14/10/12

Những bức ảnh tình yêu lãng mạn nhất mọi thời đại



Những bức ảnh của các đôi uyên ương, từ thế hệ twitter cho tới những cặp đôi cách đây vài thế hệ; từ năm 1586 cho tới năm 2012 và từ Paris cho tới Quảng trường Thời đại, là những ảnh lãng mạn nhất mọi thời đại.
Bức ảnh "Nụ hôn ở quảng trường Thời Đại" lừng danh thế giới, miêu tả nụ hôn nổi tiếng giữa chàng thủy thủ và cô y tá người Mỹ tại quảng trường Thời Đại, thành phố New York khi cả nước Mỹ đổ xuống đường ăn mừng quân đồng minh chiến thắng phát xít Nhật ngày 14/8/1945. Sau khi nụ hôn kết thúc, cặp đôi chia tay nhau, mỗi người bước đi mỗi ngả khác nhau và không một lần ngoái lại. Bức ảnh do phóng viên ảnh Afred Eisenstaedt của tạp chí Life chụp cách đây 67 năm (14/8/1945).

Bức ảnh "Cặp đôi hôn nhau trong bạo loạn" gây sốt cho cư dân mạng năm ngoái. Giữa lúc bạo loạn nổ ra trên đường phố Vancouver, sau khi đội khúc côn cầu Boston Bruins đánh bại đội chủ nhà Vancouver Canucks để giành cúp Stanley khiến 150 người bị thương và 100 người bị bắt giữ, nhiếp ảnh gia Richard Lam ghi lại được khoảnh khắc để đời: hai người trẻ tuổi trao nhau nụ hôn say đắm như thể không có chuyện khủng khiếp gì diễn ra quanh họ. Danh tính cặp đôi nhanh chóng được phát hiện, chàng trai tên là Scott Jones, người Australia và cô gái tên là Alex Thomas, người Canada.

Lauren Bacall và Humphrey Bogart phải lòng nhau sau khi đóng chung bộ phim “To have and have not”. Họ kết hôn năm 1945. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của họ chỉ kéo dài 12 năm khi Bogart mất năm 1957. Bacall đã chôn theo chồng chiếc còi nhỏ bằng vàng mà ông tặng bà khi họ chưa kết hôn. Chiếc còi khắc câu nói rất nổi tiếng trong bộ phim "To have anda have not": Nếu bạn muốn bất cứ điều gì, bạn chỉ cần nói ra điều đó".

Màn cầu hôn cổ điển cực kỳ lãng mạn của anh chàng Daniel với cô bạn gái Candye khiến cho cô gái bật khóc vì bất ngờ và hạnh phúc.

Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị gặp tình yêu của cuộc đời mình, Hoàng tử Philip khi bà chỉ mới 13 tuổi và phải lòng chàng hoàng tử ngay từ cái nhìn đầu tiên. Sau đó, hai người trao đổi thư từ cho nhau. Cặp đôi bí mật đính hôn vào năm 1946 nhưng Hoàng gia Anh quyết định chỉ tổ chức hôn lễ khi Nữ hoàng Elizabeth tròn 21 tuổi. Năm 1947, họ kết hôn.
Đây là những lời nữ hoàng dành tặng cho người đàn ông của cuộc đời mình: “Anh ấy không thích nhận những lời tán tụng hoa mỹ. Nhưng nói thực lòng, anh ấy là sức mạnh của tôi, người đã ở bên tôi trong suốt cuộc đời này. Tôi và toàn bộ thành viên trong gia đình, ở đất nước này và trên cả các quốc gia khác trên thế giới, nợ anh ấy nhiều hơn bất cứ điều gì chúng ta có thể nghĩ tới”.

Anh chàng thuỷ thủ Isiah Beauchamp bất ngờ quỳ xuống cầu hôn bạn gái trong thời gian nghỉ giải lao giữa một trận thi đấu tại sân vận động của trường trung học cũ nơi hai người từng theo học.

Cặp đôi vàng của Hollywood, Richard Burton và Elizabeth Taylor phải lòng nhau sau khi đóng chung trong bộ phim nổi tiếng Cleopatra năm 1963. Chuyện tình của họ từng khiến báo chí tốn nhiều giấy mực bởi họ đã kết hôn rồi ly dị tới hai lần.
Trong nhiều bài phỏng vấn sau khi Richard Burton qua đời vào năm 1984, Elizabeth Taylor từng thổ lộ người đàn ông mà bà yêu nhất trong cuộc đời chính là Richard dù hai người không chung sống với nhau tới cuối đời. Cho tới khi chết, Elizabeth vẫn giữ thói quen cất thư tình của Richard dưới gối và yêu cầu con cháu chôn mình cùng những bức thư tình của Richard.
Về phía Richard, ông cũng khẳng định, Elizabeth là tình yêu duy nhất và mãi mãi của cuộc đời mình trong những dòng nhật ký viết tháng 11/1968: "Tôi gặp nhiều may mắn trong suốt cuộc đời nhưng điều may mắn nhất của tôi chính là Elizabeth. Nàng giúp tôi trở thành một người đàn ông mẫu mực thay vì một kẻ đạo đức giả. Nàng là một nữ diễn viên tuyệt vời, vừa cao ngạo vừa thông minh, vừa bao dung, nhân từ lại vừa đáng yêu. Tôi nguyện yêu nàng mãi mãi".

Các bức ảnh ghi lại những giây phút hạnh phúc của cặp đôi cặp vợ chồng đạo diễn – diễn viên Paul Newman và Joanne Woodwan. Họ đã kết hôn và chung sống hạnh phúc bên nhau 50 năm.

Cặp đôi John Lenon và Yoko Ono cùng nhau vẽ tại căn hộ riêng ở Greenwich, Anh năm 1972. Cặp đôi đến từ hai nền văn hóa khác nhau, một người đến từ phương Đông, một người đến từ phương Tây, tin tưởng rằng, tình yêu của họ là chìa khóa vạn năng để phá bỏ mọi rào cản về địa lý.

Một cảnh vệ quốc gia người California cố nhoài người ra ngoài thông qua khe cửa sổ tàu hoả để hôn từ biệt vợ mình trước khi đi làm nhiệm vụ năm 1950.

Cặp đôi Christopher Reeve và Dana. Christopher Reeve bị tai nạn và bị liệt từ cổ trở xuống, vợ anh, Dana trong lễ kỷ niệm 4 năm ngày cưới, đã viết cho chồng một bức thư tình vô cùng cảm động. Nội dung bức thư có đoạn: "Anh Stopher yêu dấu! Con đường mà chúng ta đi luôn ẩn giấu đầy những bất ngờ, bí ẩn, chông gai và cả những điều kỳ diệu. Chúng ta đã chọn song hành cùng nhau và bất chấp tất cả những bất hạnh vừa ập đến với chúng ta, em hoàn toàn không có điều gì phải ân hận.
Trên thực tế, tất cả những khó khăn và thách thức mà chúng ta đang trải qua lại giúp em nhận ra, em yêu anh nhiều biết nhường nào và em thấy biết ơn vì chúng ta có thể song hành cùng nhau trên đường đời. Mọi thứ sẽ ổn thôi anh yêu ạ và tương lai của chúng ta vẫn rất tươi sáng bởi vì chúng ta luôn ở bên nhau. Em yêu anh rất nhiều".

Cặp vợ chồng trẻ Ahmad và Fatima. Fatima bị mất đôi chân còn Ahmad bị mất đôi tay. Hai người họ đã nương tựa vào nhau để sống và chăm sóc lẫn nhau khiến cuộc sống hôn nhân của họ đầy màu sắc.

Cặp đôi Emilie Gossiaux và Alan Lundgard. Emilie Gossiaux bị một chiếc xe 18 bánh tông phải khi đang đi dạo bằng đạp xe khi vừa tròn 21 tuổi. May mắn thoát chết nhưng cô gái trẻ phải gánh chịu những thương tật vô cùng khủng khiếp. Vụ tai nạn thảm khốc đã khiến xương cô gái trẻ gãy nát, xương hàm mặt cũng bị vỡ. Chưa hết, cô gái trẻ còn bị mù lòa vì dây thần kinh thị giác bị đứt và phải chấp nhận khả năng nghe kém dần từng ngày.
Các bác sĩ quan ngại, Emilie sẽ sống thực vật suốt đời. Họ tin cô không thể phục hồi và không thể giao tiếp được nữa. Tuy nhiên, người bạn trai Alan của Emilie quyết không từ bỏ hi vọng. Anh ở bên cạnh người yêu và chăm sóc cô mỗi ngày. Alan thường nắm tay trái Emilie và dùng ngón tay viết vào lòng bàn tay người yêu dòng chữ : "Anh yêu em". Một đêm nọ, vào lúc 3 giờ sáng, Emilie bất ngờ đáp trả những lời yêu ngọt ngào của Alan : "Anh yêu em ạ? Em cám ơn anh" cho dù lúc ấy, Emilie chưa nhận ra Alan. May thay sau đó, Emilie dần nhớ ra mọi chuyện. Cô gái được chuyển tới Trung tâm Rusk, một trong những cơ sở phục hồi hàng đầu của New York.

Đôi xăng-đan đặc biệt này được tìm thấy trong nấm mồ của một người đàn ông ở thế kỷ 16 tên là Eung-Tae Lee, mất lúc khoảng 30 tuổi, để lại người vợ trẻ đang mang thai. Đôi xăng-đan được kết từ tóc của người vợ trẻ được chôn kèm với một lá thư để trong ngực của Lee. Lá thư được viết ngày 1/6/1586.
Nội dung bức thư có đoạn: "Cha của Won yêu thương! Chàng vẫn luôn nói rằng "Vợ yêu dấu của ta, chúng ta hãy sống cùng nhau cho tới khi đầu bạc răng long nhé”. Thế nhưng tại sao giờ đây chàng lại bỏ đi trước như vậy? Thiếp và con sẽ sống thế nào? Đứa con bé bỏng của chúng ta biết gọi ai khi con chào đời? Tại sao chàng có thể bỏ lại tất cả và ra đi trước như thế?
Thiếp không thể sống mà không có chàng. Hãy cho thiếp biết chàng đang ở đâu và hãy về đây, mang thiếp đi cùng chàng. Làm sao thiếp và con có thể sống với nỗi mong nhớ chàng da diết? Chàng hãy đọc bức thư này của thiếp nhé và hãy về trong giấc mơ của thiếp nhé. Chàng hãy kể cho thiếp biết chàng đang ở đâu và trò chuyện cùng thiếp. Có quá nhiều điều mà thiếp muốn chia sẻ với chàng…”

Chuyên gia rà phá bom mìn Taylor Morris thuộc Hải quân Mỹ chỉ mới 23 tuổi khi gặp tai nạn trong một lần phá bom khiến anh phải cưa cả đôi tay và đôi chân. Bạn gái của anh, Daielle Kelly, cũng 23 tuổi đã luôn ở cạnh người yêu và ủng hộ anh.

Thống nhất nguyên tắc thu và quản lý tiền học thêm


(Dân trí) - Chiều ngày 17/5, Bộ GD-ĐT đã chính thức ban hành quy định mới về dạy thêm, học thêm. Một trong những quy định quan trọng chính là thống nhất toàn quốc về nguyên tắc thu và quản lý tiền học thêm

Theo đó, đối với dạy thêm, học thêm (DT, HT) trong nhà trường thì tiền HT được sử dụng để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý DT, HT của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ DT, HT. Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ HS với nhà trường.
Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền HT thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên DT không trực tiếp thu, chi tiền HT.
Đối với DT, HT ngoài nhà trường thì mức thu tiền HT do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với tổ chức, cá nhân tổ chức DT, HT. Tổ chức, cá nhân tổ chức DT, HT thực hiện các quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với tiền HT.
 
Thống nhất nguyên tắc thu và quản lý tiền học thêm
Quy định mới sẽ quản lý việc dạy thêm, học thêm cả trong và ngoài nhà trường chặt chẽ hơn (Ảnh minh họa) 
Ông Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng - Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD- ĐT) cho biết:“ Ngoài điểm mới này thì hàng loạt quy định khác cũng được đưa vào nhằm siết chặt, làm rõ ý so với trước đây”.
Theo ông Chuẩn các điểm mới đó là quy định rõ các nguyên tắc DT, HT. Cụ thể, HT phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học. Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào giờ DT; không DT trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa. Đối tượng HT là học sinh có nhu cầu HT, tự nguyện HT và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh HT.
Không tổ chức lớp DT, HT theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp DT, HT phải có lực học tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp DT, HT phải căn cứ vào học lực của học sinh. Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động DT, HT phải chịu trách nhiệm về các nội duung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động DT, HT.
Hai là, quy định các trường hợp không được DT, gồm: Không DT đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy 2 buổi/ngày; không DT đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống. Cơ sở giáo dục ĐH, CĐ, TCCN và trường dạy nghề không tổ chức DT, HT các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập: Không đươc tổ chức DT, HT ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia DT ngoài nhà trường; không được DT ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Thứ 3 là quy định rõ đối với việc tổ chức DT, HT trong nhà trường và dạy thêm ngoài nhà trường. Theo đó, đối với việc tổ chức DT, HT trong nhà trường, học sinh có nguyện vọng HT phải viết đơn xin HT gửi nhà trường; cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ có con em xin HT trực tiếp ký, ghi cam kết với nhà trường về DT, HT vào đơn xin HT và chịu trách nhiệm thực hiện cam kết.
Hiệu trưởng nhà trường tiếp nhận đơn xin HT của học sinh, tổ chức phân nhóm học sinh theo học lực, phân công giáo viên phụ trách môn học và tổ chức DT theo nhóm học lực của học sinh.
Giáo viên có nguyện vọng DT phải có đơn đăng ký DT; trong đơn có cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả nhiệm vụ của giáo viên theo quy định chung và các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về DT, HT trong nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường xét duyệt danh sách giáo viên DT, phân công giáo viên DT, xếp thời khóa biểu DT phù hợp với học lực của học sinh.
Quy định mới cũng nêu rõ, đối với tổ chức DT, HT ngoài nhà trường thì tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tổ chức hoạt động DT, HT cam kết với ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn nơi đặt điểm DT, HT thực hiện các quy định về DT, HT ngoài nhà trường và trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức DT, HT. Công khai tại địa điểm tổ chức DT trước và trong thực hiện DT gồm giấy phép tổ chức hoạt động DT, HT; danh sách người DT; thời khóa biểu DT, HT; mức thu tiền HT.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng quy định cụ thể hơn về trách nhiệm quản lý DT, HT của các cấp chính quyền từ cấp tỉnh, huyện, đến xã; các cấp quản lý giáo dục từ sở, phòng GD-ĐT đến các cơ sở giáo dục; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động DT, HT và của người DT.
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, ngoài quy định mới về DT, HT, thời gian tới sẽ tiếp ban hành các văn bản khác để “siết chặt” tránh tình trạng tràn lan gây bức xúc trong dư luận. Tuy nhiên để thực hiện tốt thì địa phương cũng phải vào cuộc rất quyết liệt.
Nguyễn Hùng

11/10/12

Du học sinh điều dưỡng tại Nhật, thu nhập 50 triệu/tháng


Du học sinh ngành Điều dưỡng bậc đại học tại Nhật Bản vẫn có cơ hội đi làm thêm nghề điều dưỡng với thu nhập 50 triệu đồng/tháng, thời gian lưu trú tại Nhật 6 năm.

Việc tốt, lương cao cho điều dưỡng viên

Chương trình du học tại đất nước mặt trời mọc đang được duy nhất Trung tâm Tiếng Nhật Hoa Anh Đào thực hiện.

Chương trình du học sinh ngành điều dưỡng tại Nhật Bản sẽ được khai giảng khóa đầu tiên vào đầu tháng 11/2012 tại Trung tâm Tiếng Nhật Hoa Anh Đào (Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội). Đây là chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo du học sinh ngành điều dưỡng đã được ký kết giữa hai Chính phủ Việt Nam - Nhật Bản.
Tiến sỹ Lê Minh Tiến - GĐ Cty Hoa Anh Đào và (phải) và ông Mizuta Josaku - chủ tịch Trường Nhật ngữ Thế kỷ 21 TOPA, GĐ Hiệp hội các trường Nhật ngữ Nhật Bản
Theo đó, điều dưỡng viên đã tốt nghiệp hệ Trung cấp & Cao đẳng nghề Điều dưỡng tại Việt Nam sẽ được tham dự chương trình đào tạo liên thông ĐH điều dưỡng và làm thêm đúng chuyên môn tại Nhật Bản với mức lương 50 triệu đồng/tháng. Thời gian cấp visa cho các học viên học tập và làm việc tại Nhật bản là 06 năm.

Hai năm đầu tiên, khi học tiếng Nhật chuyên ngành, các du học sinh điều dưỡng vừa học vừa được nhà trường phía Nhật Bản tạo công việc làm ngoài giờ (4 tiếng/ngày) với mức thu nhập 130.000 - 140.000 JPY/tháng (tương đương 34 - 37 triệu VNĐ).

Năm tiếp theo từ  khi vào học đại học ngành Điều dưỡng đến khi tốt nghiệp, du học sinh được làm thêm theo đúng chuyên môn được đào tạo với mức thu nhập 200.000JPY/tháng (tương đương 52-53 triệu đồng/tháng). Ngoài mức lương trên, các Du học sinh điều dưỡng sẽ được nhận các khoản phụ cấp thành tích tương đương từ 20 - 30% thu nhập chính.

Sau khi tốt nghiệp và có bằng ĐH điều dưỡng, du học sinh sẽ có quyền được ở lại Nhật Bản làm việc lâu dài với mức lương lên đến 300.000JPY/tháng (tương đương 78 - 80 triệu VNĐ); được quyền bảo lãnh để đưa bố mẹ, vợ (chồng) sang Nhật  cùng sinh sống.

Đảm bảo các tiêu chí ngặt nghèo về ngôn ngữ

Tiến sỹ Lê Minh Tiến, giám đốc Trung tâm tiếng Nhật Hoa Anh đào cho biết: “Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 2 vạn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành điều dưỡng, tuy nhiên, số lượng các em có việc làm rất ít, đó là chưa nói đến mức lương của công việc điều dưỡng viên ở Việt Nam chỉ ở mức rất khiêm tốn. Trong khi đó, Nhật Bản là một thị trường rất tiềm năng, dân số già… nên nhu cầu cần các điều dưỡng viên rất lớn, nhất là lao động Việt Nam có lợi thế về sự khéo léo, chăm chỉ, nhiệt tình và yêu nghề!”.

Cũng theo T.S Lê Minh Tiến, đối tác Nhật Bản đưa ra tiêu chí khá ngặt nghèo, đó là các du học sinh đã có bằng nghề Điều dưỡng viên (Trung cấp hoặc Cao đẳng) phải thi đỗ kỳ thi năng lực tiếng Nhật trình độ bậc 3 (3 Kyu) trước khi đi Nhật bản học tập.

Sau đó học  tiếng Nhật chuyên ngành tiếp 2 năm ở Nhật Bản để  đạt trình độ 1 (1 Kyu) mới đủ điều kiện vừa học vừa làm nghề Điều dưỡng ở Nhật Bản. Tại Việt Nam, các trường CĐ&  Trung cấp nghề Điều dưỡng chưa thực hiện được yêu cầu này, do đó cơ hội đi du học - làm việc của các học viên nói trên rất hạn chế.

Trung tâm Tiếng Nhật Hoa Anh Đào - liên doanh giữa Công ty Hoa Anh Đào và các đối tác Nhật Bản hiện là trung tâm duy nhất có lực lượng  giảng viên chuyên nghiệp người Nhật Bản trực tiếp  đào tạo tiếng Nhật cho các du học sinh tại Việt Nam.

Chương trình liên kết giữa hai Chính phủ Việt Nam - Nhật Bản đang tạo ra nhiều cơ hội cho các em học chuyên ngành điều dưỡng, và sẽ là một ngành “hot” trong tương lai không xa.
Du học sinh điều dưỡng sẽ tham dự khóa học tiếng Nhật cơ bản 960 giờ tại Trung tâm Tiếng Nhật Hoa Anh Đào (xã Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội) để đáp ứng được điều kiện ngặt nghèo nêu trên. Tốt nghiệp khóa học, các em sẽ được sang Nhật học tiếp 2 năm (1.920 giờ) Tiếng Nhật chuyên ngành và học tiếp bậc đại học ngành Điều dưỡng (4 năm), nhận bằng ĐH ngành Điều dưỡng do Nhật Bản cấp.

Trong quá trình theo học, du học sinh được tạo việc làm thêm với mức thu nhập 34-37 triệu VNĐ/tháng trong 02 năm đầu học tiếng Nhật chuyên ngành. Từ năm thứ 3 đến khi tốt nghiệp bậc Đại học Điều dưỡng (4 năm), các em sẽ được làm việc theo chuyên ngành Điều dưỡng với mức thu nhập trên 50 triệu VNĐ/tháng. Ra trường, các em sẽ được ở lại Nhật làm việc nếu có nhu cầu với mức lương 80 triệu VNĐ/tháng.

Tham dự khóa học, du học sinh chỉ phải đóng 20% khoản phí 2 năm đầu tiên cho hai nhà trường Việt Nam & Nhật Bản là 74 triệu đồng. Công ty Hoa Anh Đào đã thu xếp để ngân hàng sẽ tài trợ cho các em vay 80% chi phí trả dần trong 5 năm. Với mức thu nhập từ việc làm thêm, chỉ sau một năm đầu tiên, các em đã hoàn lại được toàn bộ chi phí của cả khóa học.
Thái Bình
Theo Vietnamnet

Bài văn sâu sắc của nam sinh 15 tuổi về đường tắt


.

Bài thơ "Đường tắt" của Đặng Chân Nhân có lẽ sẽ khiến không ít người giật mình trước những suy nghĩ quá đỗi sâu sắc của một cậu bé 15 tuổi.

Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) từ bài thơ "Đường tắt" của Đặng Chân Nhân:
Luôn có một con đường ở trước bạn
Con đường dài mà bạn đang đi, hướng tới đích
Có một con đường ngắn hơn, cũng ở đó
Con đường nhỏ, ngắn và dễ đi hơn
Nó không dài, không tốn thời gian và không có một chướng ngại vật nào.
Nhưng
Con đường nhỏ ấy
Nó bỏ qua rất nhiều thứ
Nó không cho bạn một tí kinh nghiệm nào
Nó không làm cho bạn mạnh mẽ hơn
Nó không làm cho bạn tốt hơn
Và nó luôn là con đường sai.
Nhưng
Con người vẫn đi con đường nhỏ ấy
Những kẻ trộm đi con đường ấy để trở thành kẻ giàu
Những kẻ lừa dối đi con đường ấy để trở nên thành công
Chúng dễ dàng đạt được những thứ người khác đạt được một cách khó nhọc
Chúng trở nên thành công với nhưng ý nghĩ vô học
Liệu chúng có thể tồn tại?
Đặng Chân Nhân
(Sinh năm 1993)
duongtat.jpg
Bạn sẽ chọn con đường nào cho mình?
Bài làm

Có một sự thật luôn tồn tại mà ai cũng biết rằng nhiều kẻ bằng "ô dù", bằng nịnh nọt, bằng cách này hay cách khác mà trèo lên được chức vụ cao, làm ông to bà lớn, ung dung hưởng kết quả mà lẽ ra phải đánh đổi bằng rất nhiều cố gắng nỗ lực. Ai cũng biết và ai cũng bức xúc. Ai cũng bức xúc nhưng không ai dám nói to. Không ai dám nói to nhưng người ta thì thầm "ông ấy... bà nọ..." và ai cũng tặc lưỡi "biết rồi". Nói như Đặng Chân Nhân là ta đã quen nhìn nhiều người đi "Đường tắt"

"Luôn có một con đường ở trước bạn
Con đường dài mà bạn đang đi, hướng tới đích
Có một con đường ngắn hơn, cũng ở đó
Con đường nhỏ, ngắn và dễ đi hơn
Nó không dài, không tốn thời gian và không có một chướng ngại vật nào"


Mở đầu bài thơ "Đường tắt", Đặng Chân Nhân mở ra trước mắt ta hai con đường với hai viễn cảnh hoàn toàn trái ngược dù nó cũng dẫn tới một đích. Con đường dài là biểu tượng cho hành trình gian khó, phải trải qua bao gian nan thử thách mới có thể gặt hái được thành công. Còn con đường ngắn - đường tắt lại là ẩn dụ cho một hành trình ngắn hơn với những luồn lách, thậm chí gian trá để có thể được hưởng thành quả. Đặng Chân Nhân đã xây dựng một tương quan hoàn toàn đối lập: một bên dài - một bên ngắn; một bên đầy bão tố thử thách - một bên "không có chướng ngại vật nào" và "không tốn thời gian". Đánh vào tâm lí sợ khổ, sợ cực của con người, việc lựa chọn đường tắt quả là có một sức cám dỗ rất lớn.

Nhưng, cái gì cũng có giá của nó!

Lửa thử vàng, phải trải qua khó khăn con người mới có thể trở nên cứng cáp, phát huy hết năng lực bản thân, thậm chí bộc lộ những năng lực tiềm ẩn. Ta có thể sẽ vấp ngã rất đau nhưng giá trị là những bài học thu về. Đi trên con đường dài, vất vả song sẽ giúp ta ngày một trưởng thành hơn. Ta có quyền tự hào vì những gì tự mình gây dựng lấy. Niềm vui, niềm hạnh phúc khi đạt được thành quả cũng trở nên trọn vẹn.

Và như thế có nghĩa là, khi chọn đi con đường tắt, người ta đã bỏ qua tất cả những điều tuyệt vời đó

"Con đường nhỏ ấy
Nó bỏ qua rất nhiều thứ
Nó không cho bạn một tí kinh nghiệm nào
Nó không làm cho bạn mạnh mẽ hơn
Nó không làm cho bạn tốt hơn"


Tôi nghĩ, thứ mất đi có lẽ không chỉ có chừng ấy. Đường tắt dễ đi nhưng lệ phí để đi con đường ấy thực không nhỏ chút nào. Muốn đi đường tắt, người ta phải dùng không biết bao nhiêu là thủ đoạn, hoặc là khom gối mà xin, hoặc là cướp trắng trợn thứ đáng lẽ thuộc về người khác. Hay nói đúng hơn, họ phải bán rẻ nhân cách, bán rẻ những giá trị con người của chính mình. Kẻ dám bán có hai loại: kẻ trộm và kẻ lừa dối. Bán đi rồi thì còn lại những gì?

"Kẻ trộm đi con đường ấy để trở thành kẻ giàu
Kẻ lừa dối đi con đường ấy để trở nên thành công
Chúng dễ dàng đạt được những thứ người khác đạt được một cách khó nhọc
Chúng trở nên thành công với nhưng ý nghĩ vô học"


Đúng là đi đường tắt thì cái gì cũng dễ. Đi dễ, thành công dễ và mất cũng dễ. Mà đã mất là mất hết. Vì không có năng lực thực sự thì không khả năng giải quyết các yêu cầu công việc ở vị trí đó. Họ lúc nào cũng sống trong lo sợ sẽ có người hạ bệ mình, lúc nào cũng bất an, lúc nào cũng phải tìm cách lấp liếm sự kém cỏi. Nhưng, dù sớm hay muộn, họ chắc chắc cũng sẽ bị lật tẩy.

Câu hỏi cuối bài thơ vang lên đầy day dứt: "Liệu chúng có thể tồn tại?". Đây có thể cũng là một lời nhắc nhở, một lời cảnh báo. Đặng Chân Nhân khẳng định đường tắt "luôn là con đường sai". Nó chỉ đem đến thành công trước mắt mà không thể duy trì lâu dài, hơn nữa cái giá phải trả cho nó là quá lớn. Không chỉ với một người mà với cả cộng đồng, với cả kẻ đi dường tắt và người lựa chọn đường dài. Vì thành công bằng lối tắt là không công bằng với những người đã và đang nỗ lực bằng tất cả khả năng của mình. Nó sẽ khiến những người có năng lực thực sự mất niềm tin, hao mòn ý chí phấn đấu và nhiệt huyết cống hiến cho xã hội. Không dừng lại ở đấy. Hậu quả của nó còn khủng khiếp hơn rất nhiều.

Hãy là một phép nhẩm đơn giản. Rằng những người đi đường tắt thì thường ngồi lên chức vị cao. Ngồi ở chức vị cao thì đưa ra những quyết sách quan trọng. Nhưng vì không có năng lực nên quyết sách quan trọng hay bị sai lầm. Một quyết sách sai lầm thì hậu quả nặng nề của nó cả cộng đồng phải gánh chịu. Hơn nữa những kẻ đi đường tắt sẽ khiến cả xã hội mất cân bằng ghê gớm. Chính vì đi đường tắt, không có năng lực thực sự, nên những kẻ ấy luôn cố gắng tìm cách che đậy sự kém cỏi của mình. Nhu cầu ấy sẽ kéo theo một loạt tệ nạn khác trong xã hội: mua quan bán chức, mua bằng, thi hộ... Những cái giả cứ thế lên ngôi, các giá trị cũng bị làm giả một cách trắng trợn. Niềm tin cũng theo đấy đổ vỡ. Xã hội bị gặm rỗng từ bên trong.

Ta phải nhìn thẳng vào sự thật: rằng ngày càng có nhiều người muốn đi đường tắt. Từ cậu học trò không học nhưng muốn thi đỗ nên giở bài quay cóp cho đến ông bộ trưởng nào đấy với cái bằng trị giá nghìn đô. Nó không ở một cá nhân mà đang lây lan trong cộng đồng như một thứ bệnh dịch. Gần đây người ta xôn xao vì clip ghi hình giám thị đáp bài cho thí sinh, thí sinh ngang nhiên giở tài liệu chép trong kì thi tốt nghiệp THPT. Nó trắng trợn quá. Và sự trắng trợn ấy đã diễn ra từ rất lâu rồi. Vì sao? Vì ai cũng muốn đi đường tắt. Đường tắt đã nhân bản muôn hình vạn trạng trong cuộc sống.

Không phải tự dưng mà những kẻ đi đường tắt có thể tồn tại. Không có người dung túng mở đường thì liệu những kẻ đó có thể đi được? Và, chúng còn được tiếp sức bởi chính cộng đồng. Vì chúng ta thích những thứ hào nhoáng, quá coi trọng bằng cấp mà quên đi giá trị thực sự bên trong. Tâm lí ấy dường như đã ăn sâu vào con người chúng ta.  

Hãy thay đổi.

Vì dẫu biết những kẻ đi đường tắt sớm muộn cũng bị lật tẩy, bị thay thế nhưng cho đến lúc ấy thì không biết đã kịp gây ra bao nhiêu hậu quả. Có thể khắc phục nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian mà không thể phục hồi nguyên trạng ban đầu. Cũng giống như xây nhà vậy hãy xây cẩn thận ngay từ đầu còn hơn xây rồi và sau này phải hì hục sửa chữa, chắp vá.

Bài thơ "Đường tắt" của Đặng Chân Nhân có lẽ sẽ khiến không ít người giật mình trước những suy nghĩ quá đỗi sâu sắc của một cậu bé 15 tuổi. Bởi nó đã vạch ra, phân định rõ ràng cho ta thấy bản chất đúng - sai giữa hai con đường, hai sự lựa chọn, giữa sống giả và sống thật.

Và bạn, bạn sẽ chọn con đường nào?
Hoàng Quỳnh Phương (Lớp 11 Văn, Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi
đường Ngô Quyền - TP Hải Dương - tỉnh Hải Dương)


VietNamNet