnh án phạt vài nghìn đô la Australia và chỉ may mắn thoát cảnh ngồi tù với điều kiện không được tái phạm.

Qua thời 'nông nổi'

Sau lần vướng vào vòng lao lý, Assange quyết định đi theo một hướng khác có tính chất khá hàn lâm, khi làm việc suốt 3 năm với nhà nghiên cứu Suelette Dreyfus, chuyên nghiên cứu về các ảnh hưởng của Internet, và viết chung một cuốn sách với bà. Dreyfus mô tả Assange là "nhà nghiên cứu rất có tài", người khá quan tâm đến những vấn đề vĩ mô như khái niệm chủng tộc và công lý, cũng như những việc mà các chính phủ nên và không nên làm.
Bước đi mang tính "hàn lâm" tiếp theo của Assange là vào học tại Đại học Melbourne và theo đuổi nghiên cứu môn toán và vật lý. Tại đây anh đã trở thành một thành viên nổi tiếng của hiệp hội những nhà nghiên cứu về toán học của trường. Nhưng bước ngoặt thực sự của chuyên gia xuất thân từ hacker này đến từ năm 2006, khi anh và những người bạn cùng niềm đam mê lập ra trang Wikileaks với lời giới thiệu là "trang Wikipedia không thể kiểm duyệt".
Trang web phi lợi nhuận này được Assange điều hành với sự cộng tác của một nhóm tình nguyện viên, chuyên công bố những tài liệu nhạy cảm hoặc bí mật về những sai trái của các chính phủ cũng như tổ chức, đồng thời chuyển những thông tin đặc biệt này cho giới truyền thông.
Một trong những tài liệu gây chấn động đầu tiên mà Wikileaks công bố là đoạn băng video bí mật ghi lại cảnh một trực thăng chiến đấu Apache của Mỹ bắn giết 12 thường dân, gồm hai phóng viên Reuters, tại Baghdad năm 2007. Tiếp theo là đợt công bố thông tin ồ ạt về các bí mật của tình báo Mỹ liên quan đến chiến tranh Afghanistan và Iraq vào tháng 7 và tháng 10 vừa qua. Mới đây nhất là đợt tung ra 250.000 thư tín, phơi bày hậu trường nền ngoại giao Mỹ từ ngày 28/11 có liên quan đến khắp thế giới.
Dù là người sáng lập và điều hành trang web Wikileaks đã trở nên nổi tiếng khắp nơi, Assange sống khá bí hiểm và rất hiếm khi xuất hiện. Bình thường cuộc sống của Assange nay đây mai đó, luôn mang theo một chiếc máy tính và ít quần áo trong ba lô. Tiền đi lại của anh được lấy từ "các nguồn kiếm trên Internet". Assange được nhận diện với mái tóc bạc không tương xứng với độ tuổi, cùng vẻ ngoài không lấy gì làm phong trần và phong cách luôn bỏ ngoài tai những lời chỉ trích.
Một phóng viên của tạp chí New Yorker là Raffi Khatchadourian, người từng có dịp theo chân Assange đi khắp nơi trong vài tuần, đã mô tả cha đẻ của trang Wikileaks là người có thể đi những quãng đường dài mà không cần ăn, có thể tập trung làm việc rất lâu và ngủ rất ít.
Chấp nhận "gieo gió" bằng cách tung ra bàn dân thiên hạ những thông tin nhạy cảm đụng chạm đến những "ông lớn" có quyền lực không giới hạn, nên Assange "gặp bão" là điều không thể tránh khỏi. Cuộc sống không ổn định thời trai trẻ của anh đang được tiếp nối bằng hành trính trốn chạy khắp thế giới của một người đàn ông đã gần 40 tuổi nhưng vẫn không có địa chỉ nhà cố định.

Hành trình trốn chạy

Ngay khi Wikileaks chưa tung ra "quả bom sự thật" gây sốc trong năm nay về chiến tranh tại Afghanistan và Iraq, cả Lầu Năm Góc và Bộ Tư pháp Mỹ đều mang Luật tình báo năm 1917 ra để "đe" Assange và yêu cầu anh phải trả lại tất cả các tài liệu của chính phủ mà mình đang có, đồng thời họ nhấn mạnh không được công bố chúng dưới bất kỳ hình thức nào.
Nhưng câu trả lời của Assange là từ chối làm theo và chấp nhận cuộc sống trốn chạy khắp nơi, trong hoàn cảnh gần như không còn nơi nào trên trái đất muốn chứa chấp. Khi tranh cãi về các tài liệu mật liên quan đến chiến tranh Afghanistan được Wikileaks công bố còn đang còn nóng vài tháng trước, Assange đã bay tới Thuỵ Điển và tìm cách xin định cư và hy vọng được bảo vệ vì quyền tự do báo chí nổi tiếng ở nước này.
Ban đầu Assange đã được chào đón nhiệt tình tại đất nước Bắc Âu. Tờ New York Times dẫn lời kể của anh về những ngày đầu tại Thuỵ Điển: "Họ gọi tôi là James Bond của báo chí. Tôi có rất nhiều người hâm mộ ở đó và thậm chí một vài trong số họ đã gây cho tôi chút rắc rối".
Rắc rối mà anh nhắc tới chính là việc mối liên lạc với hai người phụ nữ Thuỵ Điển đã dẫn tới việc Thuỵ Điển bất ngờ phát lệnh bắt Assange với cáo buộc hãm hiếp và quấy rối tình dục. Assange phủ nhận cáo buộc này và cho rằng đó chỉ là một âm mưu được sắp đặt nhằm chống lại cá nhân mình và trang Wikileaks.
Trong khi cảnh sát Thuỵ Điển còn đang điều tra, cuối tháng 9 vừa qua, Assange quyết định rời Stockholm đi Berlin (Đức). Trong lần di chuyển này, chiếc túi anh làm thủ tục lên chuyến bay khá vắng đã không cánh mà bay, trong đó có chứa 3 chiếc laptop được mã hoá. Đến nay chúng vẫn không bao giờ được tìm thấy và Assange cho rằng đã có người can thiệp vào vụ này.
Ở Đức không được bao lâu, Assange lại sang London mang theo mối lo có thể bị bắt ngay khi vừa đặt chân tới xứ sở sương mù. Theo luật của Anh, tấm hộ chiếu Australia cho phép Assange có quyền ở lại nước này trong thời gian 6 tháng. Assange cũng tính nơi đến tiếp theo của mình có thể là đảo quốc Iceland, nơi cũng có nền tự do báo chí khá thoải mái và có nhiều người ủng hộ Wikileaks. Nhưng sau đó anh cho rằng chính phủ tại đây cũng giống như ở Anh, rất dễ chịu ảnh hưởng từ Washington, nên không thể là "miền đất hứa" của mình. Hiện theo nhiều nguồn tin phỏng đoán, người sáng lập trang Wikileaks vẫn có mặt tại Anh.
Trong khi đó quê nhà Australia thậm chí còn trở thành "miền đất dữ" đối với hoàn cảnh của Assange, vì các quan chức nước này đã bóng gió rằng họ sẵn sàng hợp tác với Mỹ nếu Washington quyết định truy tố người sáng lập Wikileaks. Anh kể lại việc một quan chức Australia từng nói với anh rằng: "Anh đã chơi không đúng luật nên anh sẽ bị xử ngoài luật".
Hiện không chỉ các chính phủ lên án Assange, mà ngay cả những cộng sự thân thiết cũng từ bỏ anh vì tính khí thất thường và độc đoán. Họ cũng nhận thức được rằng những thông tin nhạy cảm mà Assange tung ra trên Internet có thể khiến họ phải trả giá bằng máu. Một số đồng nghiệp tại Wikileaks cho biết Assange đã tự mình quyết định tung các tài liệu mật về Afghanistan mà không bỏ nguồn tin tình báo người địa phương làm cho NATO. Họ mô tả hình ảnh Assange là người sáng tạo và có khả năng hấp dẫn người khác, nhưng cũng giống như các ngôi sao đã ngày càng trở nên độc đoán, lập dị và đồng bóng.
Tuy vậy, không hẳn cả thế giới đều quay lưng với Assange. Ngay khi trang Wikileaks công bố những tài liệu thư tín nhạy cảm của các sứ quán Mỹ trên khắp thế giới, một nước có quan điểm khác Washington tại Nam Mỹ là Ecuador tuyên bố sẽ cho Assange được định cư ở nước mình. BBC dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Ecuador hôm qua cho biết: "Chúng tôi để ngỏ việc mời Assange đến sống tại Ecuador mà không có bất cứ điều kiện hay rắc rối nào".
Nhưng dường như cánh cửa Ecuador sẽ không thể giúp Assange tìm được cuộc sống yên ổn. Ngay khi Wikileaks công bố các thư tín ngoại giao mà Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lên án là "hành động tấn công vào thế giới", lực lượng cảnh sát quốc tế Interpol vừa phát đi lệnh truy nã Assange. Lý do vẫn là cáo buộc hãm hiếp và quấy rối hai phụ nữ Thuỵ Điển. Hơn nữa, Tổng thống Ecuador Rafael Correa cũng vừa lên tiếng rút lại đề nghị do thứ trưởng ngoại giao đưa ra.

Những hệ luỵ của Wikileaks

Trước khi công bố các tài liệu về Afghanistan và Iraq gây chấn động thế giới, trang Wikileaks đã có những động thái gây chú ý mạnh. Họ công bố các tài liệu về nhà giam nghi phạm khủng bố của Mỹ ở Guantanamo, dữ liệu về tài khoản email Yahoo cá nhân của cựu ứng viên phó tổng thống Mỹ Sarah Palin, những báo cáo về các vụ giết chóc ngoài vòng pháp luật tại Kenya và Đông Timor, danh sách thành viên đảng tân phát xít tại Anh và đoạn video quay cảnh các trực thăng chiến đấu Apache của Mỹ đang bắn giết ít nhất 12 người tại Baghdad năm 2007.
Nhưng khi sự tò mò và thậm chí là độ sốc đã qua đi, Wikileaks bắt đầu đối mặt với sự chỉ trích và nghi ngờ. Các tổ chức bắt tay với Lầu Năm Góc lên án trang web này đã khiến cuộc sống của nhiều người gặp nguy hiểm bằng cách công bố các tài liệu chiến tranh, trong đó phơi bày tên của những người Afghanistan đang làm việc cho người Mỹ hoặc làm "tay chân" cho quân Mỹ.
Một phát ngôn viên của Taliban tại Afghanistan là Zabiullah Mujahid cho biết qua một cuộc trả lời phỏng vấn bằng điện thoại rằng, Taliban đã thành lập một "uỷ ban" gồm 9 thành viên sau khi các tài liệu về Afghanistan được Wikileaks công bố. Mục đích của họ là "truy lùng những người Afghanistan đang làm gián điệp" cho kẻ thù Mỹ. Nguồn tin này cho biết thêm hiện Taliban có danh sách truy nã 1.800 người Afghanistan đã được Wikileaks công bố tên tuổi.
Đình Nguyễn
Nguồn VnExpress

Bị tù 3 năm vì làm thơ khủng bố Obama

Barack Obama. Ảnh: AP.

Một người đàn ông đe dọa Tổng thống Mỹ Barack Obama bằng một bài thơ bị kết án gần 3 năm tù hôm qua.

Johnny Logan Spencer đã xin lỗi vì viết bài thơ trong đó miêu tả cảnh dùng súng bắn chết Obama.
Chàng thanh niên 28 tuổi phát biểu trước tòa ở thành phố Louisville hôm qua rằng anh quá đau buồn trước cái chết của mẹ và đã gia nhập một nhóm cực đoạn từng giúp anh cai nghiện.
Thẩm phán gọi hành động viết thơ của Spencer là một điều cực kỳ nguy hiểm. Spencer cũng bị giám sát 3 năm sau khi mãn hạn 33 tháng tù.
Bài thơ mang tên The Sniper được đăng lên mạng lần đầu vào năm 2007 và lần thứ hai vào năm 2009 sau khi Obama đắc cử.
Anh Minh
Nguồn VnExpress

7/10/10

Sofia Tolstoy, người vợ bất hạnh bên thiên tài văn học



Người phụ nữ gắn bó 48 năm với Leo Tolstoy từng bị đánh giá là kẻ lạnh lùng, khắc nghiệt, bóp nghẹt trái tim nhà văn. Nhưng những trang nhật ký riêng vừa được xuất bản của bà cho thấy, Sofia Tolstoy thường xuyên phải đối diện với nỗi cô đơn, sự ghẻ lạnh và áp lực trong cuộc sống cùng người chồng nổi tiếng.
> Vợ nhà văn Tolstoy và những trang nhật ký cô đơn

NXB Harper Perennial vừa ấn hành The Diaries of Sofia Tolstoy - cuốn sách công bố những ghi chép ít được biết đến của người phụ nữ song hành với cuộc đời một trong những nhà văn vĩ đại nhất thế giới.
Ngày 8/10/1862, 2 tuần sau lễ cưới với tiểu thuyết gia 34 tuổi Leo Tolstoy, người phụ nữ có tên thời con gái là Sofia Behrs đã viết trong nhật ký: "Quá khứ của chồng tôi khủng khiếp đến độ tôi nghĩ mình sẽ không chấp nhận nổi". Thì ra, Tolstoy đã cho cô dâu 18 tuổi đọc hết toàn bộ nhật ký thời trai trẻ, ghi lại mọi thói tật, từ cờ bạc, rượu chè đến thú vui trụy lạc của ông. Vài ngày sau nữa, Sofia thú nhận, bà không thể nào làm cho chồng hạnh phúc và sự lạnh lùng của ông khiến bà "sắp hết khả năng chịu đựng". Ngày 23/11, Sofia từng nói đến chuyện muốn giết chồng. Sau đó, bà liên tục nhắc đến việc tự tử và đã ít nhất hai lần thử kết thúc cuộc đời mình.
Trang bìa cuốn nhật ký của Sofia Tolstoy.
Trang bìa cuốn nhật ký của Sofia Tolstoy.
Cuộc hôn nhân của Leo và Sofia Tolstoy đã bất hạnh ngay từ những ngày đầu tiên.
Vào ngày 13/11/1863, người vợ trẻ viết về cuộc sống của mình: "Tôi bị bỏ mặc, cô đơn cả sáng, chiều lẫn tối. Tôi sống chỉ để làm vừa lòng ông và nuôi nấng những đứa con. Tôi cũng chỉ như một thứ đồ vật trong nhà. Nhưng tôi là một người phụ nữ. Tôi đã cố kìm nén những cảm xúc con người. Khi một chiếc máy hoạt động, nó hâm nóng sữa, dệt nên chăn mà hầu như không có băn khoăn, đòi hỏi gì. Cuộc sống của cái máy thật dễ dàng. Nhưng bây giờ tôi đang rất cô đơn và tôi tự cho phép mình cảm thấy mọi thứ đang trở nên quá sức chịu đựng".
Mỗi khi Sofia phấn chấn hoặc muốn tỏ ra hữu ích với chồng, Tolstoy lại cảm thấy bà chỉ "ngu ngốc và phiền phức". Dẫu vậy, Sofia vẫn rất thích thú và biết trân trọng những trang viết của chồng. Bà chép đi chép lại Chiến tranh và Hòa bình - một công việc đem lại cho bà sự tĩnh tâm. "Khi chép lại, tôi cảm nhận được cả một thế giới mới của cảm xúc, suy nghĩ và ấn tượng. Không gì có thể khiến tôi xúc động như ý tưởng và tài năng của ông ấy".
Kết hôn với Tolstoy, Sofia cũng trở thành người phụ nữ đẻ như cái máy. Bà liên tục cho ra đời 13 đứa trẻ. Cuộc sống chỉ quanh quẩn với sinh nở và chăm sóc con chiếm hết thời gian của bà. Nhưng cũng có lúc, Sofia muốn nhiều thứ hơn là nhịp điệu sống tẻ nhạt đó. "Đôi lúc, tôi tự hỏi liệu mình muốn gì. Và thật đáng sợ, tôi thích hội hè, thích diện váy áo đẹp, thích buôn chuyện. Tôi muốn mọi người ngưỡng mộ mình và khen mình xinh đẹp. Tôi cũng muốn chồng tôi nghe được những lời xưng tụng đó của họ…".
Vợ chồng nhà văn Tolstoy.
Vợ chồng nhà văn Tolstoy.
Ngày tháng trôi qua, Tolstoy sống ngày càng khắc kỷ và thu mình. Ông giao hầu như toàn bộ việc quản lý trang trại Yasnaya Polyana và chuyện chăm sóc con cái cho vợ. Một giai đoạn cực nhọc khác trong cuộc đời Sofia lại mở ra.
"Tôi thấy rất mệt. Lưng tôi đau, mũi thì chảy máu, hàm răng trước cũng đau. Tôi rất sợ rụng răng. Thật kinh khủng khi phải dùng răng giả. Tôi lại còn phải chép lại nhật ký của Lyovochka (tên thân mật bà gọi chồng) suốt buổi sáng, rồi đi giặt quần áo cho ông ấy, dọn phòng làm việc của ông cho đến khi nó bóng loáng lên. Tiếp đó, tôi phải mạng lại tất cho ông - những cái tất đầy lỗ thủng. Những thứ đó khiến tôi bận túi bụi cho đến lúc ăn cơm tối".
Bất hạnh hơn cả là trong khi chép lại nhật ký cho chồng, Sofia bắt gặp một câu rằng: "Không hề có tình yêu, chỉ là nhu cầu xác thịt và sự cần thiết có một người sống cùng thôi". Sofia đã bình luận một cách chua chát rằng: "Giá như tôi đọc được câu này 29 năm trước, tôi sẽ chẳng bao giờ lấy ông đâu".
Vẫn rất hấp dẫn dù trải qua nhiều lần sinh nở, ở tuổi trung niên, Sofia bắt đầu "có những ý nghĩ tội lỗi". Bà học piano, đi bơi và đọc những cuốn sách khêu gợi như The Half-Virgin. Sofia thậm chí còn cảm thấy hạnh phúc mỗi khi có sự xuất hiện của một nhạc sĩ tên là Sergei Taneev. Tất nhiên, Tolstoy nổi cơn ghen và dọa giết tình địch. Vì nhận ra, bà chẳng thế sống thiếu Tolstoy, Sofia dần dà cắt đứt tình bạn với chàng nhạc sĩ đáng yêu.
Tuy nhiên, bà vẫn ấm ức viết rằng: "Nếu ông ấy có một chút tâm lý như những gì đã thể hiện trong các cuốn tiểu thuyết, ông ấy sẽ hiểu nỗi đau và sự bất hạnh mà tôi phải trải qua".
Năm 1910, khoảng 1 tháng trước khi nhà văn 82 tuổi rời bỏ Yasnaya Polyana ra đi để rồi qua đời trong cô đơn tại một nhà ga, Sofia, lúc đó ngoài 66 tuổi, đã nhớ lại ngày đặc biệt của họ - ngày ông cầu hôn bà. Vợ nhà văn viết trong nhật ký: "Ông ấy đã làm gì với cô gái 18 tuổi Sofia Behrs - người đã dành cho ông cả cuộc đời, cả tình yêu và niềm tin?". Rồi bà tự tổng kết 48 năm sống bên chồng rằng: "Ông ấy đã tra tấn tôi bằng sự lạnh lùng, thô bạo và thái độ tự cao, tự đại".

4/10/10

TRANH CHẤP Ở CHÂU Á CỦNG CỐ VỊ THẾ CỦA MỸ

TRANH CHẤP Ở CHÂU Á  CỦNG CỐ VỊ THẾ CỦA MỸ
http://vnexpress.net  Thứ sáu, 24/9/2010, 17:20 GMT+7

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN, cũng như sự tham gia của Mỹ trong một loạt vấn đề nóng ở Đông Á thời gian qua cho thấy nước này đang trở lại khu vực, bài phân tích dưới đây của The New York Times cho thấy.
Trong nhiều năm qua, một trong những câu chuyện được nói đến nhiều nhất ở châu Á là khi Trung Quốc trỗi dậy, các nước láng giềng của họ sẽ bị cuốn vào quỹ đạo của nó và ngả vào vòng tay của một siêu cường mới. Và trong một kịch bản như thế, người mất mát chính là Mỹ, quốc gia đang dồn cả tiền bạc cũng như ảnh hưởng của mình vào các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan; nền kinh tế gặp khó khăn và đang mất dần chỗ đứng ở châu Á.
Tuy nhiên, tình trạng căng thẳng và tranh chấp ngày càng rõ rệt giữa Trung Quốc với các nước láng giềng trong thời gian gần đây đã cho Mỹ một cơ hội để giành lại vị trí trong khu vực - một cơ hội mà chính quyền của Tổng thống Obama mong chờ tận dụng.
Một người Hong Kong, Trung Quốc, trên con tàu định tiến ra khu vực đảo tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản, trong lúc cẳng thẳng giữa hai nước đang lên cao. Ảnh: AFP.
Washington đã nhắc đến tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á trên Biển Đông, bất chấp quan điểm của Bắc Kinh cho rằng đây là vấn đề nội bộ. Mỹ cùng với Hàn Quốc đã tiến hành những cuộc tập trận nhằm giúp Seoul đáp trả những lời đe dọa từ Bình Nhưỡng. Trung Quốc phản đối những cuộc tập trận này, và nói rằng các hoạt động diễn tập xâm phạm vào vùng nước mà quân đội Trung Quốc hoạt động.
Trong khi đó, căng thẳng ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong vụ tàu cá Trung Quốc bị Nhật bắt giữ đang đẩy Tokyo trở lại gần hơn với người đồng minh lâu năm bên kia bán cầu.
Bối cảnh này được phản ánh trong dịp hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo thế giới đang diễn ra ở Mỹ. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã từ chối một cuộc gặp với người đồng nhiệm Nhật là Naoto Kan. Ông Ôn còn đe dọa sẽ "có hành động tiếp theo" nếu Tokyo không thả thuyền trưởng tàu đánh cá "ngay lập tức và vô điều kiện".
Hôm nay, Tổng thống Mỹ Obama sẽ gặp các nhà lãnh đạo Đông Nam Á và có thể Mỹ sẽ cam kết giúp họ giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông một cách hòa bình.
"Mỹ thật là khôn", Carlyle A. Thayer, giáo sư Học viện Quốc phòng Australia chuyên nghiên cứu về an ninh châu Á, bình luận. "Họ khôn khi chìa tay với các nước trong khu vực này".
"Ở khắp nơi nơi, Trung Quốc có thể nhận thấy rằng bầu không khí đang thay đổi mạnh mẽ", Thayer nói thêm.
Khẳng định chủ quyền lãnh thổ - ở khắp nơi từ Tây Tạng đến Đài Loan và Biển Đông - vốn từ lâu là ưu tiên hàng đầu của những người theo đường lối dân tộc ở Trung Quốc. Tuy nhiên điều này gây khó khăn cho những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc khẳng định sự trỗi dậy hòa bình, và có thể tạo nên sự xa cách với các nước láng giềng.
Một bằng chứng rõ ràng của tình trạng này là sự căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong vụ va chạm giữa tàu đánh cá và tàu tuần tra đôi bên. Sự vụ xảy ra tại khu vực tranh chấp gần một số đảo mang tên Senkaku trong tiếng Nhật và Điếu Ngư trong tiếng Trung. Các đảo này là đối tượng tuyên bố chủ quyền của cả Bắc Kinh lẫn Tokyo.
Tranh chấp này, cũng như sự việc trực thăng Trung Quốc lượn phía trên tàu khu trục Nhật hồi tháng 4, có thể giúp cho liên minh quân sự Nhật - Mỹ thêm vững chắc. Các nhà phân tích cho rằng những vụ đối đầu như thế có thể sẽ nhắc nhở các quan chức Nhật Bản - vốn từng chủ trương đưa chính sách đối ngoại của họ nghiêng thêm về phía Bắc Kinh - rằng họ vẫn cần dựa vào Mỹ để có được thế cân bằng.
Một người Nhật Bản leo lên sửa ngọn hải đăng trên đảo mà nước này gọi là Senkaku (Trung Quốc gọi Điếu Ngư) như một hành động biểu tượng để khẳng định chủ quyền. Ảnh chụp năm 1996, AFP.
"Nhật Bản sẽ không có cách nào khác là tiến sâu hơn nữa vào trong vòng tay của Mỹ, củng cố hơn nữa quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ và sức mạnh quân sự của bản thân", Huang Jing, một học giả nghiên cứu về quân sự Trung Quốc, công tác tại Đại học Quốc gia Singapore, bình luận.
Hồi tháng 7, tại diễn đàn an ninh khu vực ASEAN, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nhắc đến vấn đề Biển Đông, bà nói rằng Mỹ sẵn sàng giúp để tìm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp trên Biển Đông, nơi được cho là dồi dào tài nguyên dầu, khí và hải sản. Phía Trung Quốc chủ trương giải quyết vấn đề với từng nước riêng rẽ, nhưng bà Clinton mong muốn có những cuộc đối thoại đa phương. Tự do hàng hải ở Biển Đông là vấn đề mà Mỹ quan tâm, Clinton nói.
Hôm nay Tổng thống Obama có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo của 10 nước ASEAN. Hãng thông tấn AP cho hay, theo một dự thảo tuyên bố chung mà họ có được, các bên sẽ phản đối "việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực của bất kỳ bên nào nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông".
Đầu tuần này, phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc Khương Du lên tiếng chỉ trích bất kỳ nỗ lực làm trung gian nào của Mỹ. "Chúng tôi phản đối việc một nước không có gì liên quan đến biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) can dự vào tranh chấp ở đây", bà Khương nói.
Bắc Kinh cũng phản đối các kế hoạch tập trận của Mỹ và Hàn Quốc ở Hoàng Hải, nơi Trung Quốc tuyên bố là khu vực đặc quyền quân sự. Tuy nhiên giới phân tích cho rằng sự phản đối này càng khiến Hàn Quốc ngả thêm về phía Mỹ.
Giới chức Mỹ ngày càng quan tâm đến tiến trình hiện đại hóa, cũng như khả năng vươn xa bờ và thái độ ngày càng tự tin hơn của hải quân của Trung Quốc. Hồi tháng 3, một quan chức Trung Quốc nói với các quan chức Nhà Trắng rằng Biển Đông là một phần trong "lợi ích cốt lõi" của chủ quyền quốc gia, ngang với Tây Tạng và Đài Loan.
Một số sĩ quan quân đội và nhà phân tích Trung Quốc cho rằng Mỹ đang muốn ngăn cản họ. Hồi tháng 8, một phó đô đốc của Trung Quốc viết trên nhật báo của quân đội nước này rằng, một mặt Washington "muốn Trung Quốc thực hiện vai trò trong các vấn đề an ninh khu vực". "Mặt khác", ông này viết tiếp, "lại đang ngày càng xiết chặt vòng vây quanh Trung Quốc và liên tục thách thức các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc".
Một số nước châu Á đã cảm thấy muốn ngả về phía Mỹ nhiều hơn. Hồi tháng 4, vụ việc trực thăng Trung Quốc lượn phía trên khu trục hạm Nhật khiến nhiều người Nhật Bản lo lắng, nhất là khi thủ tướng lúc đó là Yukio Hatoyama đang khiến Mỹ tức giận vì thái độ quyết tâm di dời căn cứ không quân của Mỹ ở Okinawa.
Thủ tướng kế nhiệm, ông Naoto Kan, đã tìm cách xoa dịu và thắt chặt hơn các mối quan hệ với Washington, nhấn mạnh rằng liên minh với Mỹ là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản.
"Tranh chấp với Trung Quốc là yếu tố khiến cho mối quan hệ với Mỹ trở nên quan trọng hơn", giáo sư chính sách công Fumiaki Kubo của trường Đại học Tokyo, bình luận.
Thanh Mai (lược dịch từ NYT)