13/10/10

“Ngâm mình” trong Facebook


Chưa bao giờ sự ra đời ồ ạt của các mạng xã hội giúp giới trẻ gắn kết với nhau, tạo dựng được nhiều mối quan hệ trong thế giới ảo dễ dàng như thời điểm này. Nhưng càng ngày, các bạn càng trở nên cô đơn trong đời thực, cô đơn ngay giữa chốn đông người.
Các nhà nghiên cứu, chuyên gia tâm lý đã lên tiếng gọi mạng xã hội ảo là “tên tội phạm được xã hội nuông chiều”.
Mật ngọt chết ai?
Không thể phủ nhận vai trò “người bạn ảo” chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống của các trang mạng xã hội thịnh hành với giới trẻ Việt hiện nay như Facebook, Yume, Hi5, Cyworld, Zing, Yobanbe… Người trẻ đến với mạng xã hội xuất phát từ lối sống nhanh, khi không gian chia sẻ đời thực bị thu hẹp. Bên cạnh đó, áp lực cuộc sống hiện đại, nhu cầu chăm chút cho hình ảnh bản thân ngày càng tăng. Những tiện ích không thể chối cãi của mạng xã hội như dễ dàng kết bạn, tìm kiếm, quản lý nhóm, xây dựng mối quan hệ, sự tin tưởng từ cộng đồng là “mật ngọt” dẫn dụ người trẻ dễ sa vào cơn nghiện khó dứt.

Lê Minh (sinh viên Trường đại học Kinh tế TPHCM) tâm sự mỗi ngày bạn ghé Facebook không dưới 5 lần, tối hay ngày rảnh rỗi thì “ngâm mình” trong Facebook để tán gẫu, tải ảnh hay ghé thăm bình luận các trang khác. Dần dần cậu mới thấy mình quá lệ thuộc. “Một ngày không vào Facebook thấy trong người nôn nao khó chịu. Vậy là bằng cách này cách khác cũng ráng “chọt” vào một cái” - Minh nói. Còn bạn Phạm Thị Hương (sinh viên Trường đại học KHXH&NV TPHCM) cho biết, trước kia Hương và nhóm bạn của mình thường tụ tập cà phê vỉa hè, đi du lịch hay đến các công viên trong thành phố để sinh hoạt nhóm. Từ khi mỗi bạn có một trang mạng xã hội, nhóm cũng thành lập một trang thì mọi sinh hoạt chủ yếu chỉ diễn ra trên mạng.


Nhiều sinh viên đã biết tận dụng mạng Internet để nghiên cứu và học tập tốt hơn.



Theo Thạc sĩ Trần Thị Ngọc Nhờ (giảng viên môn Đô thị học, Trường đại học KHXH&NV TPHCM), mạng xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến không gian giao tiếp công cộng của giới trẻ: “Giao tiếp của sinh viên nói riêng, giới trẻ nói chung đang chuyển từ truyền thông liên cá nhân sang truyền thông đại chúng. Thế nên mạng xã hội là tác nhân gây ra tình trạng giảm giao tiếp trong không gian thực. Biểu hiện là giới trẻ giảm giao tiếp mặt đối mặt, giảm tần suất đến và dần cách ly không gian thực”.


Nghiên cứu về “Hội chứng nghiện mạng xã hội”, anh Nguyễn Đình Toàn (Học viên Cao học của Trường đại học KHXH&NV) nhận định: “Nghiện mạng xã hội thực chất là một kiểu lạm dụng, sử dụng mạng thành thói quen một cách có hệ thống và tâm lý bị lệ thuộc vào mạng. Đây cũng là một bệnh lý về tâm thần. Công nghệ thông tin ở các thành phố lớn phát triển, việc vào mạng một cách dễ dàng như hiện nay là “chất xúc tác” cho sinh viên - những người nắm công nghệ thông tin, dễ vướng vào tình trạng nghiện”.
Làm sao cấm “nghiện”?

Rất dễ dàng để tìm ra thời gian các blogger lên mạng trùng với giờ làm việc và học tập trong ngày. Việc các “con nghiện” mạng xã hội bị ảnh hưởng năng suất làm việc, xao lãng học tập, sức khỏe xuống dốc (giảm thị lực, mất ngủ, tinh thần mệt mỏi…) là đương nhiên. Bên cạnh đó, một bình luận ác ý, những lời hăm dọa hay thông tin trang cá nhân bị đánh cắp cũng gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần của người dùng.
Trước nguy cơ giới trẻ “nghiện”, các nhà mạng đã có nhiều biện pháp ngăn chặn mạng. Các công ty ngăn nhân viên của mình vào trang mạng xã hội để đảm bảo công việc. Tuy nhiên, theo anh Nguyễn Đình Toàn thì: “Các giải pháp này chỉ là nhất thời, không thể ngăn chặn được cơn “nghiện” mạng xã hội. Đôi khi giải pháp cấm còn gây tác dụng ngược, người “nghiện càng “nghiện” nặng hơn. Các phần mềm giải quyết sự ngăn chặn của nhà mạng phát triển theo thời gian. Nhân viên nhiều công ty không vào mạng cơ quan vẫn có nhiều cách vào mạng xã hội như vào bằng di động, vào mạng ở nhà, những nơi công cộng”.

Học điều độ


Mạng xã hội đáp ứng nhu cầu được lên tiếng, được bày tỏ, được chia sẻ và kết nối của sinh viên. Thế nên, việc phát triển các mạng xã hội về lâu dài tốt hơn hết nên gắn với các sân chơi lành mạnh như các phong trào về môi trường, chia sẻ sở thích, sân chơi học thuật… Bên cạnh đó, cải thiện không gian sinh hoạt giới trẻ vốn rất chật hẹp ở các thành phố lớn cũng cần được lưu tâm.

Giải pháp lâu dài để “giảm nghiện” mạng xã hội trước hết là phải cho người trẻ nhìn ra tác hại của tình trạng nghiện này. Nhận thức của người trẻ về “liều lượng” sử dụng mạng xã hội quan trọng không kém. “Tôi tin rằng, thế giới ảo không thể thay thế cuộc sống hiện thực. Việc chịu nhiều áp lực từ cuộc sống sẽ dạy cho các bạn biết đối đầu và là chất xúc tác để bạn trẻ đứng lên và trưởng thành. Chính ta sẽ sống tích cực hơn khi ta sử dụng điều độ những phương tiện hiện đại, trong đó có mạng xã hội” - anh Nguyễn Đình Toàn chia sẻ.

Tiếp cận mạng xã hội từ góc nhìn của vốn xã hội (mối ràng buộc của cá nhân trong một cộng đồng) bà Nguyễn Thị Lệ Uyên đến từ Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM đã nhận định: “Yếu tố mấu chốt của vốn xã hội chính là sự tin tưởng của cộng đồng xung quanh đối với chính bản thân một người trẻ. Vấn đề là bạn trẻ đủ bản lĩnh vượt qua những hạn chế của mạng xã hội ảo để đạt lòng tin của mọi người trong đời thực. Đó mới là cách khai thác mạng xã hội một cách khôn ngoan”.

Blog của bạn thuộc dạng nào?

Có nhiều dạng Blog khác nhau nhưng theo bà Nguyễn Thị Hương (Viện nghiên cứu phát triển TPHCM), tựu trung blog sẽ thuộc một trong các dạng sau:

1. Blog cá nhân thuần túy: Chủ nhân chủ yếu là sinh viên, học sinh tuổi mới lớn. Nội dung blog ghi lại các sự kiện, suy nghĩ cá nhân. Với loại blog này, tính chất “nhật ký” là nguyên cớ tồn tại.

2. Blog theo nhóm sở thích: Tuy vẫn là “sản phẩm cá nhân” nhưng các trang blog này có xu hướng lập ra để giao tiếp giữa cá nhân với một nhóm (group) hay cộng đồng (public) nào đó. Các blog dạng này thường mang tính mục đích rõ ràng, giống một trang web chuyên môn hơn là nhật ký điện tử.

3. Blog quảng bá: Thực chất là biến tướng của trang web. Việc mở blog này nhắm đến việc quảng bá hay tập hợp nhóm cá nhân cùng mục đích.

4. Blog lưu ký: Mục đích chính của blog này là để lưu trữ dữ liệu và giới thiệu những sản phẩm của cá nhân nào đó.
"Do tính kết nối của cộng đồng lỏng lẻo hơn trước kia nên cá nhân hay giới trẻ cảm thấy mình “cô đơn giữa chốn đông người” và luôn thấy mình tách khỏi cộng đồng. Thế nên, các bạn trẻ hiện nay đặt mình bên cạnh cộng đồng chứ không phải bên trong cộng đồng như trước nữa. Điều này không thể đổ lỗi hoàn toàn cho mạng xã hội. Nhưng nếu đặt cộng đồng truyền thống có sự kết nối cao ngày xưa vào cái thuở không có mạng xã hội bên cạnh hôm nay, thì “tên tội phạm” đang được xã hội nuông chiều buộc phải xuất hiện dưới cái tên “mạng xã hội”, một tác nhân chính làm biến đổi phương thức giao tiếp của con người nói chung và giới trẻ nói riêng." - Thạc sĩ Trần Thị Ngọc Nhờ (giảng viên môn Đô thị học, trường Đại học KHXH&NV TPHCM).
Theo Xuân HuySinh Viên Việt Nam

Cạm bẫy vòng xoáy bán hàng đa cấp


(Dân trí) - Nộp gần chục triệu đồng sẽ được đặt phòng giá rẻ ở bất cứ quốc gia nào, ngoài ra còn được hưởng nhiều quyền lợi đến… hết đời. Những thông tin "rỉ tai" này khiến hàng chục nghìn người lao vào vòng quay ma trận của một hệ thống bán hàng đa cấp.
Ngồi một chỗ tiền chảy vào túi?!
Qua giới thiệu bảo đảm từ một thành viên của tập đoàn du lịch Diamon Holiday Travel (gọi tắt là DHT), có trụ sở chính tại Mỹ, chi nhánh tại Hồng Kông và mới mở văn phòng chính thức tại phố Khuất Duy Tiến - Hà Nội, dưới hình thức công ty TNHH hợp tác phát triển IQCOM,  tôi được tiếp cận với một phụ nữ đứng tuổi giới thiệu tên là T, đã đạt đến chức  “bàn phó” trong hệ thống bán sản phẩm của hệ thống này.
Ngay trong vài phút đầu gặp gỡ “bàn phó” gây sốc cho người đối diện bằng hàng loạt quyền lợi và những khoản tiền kếch xù dễ dàng kiếm được khi đã nộp tiền và trở thành người của DHT.
“Đây là sản phẩm dịch vụ du lịch. Nộp một khoản tiền là 375 USD, bạn sẽ được cấp một tài khoản và được mở trang web riêng. Từ đó có thể ngồi nhà chọn địa điểm đặt phòng khách sạn 3-5 sao trên toàn thế giới, thuộc đối tác của DHT. Nhưng yêu cầu chỉ có thể thực hiện sau 3-6 tháng”.
Trang web giới thiệu, mời chào người tham gia bán dịch vụ du lịch đa cấp của DHT.
Tuy nhiên, vị “bàn phó” này khẳng định, chẳng ai tham gia vào hệ thống này nghĩ đến chuyện đặt phòng đi du lịch mà chủ yếu để hoạt động môi giới, tìm mọi cách lôi kéo thêm nhiều người khác cùng nộp tiền để hưởng “hoa hồng”. Theo đó, cứ mời được hai người khác tham gia làm thành viên của hệ thống và hỗ trợ họ lôi kéo thêm những người khác tham gia thì sẽ được thăng cấp. Cấp càng cao được thưởng càng lớn cộng với khoản "hoa hồng” hậu hĩnh từ giá trị tiền nộp của những người vào sau.
“Cứ theo thứ tự, nếu mời được người đủ để tiến đến chức “bàn trưởng - hay còn gọi là bàn vàng”, khoản tiền hoa hồng được hưởng là 1.000 USD. Tuy nhiên, đó chỉ là khoản “rau dưa”, mục tiêu chính của tất cả mọi người là tiến đến “bàn đỏ”, được hưởng đến 15.000 USD, lúc đó chẳng phải làm gì  tiền cũng ào ào chảy vào túi. Vì thế mà đến nay đã có tới 14.000 người tham gia vào hệ thống này. Ai cũng kiếm được rất nhiều tiền”- chị “bàn phó” say sưa thuyết trình!
Cũng với mục tiêu được thăng chức, chị “bàn phó” này đã đôn đáo cùng với một người khác cấp cao hơn đi đến tận Thái Bình, Nam Định, Hà Nam… thuyết trình với rất nhiều người để lôi kéo họ vào hệ thống.
“Kết quả mỹ mãn đến không ngờ, rất nhiều người ở các tỉnh muốn tham gia hệ thống. Có người còn mở tài khoản, nhận hàng  trăm triệu đồng tiền nộp từ những người khác rồi giao dịch qua internet để nộp tiền vào hệ thống”- vị "bàn phó" vui vẻ khoe.
Khi tôi đặt câu hỏi, với khoản tiền lớn như vậy, vì sao không có một loại giấy tờ, phiếu thu thể hiện hay chứng nhận khoản tiền đã nộp vào hệ thống của DHT, “bàn phó” sau một hồi lúng túng đành thú thật:  “Đó là vấn đề vướng mắc chưa thể giải quyết. Đã tham gia làm ăn thì phải tin nhau thôi. Nếu em tin tưởng thì nộp tiền cho chị. Chưa tin tưởng thì có thể đến công ty tham quan rồi dành thời gian qua nhà một “thủ lĩnh” ở Tây Sơn (cho biết nhà biết cửa để yên tâm), chuyên đứng ra nhận tiền rồi mở tài khoản cho khách mới.
Như vậy, khoản tiền gần chục triệu đồng mà mỗi người nộp vào hệ thống thông qua nhiều tầng môi giới hoàn toàn không có chứng từ, mà chỉ dựa vào những thông tin mơ hồ từ người này rỉ tai người khác mà ra.
Cơ quan chức năng không hay biết
Lấy lý do cần nghiên cứu thêm về hình thức hoạt động của hệ thống DHT, tôi vất vả lắm mới từ chối được lời kỳ kèo đóng tiền ngay “kẻo mất cơ hội làm giàu” của “bàn phó”. Dù vậy, cả tuần sau, mỗi ngày ít nhất đến 2 lần tôi nhận được điện thoại thúc giục từ “bàn phó”. Lần tìm đến tận văn phòng giao dịch, mới thấy giật mình về sức hút của hệ thống kinh doanh đa cấp này.
Trong ngôi nhà 4 tầng được dành tầng 1 là nơi tiếp khách chung của mọi thành viên trong hệ thống. Trên tường cao là khung kính trang trọng bên trong có công văn đóng dấu đỏ của Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương với nội dung hướng dẫn hoạt động. Cả tầng 1 chật kín người ngồi tràn ra tận sân, ồn ào, sôi nổi bàn về những khoản “hoa hồng” kếch xù mà người này mới có, món quà tặng hấp dẫn người kia mới giành được…
Trụ sở của IQCOM luôn chật kín người đến với khát vọng kiếm nhiều tiền nhanh chóng. (Ảnh: TT)
Việc kiếm tiền nhiều theo giới thiệu thì dường như quá dễ dàng, đơn giản, tiền bạc như luôn sẵn sàng chảy vào túi tất cả mọi người. Như được tiếp thêm động lực, nhiều người nông dân ở ngoại tỉnh chân còn vương bùn, chưa hề biết sử dụng internet ban đầu còn dè dặt nhưng sau đó đã nhanh chóng bảo nhau móc túi, lấy ra món tiền tằn tiện nhiều năm để nộp cho người môi giới, mà không cần một mảnh giấy biên nhận nào.
Ngồi cùng với một số người khác, chị Hương (Gia Lâm) đã từng tham gia bán hàng đa cấp thì thào khuyên nhủ những người bên cạnh: Dự án kinh doanh siêu lợi nhuận mà hệ thống này đưa ra quá vô lý. Thực chất, đây là kiểu lấy tiền người này trả cho người khác. Vì thế, hãy cứ nộp tiền vào, rồi thật nhanh chóng lôi kéo người khác tham gia, rút được tiền gốc của mình ra là yên tâm. Ít nữa,  hệ thống có sập, thì cũng mất tiền của người khác!
Trao đổi với PV Dân trí, ông Phan Đức Quế, Trưởng ban điều tra và xử lý các hàng vi cạnh tranh không lành mạnh, Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công thương khẳng định: Đơn vị không hề hay biết đến hoạt động của doanh nghiệp này.
“Trước đó không lâu, IQCOM có gửi công văn lên Cục đề nghị hướng dẫn hoạt động môi giới sản phẩm dịch vụ. Trong công văn gửi  IQCOM, Cục đã cũng khẳng định rõ mọi hoạt động môi giới của doanh nghiệp phải nằm trong phạm vi điều chỉnh của các quy định của Luật thương mại về hoạt động môi giới thương mại…”, ông Quế nói.
Ông Quế cũng cho biết,  hiện Chính phủ chưa cấp phép đối với các hoạt động môi giới là các sản phẩm dịch vụ, nên bản thân Cục không hề hay biết doanh nghiệp này hoạt động theo kiểu gì, đang có văn phòng chính xác ở đâu.
Sau rất nhiều lần liên lạc và nhận được sự hứa hẹn rồi khất lần của đại diện của IQCOM, PV Dân trí vẫn chưa thể gặp gỡ hoặc được tiếp cận với bộ máy lãnh đạo của hệ thống này. Mọi thông tin liên lạc rất bí ẩn và khó khăn?!
P. Thanh

12/10/10

Mỗi người Việt Nam gánh 600 USD nợ công VnExpress


Mỗi người Việt Nam gánh 600 USD nợ công
Với nợ công chiếm 51,7% GDP, mỗi người dân Việt Nam gánh gần 600 USD nợ nần, theo tạp chí The Economist trong bảng đồng hồ nợ toàn cầu.
>>Niềm đam mê du thuyền của ông chủ Kềm Nghĩa
>> "Bùng nổ" chung cư giá thấp
>> iPhone 4 xách tay tiếp tục tăng giá
Ý tưởng đồng hồ nợ không mới. Bất cứ ai đi đến quảng trường Thời đại ở New York đều có cơ hội chiêm ngưỡng chiếc đống hồ nợ của Mỹ. Lần này, Tờ The Economist cũng tạo một cái đồng hồ như thế nhưng chỉ khác là cho toàn thế giới.
Chiếc đồng hồ tính nợ thế giới do tờ báo này thống kê vẫn đang tích tắc không ngừng và cứ mỗi giây con số lại tăng thêm vài trăm nghìn USD.
Tính đến 17h30 chiều qua theo giờ Hà Nội, tổng số nợ toàn cầu mà đồng hồ đo được là 27.395 tỷ USD, sang đến 15h chiều nay đã lên đến 39.792 tỷ USD.
Mỗi người Việt Nam gánh 600 USD nợ công
Đồng hồ đo nợ công toàn cầu của The Economist tính đến 15h chiều nay.

Theo bản đồ nợ của The Economist, trong năm 2010 con số nợ chi tiết của Việt Nam là 50.716.438.356 USD (50,7 tỷ USD), chiếm 51,7% GDP. Điều này có nghĩa là với dân số 87,6 triệu, mỗi người Việt Nam gánh 578,65 USD nợ công.
Cũng theo thống kê này, kể từ năm 2001 đến nay, số nợ trên đầu người của Việt Nam ngày càng tăng. Hồi 2001, tỷ lệ nợ công trên GDP tương đương 26,6% và nợ công đầu người chỉ là 106 USD.
Dự báo cho năm 2011 khả quan hơn khi mặc dù nợ công tăng thêm gần 6 tỷ USD, nhưng tỷ lệ so với GDP giảm xuống còn 50,9%. Tuy nhiên, vào lúc đó, nợ công đầu người là 638 USD.
Mỗi người Việt Nam gánh 600 USD nợ công
Thống kê nợ công của Việt Nam năm 2009.

Trong số các quốc gia được liệt vào hàng nợ cao, có Mỹ, Canada và các nước Tây Âu. Ví dụ, tại Pháp, mỗi người dân phải gánh gần 32.000 USD nợ công còn ở Hy Lạp, con số này là 34.000 USD. Thống kê của The Economist được tính toán dựa trên báo cáo hàng quý của các quốc gia, theo dõi 99% lượng GDP của toàn cầu.
Mới đây, IMF đưa ra cảnh báo tỷ lệ thất nghiệp, nợ công cao và hệ thống ngân hàng yếu ớt sẽ là những mối nguy hại đối với sự thịnh vượng toàn cầu. "Nền kinh tế toàn cầu sẽ chỉ mở rộng 4,2% vào năm sau, thay vì 4,3% như trong dự báo cách đây ba tháng", báo cáo cập nhật mới nhất của IMF viết. Tuy nhiên, dự báo cho năm nay lại được điều chỉnh tăng thêm 0,2% lên 4,8%.
Thanh Bình

11/10/10

Bí mật quân cảng Cam Ranh - Việt Nam

http://www.vinamaso.net
Trong những ngày gần đây mọi người đang tích cực bầu chọn cho Vịnh Hạ Long vào Top 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới. Chắc hẳn khi nhắc tới các vịnh đẹp nhất trên thế giới người ta thường nhắc đến Vịnh Hạ Long hoặc Vịnh Nha Trang, nhưng thực tế ở Việt Nam còn có một vịnh khác được xếp vào hàng những vịnh đẹp và quan trọng nhất trên thế giới đó chính là Vịnh Cam Ranh - Khánh Hòa, tại sao một địa danh nổi tiếng và quan trong như thế thì rất ít người Việt Nam được biết đến đó, câu trả lời thật đơn giản bởi ai cũng biết Vịnh Cam Ranh thuộc quân cảng Cam Ranh, một trong những quân cảng thuộc loại tốt nhất, quan trọng nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Đó là bí mật quân sự, đã là bí mật quân sự thì tốt nhất chúng ta không lên biết làm gì.

1.Đặc điểm và vị trí địa lý của quân cảng Cam Ranh

Vịnh Cam Ranh thuộc thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Theo nhiều nhà địa lý quốc tế, có 3 cảng biển tự nhiên tốt nhất thế giới lad San Francisco của Mỹ, Rio de Janéro của Brazil và Cam Ranh của Việt Nam.Vịnh Cam Ranh với vẻ đẹp nguyên sơ, đặc trưng duyên hải Trung Bộ, có diện tích gần 60km2. Chỗ hẹp nhất khoảng 10km, rộng nhất 20km, độ sâu trung bình từ 18 - 20m. Vịnh gần như khép kín bởi bán đảo Cam Ranh từ phía bắc chạy phủ kín cả phía đông, phía tây. Phía nam vịnh là đất liền, chỉ mở ra một cửa lớn - được ví như một cánh tay ôm lấy vịnh, tạo thành một vành đai nên mặt nước. có khả năng đón nhận nhiều hạm đội một lúc, nhiều tàu chiến tàu ngầm và các tàu có trọng tải trên 100.000 tấn có thể ra vào dễ dàng bất cứ lúc nào trong năm,
Về địa chất hải dương, đáy vịnh gần như bằng phẳng, cấu tạo bởi loại cát pha bùn khá chắc, thuận tiện cho việc thả neo. Vịnh Cam Ranh được bán đảo che chắn nên khá kín gió, là nơi trú bão tốt cho tàu thuyền. Phía ngoài vịnh có một số đảo và cù lao án ngữ, trong đó có điểm cao thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống đèn biển và ra-đa hàng hải, năm 1905 nhiều khu trục hạm của Nga đã vào Vịnh Cam Ranh để tránh bão
Du thuyền trên vịnh như "đi trên thảm" bởi không có sóng lớn... Quanh năm nắng ấm chan hòa, bầu trời trong xanh . Ngoài ra đây là một Quân cảng cơ động nhất cho các tàu chiến, máy bay chiến đấu, tàu ngầm và nhiều phương tiện tác chiến khác cùng hoạt động do Vịnh có ưu điểm là chỉ cách đường hàng hải quốc tế 1 giờ tàu biển (cảng Hải Phòng cách 18 giờ). Thủy triều trong vịnh khá đều đặn, hằng ngày hai con nước lên xuống tương đối đúng giờ. Vịnh Cam Ranh có thể hoàn toàn kiểm soát hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, vì vậy chúng ta cũng có thể tin tưởng về khả năm dành lại Hoàng Sa Trường Sa bằng quân sự là hoàn toàn có cơ sở. Thực tế nhờ có quân cảng Cam Ranh mà nước ta vẫn kiểm soát đáng kể một vùng biển Đông rộng lớn.
“...Cam Ranh mở rộng ra cả vùng biển Đông. Nó cách Hong Kong 690 dặm, Manila 690 dặm, Singapore 698 dặm... Cam Ranh là pháo đài tự nhiên lý tưởng, còn đô đốc Courbet thì nói đó là một đồn phòng vệ của Thái Bình Dương... Tất cả tàu nước ngoài cỡ lớn đi Trung Hoa, Nhật Bản hoặc từ đó quay trở về có thể dừng lại ở Đông Dương vì phải đi qua trước vịnh Cam Ranh để nhìn rõ ngọn hải đăng ở mũi Padaran.... "
(Trích bài viết của nhà báo Robert Réallon, đăng trên báo Le Petit Parisien, và được trích đăng lại trên L’Ami du Peuple Indochinois số 16 -1-1934)
Không chỉ có ưu điểm về Hải Quân mà Cam Ranh còn ưu thế vượt trội về không quân và lục quân phia Tây Nam là tuyên phòng thủ Tây nguyên, phia nam là cửa ngõ Sài Gòn với sân bay Tân Sân Nhất, các lực lượng không quân và tăng thiết giáp tạo cho Cam Ranh thành một pháo đài bất khả xâm phạm. Có lúc sân bay Cam Ranh có tần suất hạ cánh và cất cánh cao nhất thế giới.
Chứa được cùng một lúc nhiều máy bay chiến đấu máy bay vận tải, tàu chiến, tàu ngầm, các phương tiện chiến tranh khác, và đặc biệt có thể chứa hàng vạn thuy quân lục chiến. Nếu kinh tế Việt Nam phát triển chúng ta có thể xây dựng Cam Ranh thành một quân cảng quân sự bậc nhất trong hành lang tây Thái Bình Dương. Mà thực tế thì ngày nay quân cảng Cam Ranh đã góp phần quan trọng đối với an ninh của Viêt Nam, duy trì hòa bình ổn định các nước trong khu vực và thế giới. Trường Sa tạm thời vẫn an toàn bởi chính phủ ta vẫn duy trì cảng quân sự ở đây, mặc dù Trung Quốc đang rất muốn chúng ta mở cửa biến Cam Ranh thành cảng kinh tế. Trung Quốc thừa hiểu khả năng phòng thủ của Việt Nam như thế nào, chúng ta vẫn kiểm soát được biển Đông khi mà Quân cảng Cam Ranh vẫn được duy trì và tăng cường sức mạnh.

2.Lịch sử vùng Vịnh

- Trong Cuộc chiến tranh Nga - Nhật dành kiểm soát Mãn Châu và Triều Tiên, Nga Sa Hoàng đã tung hạm đội Baltique vào cuộc do Bắc Băng Dương đóng băng hạm đội phải đi vòng qua Ấn độ Dương. Rời biển Nga ngày 16-10-1904, Ngày 8-4-1905, người ta phát hiện ra nó ở ngoài khơi Singapore, Ngày 12-4 hạm đội đến vịnh Cam Ranh và đậu lại gần một tháng để chờ tiếp viện. Ngày 8-5, tàu tiếp viện đến: một tàu bọc thép cũ, tàu Nicolar 1, một tuần dương hạm cũ và ba tàu tuần duyên, hơn bảy tàu tiếp viện. Từ lúc này Rojestvenski chỉ huy 45 chiến hạm và nhiều tàu tiếp viện và ông có thể phái một phần đi Thượng Hải. Như vậy là từ năm 1905 Quân Cảng Cam Ranh đã có thể tiếp nhận được một hạm đội mạnh nhất thế giới rồi.
- Trước thế kỷ 20, Cam Ranh còn là một vùng đất rất ít người ở. Năm 1939, toàn quyền Đông Dương Pháp ban hành nghị định thành lập địa lý hành chính Ba Ngòi. Năm 1965, thị xã Cam Ranh được thành lập do cắt một phần đất của quận Cam Lâm. Đến năm 1970, thị xã Cam Ranh tiếp tục được củng cố với hai quận Bắc và Nam.
- Năm 1935 và 1954, Nhật Bản và Pháp cũng đã từng đóng quân ở Cam Ranh
- Ngày 18-10-1946, thị xã Cam Ranh là nơi diễn ra cuộc hội kiến giữa Hồ Chủ tịch và cao ủy Pháp D’Argenlieu. Cuộc gặp gỡ được tổ chức trên thiết giáp hạm Suffren, có các vị chỉ huy hải, lục, không quân Pháp và nhà báo nước ngoài. Có thể thấy rằng từ rất sớm Cam Ranh đã có vị trí cực kỳ quan trọng trong mắt các nhà chiến lược quân sự.
- Từ năm 1965 - 1972, Mỹ đóng quân ở đây và Mỹ đã chi hơn 300 triệu USD để cải tạo mở rộng cảng, xây dựng Cam Ranh thành căn cứ quân sự tổng hợp và căn cứ hậu cần cho lực lượng hải-lục-không quân và tên lửa của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á. Cam Ranh có những kho lớn chứa máy bay, có sân bay có thể dành cho máy bay quân sự cỡ lớn như B-52 hạ cánh. Trên thế giới hầu như không có căn cứ quân sự nào có quy mô và tính năng tổng hợp lớn như Cam Ranh.
- Sau năm 1975, Cam Ranh được tổ chức lại là đơn vị hành chính cấp thị trấn và huyện cho đến năm 2000. Thị xã Cam Ranh được tái lập năm 2000 trên cơ sở thị trấn Ba Ngòi có diện tích tự nhiên 690km2, dân số khoảng 209.000 người, thu nhập bình quân đầu người/năm 2002 là 3.263.200 đồng. Hiện có 27 phường, xã với năm hồ, công trình thủy lợi cung cấp nước ngọt tiêu dùng và tưới tiêu.
- Năm 1978, Liên Xô thuê lại căn cứ Cam Ranh với thời hạn kết thúc năm 2004, nhưng đã rút sớm hai năm.
- Từ đó đến nay thì cả Mỹ và Trung Quốc đều nhòm ngó đến Quân cảng Cam Ranh và Mỹ đã ngỏ ý muốn thuê lại cảng này. Đến nay Quân cảng Cam Ranh vẫn hoàn toàn năm trong sự kiểm soat của chúng ta. Cảng Cam Ranh mãi mãi vẫn là bến bờ thân yêu nối liền giữa Hoàng Sa - Trường Sa với Việt nam.

3.Cam Ranh niềm tự hào của Việt Nam

Chúng ta tự hào về một Vịnh Hạ Long được bình chọn làm 7 kỳ quan của thế giới, chúng ta cũng tự hào về Vịnh Cam Ranh trong hàng trăm năm qua đã bị các nước lớn xâm chiếm, tranh dành nhưng cuối cùng nứơc ta vân giữ vững chủ quyền ở đây, đánh đuổi được ngoại xâm ra khỏi đây.Ngày nay cũng vậy còn Trường Sa còn Cam Ranh thì chúng ta hoàn toàn hy vọng một ngày nào đó Hoàng Sa phần còn lại của Trường Sa sẽ trở về với dân tộc Việt Nam. Chừng nào lãnh thổ đất nước còn chưa toàn vẹn thống nhất thì chừng đó chúng ta còn tiếp tục đâu tranh. Hãy góp phần tích cực xây dựng nước ta mạnh về kinh tế mạnh về quốc phòng.